Loa Phường
Người dân Việt Nam giờ ai cũng quen với việc báo chí
phản ánh tin bài mỗi ngày về các tút của Tổng thống Trump trên facebook về các
quan điểm của Tổng thống Mỹ trước các vấn đề hệ trọng quốc gia. Nhưng những tút
khác của ông cũng đăng hàng ngày trên twitter công kích các đối thủ chính trị
thì dân Việt ít được cập nhật để thấy được sự “sôi động” của chính trường nước
này, nhất là khi bước vào kỳ chuẩn bị tranh cử tiếp theo, thường ít nhất là 1
năm trước khi đến hạn.

Song dường như công kích, nói xấu, xúc phạm, tổn
thương đối thủ là đặc quyền của Tổng thống và các chính trị gia, còn nhân viên
Chính phủ Mỹ, nhân viên các tổ chức, doanh nghiệp Mỹ mà thể hiện chính kiến với
các stt này hoặc bắt chước Tổng thống hay đối thủ của ông thì có thể bị đình
chỉ công việc hoặc bị sa thải
Các
quy định về hành xử trên mạng của nhân viên Chính phủ Mỹ được cụ thể hóa rất
chi tiết dựa trên các điều khoản trong đạo luật Hatch Act. Nhìn vào một phần bảng
biểu phía dưới đây cho thấy nút like, nút share hay comment dưới các bài có
tính công kích này đều có giá trị như hành vi vi phạm pháp luật và đối mặt với
thiệt hại khủng khiếp.
Đối
với công dân Mỹ, mỗi khi bị xử lý vì sai phạm, lý lịch xem như có vết tích to
đùng và cơ hội nhận việc làm từ Chính phủ coi như xa vời vợi, cơ hội tìm được
việc làm tốt khác xem như khó khăn hơn rất nhiều. Cuộc đời xem như đối diện với
số phận đen tối
Nước
Mỹ sắp bước vào mùa tranh cử năm 2020. Vì ông Trump đã nộp hồ sơ tái tranh cử
năm 2020 ngay từ ngày tuyên thệ nhậm chức của ông năm 2016 và trở thành một ứng
cử viên tổng thống chính thức trong mùa bầu cử năm 2020, nên có thể hiểu phạm
vi quản lý của đạo luật Hatch sẽ bao trùm lên những nội dung hoặc ủng hộ hoặc
chống đối ông trên mạng xã hội.
Ở Mỹ việc tổng thống công kích các đối thủ được xem như là đặc quyền ,mỗi mình tổng thống có thể làm việc này nhưng nếu vụ việc sẽ diễn biến khác nếu nhân viên chính phủ hay một ai khác ngoài tổng thống làm việc này thì họ phải đối diện với những bản án hết sức nghiêm khắc , ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời ,sinh mệnh chính trị của họ . Ở Việt Nam để bắt gặp việc nói xấu cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước là không khó , phải chăng pháp luật nước ta đang dễ dãi cho những con người này để họ lộng ngôn, để họ vượt quá giới hạn cho phép mà đáng ra chỉ có người đứng đầu mới có việc này .
Trả lờiXóaCần phải mạnh tay như Mỹ trong việc xử lý các trường hợp công kích nói xấu người khác , nhất là nói xấu các bộ chủ chốt , cán bộ lãnh đạo cấp cao như vậy mới có thể bình trị được những kẻ bôi nhọ nói xấu người khác , những kẻ ghen ăn tức ở , những kẻ chống phá làm ảnh hưởng tới uy tín , danh dự và nhân phẩm của người khác , bấy lâu nay chúng ta đang quá nhẹ tay đối với những kẻ này để chúng nhởn nhơ , phè nhỡn , coi thường pháp luật .
Trả lờiXóaNước nào rồi cũng vậy thôi không có chuyện tự do ngôn luận quá trớn đâu, mỹ nó là thăng tư bản, cái gì có hại cho nó làm gì có chuyện được cổ súy, chỉ có đám con nuôi vì nhận tiền nên phải nhắm mắt mà khen thôi, thực tế đâu có được như thế
XóaLà một nước theo như đám dân chủ là nước tự do , quyền con người được đặt lên trên hết ,là thiên đường nhưng việc nói xấu công kích người khác trên mạng xã hội ngoài tổng thống ra thì đều phải chịu những hình phạt rất nặng nề . Ở Việt Nam hình như các chế tài xử lý còn quá nhẹ đối với những kẻ bôi nhọ , nói xấu người khác nên còn xuất hiện các bài nói xấu trên mạng xã hội vẫn còn tồn tại gây nhức nhối trong người dân và ảnh hưởng tới người bị hại .
Trả lờiXóaCứ bảo nước mình mất tự do dân chủ này nọ nhưng nhìn sang chúng nó còn ghê gớm hơn, vậy mà luật an ninh mạng ra đời thì đứa nào cũng kêu như ngóe, còn đem ra so sánh với thiên đường rận chủ của chúng mới ghê chứ
Trả lờiXóa