Loa Phường
Trong bài viết trên Facebook hôm 31/5 nhằm chia
buồn việc cựu thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời, Thủ tướng Singapore
Lý Hiển Long có những phát biểu đề cập tới mối quan hệ giữa Việt Nam với
Campuchia và ASEAN trong thập niên 1980. Ông Lý nói rằng giai đoạn lãnh đạo của
ông Prem trùng với thời điểm mà ông gọi là "sự
xâm lược của Việt Nam với Campuchia và chính phủ Campuchia thay thế Khmer
Đỏ". Ông còn nói rằng Thủ tướng Thái Lan Prem đã phối hợp với các đối tác
ASEAN để chống lại "sự chiếm đóng" của Việt Nam.

Ngay lập tức, hàng loạt
facebooker, blogger Việt phản ứng gay gắt, lên án ông Lý Hiển Long có động cơ
xấu khi xuyên tạc hành động tình nguyện chống chế độ diệt chủng Polpot của Việt
Nam, kêu gọi tẩy chay du lịch đến Singapore, tố cáo ông Long gốc Hoa nên bênh
Trung Quốc chống Việt Nam…Thậm chí có luồng dư luận nhận định, căn nguyên dẫn
đến việc ông Lý Hiển Long “hằn học” với VN vì kênh đào Kra xuyên qua Thái Lan
đang được ủng hộ triển khai sẽ gây thiệt hại lớn nhất cho Singapore, đe dọa
nguồn lợi khổng lồ thu từ eo biển Malacca, đem
lại lợi ích không kém cho Thái Lan và Việt Nam nên ông ta rắp tâm phá hoại với
thái độ thiếu khách quan khi nhìn nhận lịch sử quan hệ Việt-Thái.

Đáng chú ý, trong số những facebooker, blogger phản ứng ông Long lần này, có cả MC Phan Anh, đây là việc làm hiếm hoi, đáng được ghi nhận từ nhân vật gây nhiều tranh cãi này

