Loa Phường
Bản chất của do thám thông tin người dùng Internet đó là theo
dõi dữ liệu và lưu lượng truy cập trên Internet, và ngay tại Hoa Kỳ, đất nước
của tự do và dân chủ, đất nước luôn lớn tiếng chỉ trích các quốc gia khác là vi
phạm nhân quyền, lại có cả đạo luật cho phép do thám thông tin của người dùng.
Đạo luật hỗ trợ thực thi pháp luật truyền thông của Hoa Kỳ cho phép chính phủ
do thám tất cả các cuộc điện thoại và lưu lượng truy cập trên Internet.
Với lưu lượng dữ liệu khổng lồ, có một hệ thống các máy tính với
trí tuệ nhân tạo có thể do thám toàn bộ Internet, tự động sàng lọc các thông
tin và dễ dàng chặn các thông tin mà chính phủ Mỹ yêu cầu, cũng như theo dõi
các cá nhân hoặc tổ chức mà nước Mỹ cho rằng là mối ngy cơ. Thông tin các
website, email, mạng xã hội, các công cụ liên lạc trực tuyến, các trang mua
bán... đều bị giám sát.
Hàng tỷ đô mỗi năm được các cơ quan gián điệp như NSA, FBI và
Văn phòng theo dõi Thông tin của Mỹ phát triển công nghệ, mua bán tin tức, chặn
và phân tích các dữ liệu, trích xuất các thông tin có lợi cho chính phủ Mỹ hoặc
cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác tình báo.
Một chiếc máy tính cá nhân luôn là mục tiêu do thám vì mọi thông
tin người dùng đều được lưu trên đó. Thông qua các phần mềm như Magic Lantern
hay CIPAV, FBI có thể dễ dàng truy cập trái phép các dữ liệu của người dùng.
Phần mềm như thế có thể được cài đặt vật lý từ xa.
Một hình thức do thám khác được gọi là Eck phreaking, liên quan
đến việc độc các phát xạ điện từ từ các thiết bị máy tính, qua đó có thể trích
xuất dữ liệu của một máy tính cá nhân từ khoảng cách hàng trăm mét.
NSA điều hành một cơ sở dữ liệu gọi là "Pinwale", tập
hợp một số lượng lớn email của công dân Mỹ và nước ngoài. Ngoài ra, NSA còn
chạy một chương trình tên là PRISM, chuyên khai thác dữ liệu cho phép chính phủ
Mỹ trực tiếp truy cập thông tin từ các công ty công nghệ. Thông qua việc truy
cập thông tin này, chính phủ có thể có được lịch sử tìm kiếm, email, thông tin
được lưu trữ, trò chuyện trực tiếp, chuyển tập tin, v.v. Chương trình này tạo
ra những tranh cãi lớn liên quan đến do thám và quyền riêng tư, đặc biệt là từ
các công dân Mỹ.
Đó là sức mạnh vô cùng nguy hiểm của nước Mỹ mà chưa có một thế
lực nào trên thế giới có thể kìm hãm, chỉ có thể tự mình đề phòng. Với tình
trạng bảo mật tệ hại của người Việt, thì việc người Việt bị chính đất nước luôn
cáo buộc nước ta vi phạm nhân quyền đã vi phạm quyền riêng tư trắng trợn mà
không hề hay biết.
Mỹ đánh cắp dữ liệu người dùng thì không thấy ai ho he gì, việt nam đem đám phản động ra xử trước tòa thì lại kêu là đàn áp nhân quyền, tự do này nọ, đúng là ăn cấy nào rào cây đấy, cho nhà chỉ thích sủa người ngoài thôi
Trả lờiXóa