Loa Phường
Sau khi vòng đàm phán mới nhất để giải quyết xung đột
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đi đến bế tắc vào ngày 10/05/2019, Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã đưa ra 2 động thái khiến xung đột leo thang. Thứ nhất, ông
tuyên bố sẽ sớm tăng gấp đôi mức thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Thứ
hai, ông cấm các công ty Mỹ bán hàng cho tập đoàn Huawei nếu không có giấy phép
của chính phủ Mỹ. Sau lệnh cấm này, tập đoàn Google đã tuyên bố rằng họ sẽ hạn
chế việc Huawei được tiếp cận hệ điều hành Android và các phần mềm ứng dụng của
mình.
Trong khi dư luận phi chính thống, bao gồm cả các đài nước
ngoài phát sóng bằng tiếng Việt, đã bình luận một cách tương đối đa chiều về
các diễn biến vừa nêu; các thành phần chống đối cực đoan đã tập trung bóp méo
thông tin về vụ việc để tuyên truyền chống Nhà nước. Các hoạt động tuyên truyền
của họ hiện được tiến hành theo 2 hướng.
Thứ nhất, họ bóp méo dữ kiện để thổi phồng hậu quả của các
giải pháp mà ông Trump đưa ra. Chẳng hạn, họ viết rằng do bị hạn chế tiếp cận hệ
điều hành Android và các phần mềm ứng dụng của Google, các smartphone của Huawei
sẽ bị biến thành “cục gạch”, và hãng này sẽ phá sản. Thông điệp này sai sự thật,
vì tất cả điện thoại cũ của Huawei sẽ vẫn sử dụng kho phần mềm của Google một
cách bình thường, chỉ bị chậm cập nhật các phiên bản mới, khiến một số vấn đề bảo
mật phát sinh. Ngoài ra, Huawei có thể phát triển một hệ điều hành mới dựa trên
mã nguồn mở của Android để cài cho các điện thoại mới của mình, và mua phần mềm
ứng dụng thay thế từ các hãng khác. Thêm nữa, thị trường trong nước của Huawei
hầu như không chịu thiệt hại, vì các sản phẩm của Google vốn đã bị cấm sử dụng ở
Trung Quốc.

Thứ hai, họ bóp méo bản chất của vụ việc,
khi mô tả cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc như “cuộc chiến một mất
một còn” giữa hai ý thức hệ và mô hình phát triển; trong đó Mỹ là tốt, tự do,
tiến bộ và chắc chắn sẽ thắng, còn Trung Quốc là xấu, nô lệ, hủ bại và chắc chắn
sẽ thua. Từ đó, một mặt, họ công kích rằng Trung Quốc “chỉ biết ăn cắp công nghệ
và bóc lột nhân công”, “không có tự do nên không thể sáng tạo công nghệ”, và Việt
Nam cũng vậy do tương đồng về ý thức hệ và mô hình phát triển. Mặt khác, họ hô
hào rằng nhân cơ hội này, Việt Nam nên “xoay trục từ Trung Quốc sang Mỹ”, để được
Mỹ giúp bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế và công nghệ.
Tuy nhiên, nếu nhớ rằng Donald Trump là
người từng cắt giảm một lượng lớn tiền tài trợ cho các tổ chức “bảo vệ nhân quyền”
trên khắp thế giới, từng gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, và từng rào đón
Kim Jong Un với một thái độ nồng nhiệt; ta sẽ thấy Trump gia tăng xung đột với
Trung Quốc vì những lợi ích thiết thực của Mỹ như thâm hụt thâm mại, thế phát
triển công nghệ và quyền lực trên trường quốc tế, chứ không phải vì “ý thức hệ”
trừu tượng nào.
Vậy chế độ chính trị của Trung Quốc có
khiến nước này “không thể sáng tạo công nghệ” không? Hiện nay, Huawei là công
ty sở hữu nhiều bằng sáng chế về công nghệ 5G nhất thế giới, đồng thời đóng góp
nhiều nhất cho việc xây dựng tiêu chuẩn 5G chung của thế giới. Nhà phân tích
Andrew Entwistle của New Street Research cho biết Huawei đang chiếm 1/3 thị trường
4G toàn cầu, và có thể sẽ chiếm 1/2 thị trường 5G:
Chính vì lý do này, trong một sự kiện
công bố đấu giá băng tần cho mạng 5G hồi tháng 04/2019, Tổng thống Mỹ Donald
Trump nói: “5G là cuộc đua nước Mỹ buộc phải thắng”, nhưng “như mọi người biết,
có một số người đã vượt chúng ta”. Phát ngôn này và nhiều bằng chứng khác cho
thấy Trump tấn công Huawei vì lo ngại Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong cuộc đua về
công nghệ 5G, từ đó tạo ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Mỹ.
Vì sao một vị tổng thống phải gọi báo
chí Mỹ là “kẻ thù của nhân dân”, và tìm cách kìm hãm đà phát triển công nghệ của
nước khác? Giới “dân chửi” nên suy nghĩ về câu hỏi đó.
Vừa muốn chứng tỏ mình với thế giới vừa muốn tạo điều kiện cho nước nhà nhưng có vẻ mỹ đang quá tự hào về những gì mình có thì phải, với đầ này tôi lo lắng mỹ sẽ để trung quốc lên ngang tầm với mình mà không có cách nào cản được
Trả lờiXóa