Loa Phường
Khi phong trào biểu tình để phản đối Dự luật Dẫn độ bùng
phát ở Hong Kong trong tháng 06/2019, truyền thông “lề trái” đã liên tục ca ngợi
chiến thuật “phi tập trung hóa”, “không có người lãnh đạo”, mà họ cho là điểm mới
của phong trào này. Nhưng chiến thuật đó có mới không, có phản ánh hiện thực
đang diễn ra ở Hong Kong không, và có đảm bảo tính dân chủ không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, ta hãy cùng nhìn lại diễn biến
và đặc điểm của đợt biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ.
Về mặt diễn biến, tối 04/06/2019, khoảng 100.000 người Hong
Kong tham gia buổi thắp nến cầu nguyện để kỷ niệm biến cố “Thiên An Môn”. Năm
nay, hoạt động thường niên này thu hút đông người tham gia hơn bình thường, do
đang vào dịp kỷ niệm 30 năm biến cố.
Ngày 06/06, khoảng 3.000 luật sư, công tố viên, sinh viên
luật và học giả Hong Kong bắt đầu tuần hành trong im lặng để phản đối Dự luật Dẫn
độ.
Ngày Chủ nhật, 09/06, biểu tình bắt đầu bùng phát. Trong
khi cảnh sát nói có 250.000 người biểu tình, Ban tổ chức nói con số này là 1
triệu (chiếm 1/7 dân số Hong Kong).
Ngày 12/06, biểu tình bùng phát thành bạo lực, khi cảnh sát
bắn đạn hơi cay vào người biểu tình, còn người biểu tình ném gạch đá, đồ vật
vào cảnh sát.
Ngày 15/06, chính quyền Hong Kong tuyên bố hoãn dự luật, dù
trước đó họ khẳng định giữ dự luật và công kích người biểu tình bằng những lời
lẽ cứng rắn. Diễn biến này khiến báo chí phương Tây tuyên bố rằng cuộc biểu
tình đã “thành công”.
Cùng ngày 15/06, đảng Demosisto (do Joshua Wong tham gia
sáng lập) tổ chức một buổi vận động, trình chiếu hình ảnh cảnh sát đàn áp cuộc
biểu tình hôm 12/06, để kêu gọi dân tiếp tục biểu tình vào ngày Chủ nhật,
16/06. Cảnh sát ước tính có 350.000 người tham gia cuộc biểu tình này, trong
khi Ban tổ chức nói có 2 triệu. Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam thừa nhận
thiếu sót, xin lỗi dư luận vào ngày 16/06, và “thủ lĩnh biểu tình” Joshua Wong
được ra tù sớm 1 tháng vào ngày 17/06, khiến báo chí phương Tây tiếp tục đưa
tin rằng đợt biểu tình đã thành công.
Theo mô tả của các nhóm biểu tình Hong Kong và báo chí
phương Tây, thì đợt biểu tình này có ít nhất 3 đặc điểm khác so với phong trào
biểu tình “Ô Vàng” năm 2014.
Thứ nhất, nó thu hút sự tham gia của nhiều giới trong xã hội.
Cụ thể, ngoài sự tham gia của những người hành nghề luật như nêu ở trên, khoảng
100 doanh nghiệp nhỏ tuyên bố đóng cửa 1 ngày để nhân viên có thời gian tham
gia biểu tình. Các công đoàn của nhân viên hàng không, tài xế xe bus cũng kêu gọi
đình công.
Thứ hai, các đoàn biểu tình che camera đường phố, để giấu
danh tính những người tham gia, chứ không công khai như năm 2014.
Thứ ba, có ý kiến cho rằng khác với năm 2014, đợt biểu tình
lần này áp dụng chiến thuật “phi tập trung hóa”, “không có nhân vật và chính đảng
lãnh đạo”. Cụ thể, thay vì để một nhân vật hoặc chính đảng lãnh đạo đưa ra kế
hoạch cho tất cả mọi người; đoàn biểu tình bao gồm nhiều nhóm nhỏ tự quản, mỗi
nhóm trao đổi trên Internet để đi đến kế hoạch, hình thức hành động riêng. Khi
biểu tình, mỗi nhóm cũng không dựa vào quyết định của người đứng đầu, mà hành động
theo các bộ quy trình liên lạc, làm việc mà họ đã thống nhất với nhau từ trước.
Tuy nhiên, theo fanpage “Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông”,
thì những nhận xét vừa nêu chỉ phản ánh một phần của hiện tượng. Trong thực tế,
nhóm nghị sĩ của Civic Party là lãnh đạo trên thượng tầng của đợt biểu tình
này, vì họ vừa phát động biểu tình, vừa là người ra yêu sách và thương lượng.
Còn có “Civil Human Right Front”, là tổ chức đã xin phép biểu tình và lên lịch
biểu tình. Ngoài ra, chiến thuật “không lãnh đạo” cũng khiến dư luận lo ngại rằng
khi bạo lực leo thang, sẽ không có những thủ lĩnh kêu gọi người biểu tình rút
lui để bảo toàn tính mạng, như tình huống đã xảy ra trong sự kiện “Thiên An
Môn” năm 1989.
Vậy các cuộc biểu tình “phi tập trung hóa”, “không có người
lãnh đạo” có mới không? Trong thực tế, cái mác “không có người lãnh đạo” từng
được gắn cho không ít phong trào biểu tình hình thành trên mạng xã hội trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay – từ các phong trào “Mùa xuân Arab”, “Chiếm
phố Wall”, cho đến biểu tình “Ô vàng” ở Hong Kong hay “Áo vàng” ở Pháp. Chẳng hạn,
2 bức ảnh sau cho thấy phong trào biểu tình “Ô vàng” năm 2014 từng được mô tả
là “tự phát”, “không có người lãnh đạo”:

Như vậy, cụm từ “không có lãnh đạo” không mô tả một chiến
thuật biểu tình mới. Nó chỉ là cái mác được gán cho nhiều cuộc biểu tình thời mạng
xã hội, để phục vụ 2 mục tiêu. Một, là tạo ấn tượng rằng cuộc biểu tình không đến
từ các tổ chức hay chính đảng, mà đến từ “nhân dân”. Hai, là che giấu danh tính
cho những “lãnh đạo” thật sự của cuộc biểu tình – như kẻ soạn các quy trình
hành động cho đám đông; kẻ soạn yêu sách và đi thương lượng; kẻ phân phối tiền
cho các dự án và tổ chức…
Trong trường hợp xấu nhất, một cuộc biểu tình “không có
lãnh đạo” sẽ không xuất phát từ “nhân dân”. Nó chỉ là một cuộc biểu tình mà người
tham gia không được bầu lãnh đạo, cũng không được giám sát ngân sách. Trường hợp
này từng xảy ra với nhóm biểu tình No-U ở Việt Nam, nơi các vụ tham nhũng ngân
quỹ được ghi nhận khá thường xuyên. Hy vọng nhờ sự hiện diện công khai và tích
cực của các tổ chức quan trọng, như “Civic Party” và “Civil Human Right Front”,
các cuộc biểu tình ở Hong Kong sẽ không rơi vào tình trạng đó.
Đi biểu tình mà không có thằng cầm đầu thì chả khác gì nói cây mọc lên mà không có ngọn cả, chẳng qua chúng tìm cách giấu đi để đảm bảo mục đích của mình, đám rận chủ đã ngu thì chớ còn tìm cách cổ vũ đá xéo sang việt nam mới ghê, thích thì qua bên mà ở đừng có ở nhà mình mà đem chuyện nhà hàng xóm ra để phê bình
Trả lờiXóa