Ngày 04/6/2019 vừa qua, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay Việt Nam lấy làm tiếc khi đã có một số nội
dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không
tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore
về vấn đề này.
Người phát ngôn khẳng định đóng góp và hy sinh
của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của
Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc
biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại
của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng
đồng quốc tế hoan nghênh.
Cộng đồng mạng trích dân nhiều nhất là bài trả
lời phỏng vấn báo chí Campuchia hôm 3/6 của nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia
(CPP) Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, phản đối phát ngôn của Thủ
tướng Singapore và khẳng định Việt Nam đã hỗ trợ CPP đánh đổ Khmer Đỏ cùng với
các phát biểu của Thủ tướng Hunsen trước đây ca ngợi quân tình nguyện Việt Nam
đã cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Thậm chí, mới đây, trả lời Bộ trưởng quốc phòng Campuchia yêu cầu Thủ tướng Lý Hiển Long phải cải chính thông tin về quân tình nguyện Việt Nam.
Ông thiếu tôn trọng cả nạn nhân Khmer Đỏ và bạn bè Việt Nam của ông, đôi khi họ nhận ra ông là người bạn tốt của chúng tôi, tuy nhiên điều đó sẽ không còn sau câu nói này nữa. Tôi tin rằng ASEAN ngày nay tồn tại với sự tôn trọng và tình bạn từ tất cả các nhà lãnh đạo và người dân, nhưng không phải là những gì ông đã nói trên bài đăng này
Trả lờiXóaViệt Nam và Singapore đã có tình bạn tuyệt vời cho đến khi ngài Thủ tướng Lý viết trạng thái này. Trước đây, những người lính tự nguyện từ Việt Nam đã hy sinh xương máu của họ trong sự nghiệp lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và mang lại hòa bình cho Campuchia
Trả lờiXóaPhát biểu theo kiểu người đi sau phê phán người đi trước như ông Long thì không ăn gạch mới lạ, thiếu gì cái để nói mà phải thêm thất những câu chuyện như thế, ông có phải người kém hiểu biết đâu mà lại phát ngôn gây mâu thuẫn cho hai quốc gia như thế
XóaĐể chia sẻ sự hối hận với một nhà lãnh đạo Thái Lan đã qua đời, ông đã chọn cách khơi lại nỗi đau của nhiều người Campuchia và Việt Nam, bằng cách bỏ qua những gì Khmer Đỏ đã làm. Tôi nghĩ rằng các nạn nhân và cựu chiến binh xứng đáng hơn thế này!
Trả lờiXóaViệt Nam xâm lược Campuchia ư? Với tất cả sự tôn trọng, xin hãy công bằng với sự thật. Ông có biết đến những hành động dã man của Khmer Đỏ ở biên giới Việt Nam và cả ở Campuchia hay không. điều này có lẽ ông Lý Hiển Long phải tự hiểu rõ nhất chứ nhỉ
Trả lờiXóaThưa ông Lý Hiển Long, ông nên đến Việt Nam, thăm làng Ba Chúc của Việt Nam nằm gần đường biên giới với Campuchia. Ông sẽ thấy một ví dụ điển hình về những gì Khmer Đỏ đã làm với đàn ông, phụ nữ và những đứa trẻ thơ dại của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải quét sạch Khmer Đỏ ra khỏi Campuchia. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với người Việt Nam và Campuchia nếu chúng ta không 'xâm chiếm' Campuchia?
Trả lờiXóaChia buồn với sự ra đi của Đại tướng. Nhưng thẳng thắn, chú thích ở trên có phần khá đáng lo ngại đối với những người sống sót dưới chế độ khét tiếng của Khmer Đỏ. Và những người sống sót là hầu hết người Campuchia ngày nay
Trả lờiXóaCó một thực tế không thể phủ nhận là Việt Nam chưa bao giờ xâm chiếm Campuchia nhưng họ đã giải phóng Campuchia khỏi sự thống trị của chế độ Pol Pot. Xin thưa Thủ tướng, đừng bóp méo sự thật lịch sử này vì tình hữu nghị giữa Việt Nam và Singapore
Trả lờiXóaLời nói thì không mất tiền mua rồi thế mà nói cho yên chuyện cũng không biết, mục đích thì không biết đâu chứ hành động như thế này thì gạch đá từ người nghe không biết bao nhiêu mà kể rồi
XóaNếu Kênh đào Kra xuất hiện thì hàng hải sẽ chỉ đi tắt qua Thái Lan chứ ai hơi đâu mà đi xuống Sing rồi đi lên để làm gì. Điều đó chả khác gì cắt đứt nguồn sống của Sing. Các bạn nghĩ coi cái gì làm nên cú hích để nền kinh tế Sing nhảy lên vượt bậc? Cái gì làm nên cú hích cho các khu vực cảng Manila, Thượng Hải phát triển lên vượt bậc?! Đó là "Cảng trung chuyển, cảng thương mại hàng hóa đường biển đó"!...
Trả lờiXóaKhi Việt Nam muốn lập 03 khu kinh tế đặc biệt ở Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn để hưởng lợi kinh tế và an ninh từ Kênh Kra. Lý Hiển Long viết trên facebook đưa ra mấy dẫn chứng vu vơ, hàm ý nói thất bại của một vài đặc khu ở các nước, trong khi đa số các đặc khu khác thì lại phát triển rầm rộ. Nhằm chọc gậy bánh xe, kích động dân Việt Nam với tâm lý bài Tàu cực đoan, chống lại đặc khu hòng mong phá sản kênh giao thương quốc tế Kênh Kra…
Trả lờiXóaViệc Liên hợp quốc mở tòa án đặc biệt xét xử tội ác diệt chủng của Khmer đỏ cho thấy việc lật đổ chế độ này là cần thiết. Bởi vậy mà việc đưa quân vào Campuchia không thể được hiểu là xâm lược khi nó giúp lật đổ một chế độ bị thế giới ghê tởm. Vấn đề Campuchia đã từng gây chia rẽ sâu sắc các nước Đông Nam Á trong quá khứ. Tuy nhiên, khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hai bên đã gác bỏ được mâu thuẫn, cùng bắt tay nhau để xây dựng ASEAN phồn vinh.
Trả lờiXóa