Loa Phường
Từ ngày 29/05/2019, trang Bauxite Việt Nam, một website chịu
ảnh hưởng của Diễn đàn Xã hội Dân sự, đã đăng một đặc san dài kỳ để kỷ niệm 10
năm hoạt động của mình. Những bài đã đăng trong đợt đặc san này xoay quanh ít
nhất 2 nội dung chính.

Thứ nhất, Lê Xuân Khoa và Nguyễn Thành Sơn đánh giá kết quả
của dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên sau 6 năm thực hiện. Sau khi
trình bày số liệu và ý kiến của nhiều bên, Lê Xuân Khoa nhận xét rằng dự án tạm
đạt về kinh tế, thất bại về môi trường, và vẫn “tiềm ẩn nhiều nguy cơ” về môi
trường, quốc phòng và xã hội. Riêng trong vấn đề môi trường, ông Khoa nhắc đến
việc các nhà máy của dự án bị “vỡ đê hồ thải”, làm tràn 5000 mét khối nước thải
năm 2014; bị vỡ đường ống gây ô nhiễm 600 mét vuông đất và suối Đăk Dao vào năm
2016; bị tràn hóa chất gây ô nhiễm suối Đăk Dao vào năm 2016; và việc toàn bộ dự
án sẽ thải ra 1,5 tỷ tấn bùn đỏ “treo trên cao, ở thượng nguồn đồng bằng Nam Bộ
và Nam Trung Bộ”. Ông Khoa nhấn mạnh rằng lợi nhuận từ dự án không cao hơn tiền
lãi ngân hàng, không đủ để đền bù thiệt hại môi trường trong tương lai, và
không đem lại sự phát triển bền vững cho cộng đồng các dân tộc bản địa.
Thứ hai, Ban Biên tập và các cộng tác
viên quan trọng của trang Bauxite Việt Nam (BVN) thuật lại diễn biến phong trào
phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vào năm 2008 – 2009, cùng quá
trình hoạt động của website này. Nhân đó, họ ca ngợi việc BVN mở đầu cho phong
trào phản biện xã hội của trí thức, và mở đầu cho nhiều hoạt động xã hội dân sự
nhằm mục đích thay đổi chế độ. Cụ thể, Nguyên Ngọc bình luận rằng “từ một trang
tập trung vào việc hình thành một lực lượng rộng rãi và đa dạng nhằm phản biện
một dự án có nhiều sai trái và nguy hiểm”, BVN “đã trở thành một diễn đàn toàn
diện và có uy tín của trí thức phản biện”, để giúp “người trí thức” “trở về với
chức năng thật sự của mình” là “phản biện xã hội”. Lê Xuân Khoa ca ngợi việc Diễn
đàn Xã hội Dân sự phát triển thành một “mạng lưới hàng ngang” của các “tổ chức
xã hội dân sự”, hoạt động “ôn hòa”, “hợp pháp”, “hợp hiến” theo “lề lối dân chủ”,
nhờ đường lối của lãnh đạo Nguyễn Quang A. Ban Biên tập BVN tuyên bố “trong điều
kiện một đảng và một thể chế toàn trị giữ độc quyền điều hành đất nước, mục
tiêu hướng tới của BVN ngay từ buổi đầu là đấu tranh cho một lộ trình từng bước
chuyển hóa sang một xã hội dân chủ, trong đó người dân giành được các quyền cơ
bản, có hạnh phúc cơm áo và được nói năng viết lách suy nghĩ tự do, với một bộ
máy nhà nước triển giãn dần sự hành xử độc tôn để xích gần lại nguyên tắc tam
quyền phân lập, tiến tới xóa bỏ độc quyền”.
Ngoài ra, các biên tập viên, cộng tác viên của BVN cũng
công kích những biện pháp mà các cơ quan Nhà nước đã sử dụng để cản trở hoạt động
của họ.
Về dự định sắp tới, Lê Xuân Khoa đề nghị “BVN đứng ra tổ chức
một cuộc hội thảo đánh giá kết quả giai đoạn 6 năm đầu hoạt động của Dự án khai
thác bauxite Tây Nguyên”.
Sau khi đọc Đặc san, chúng tôi xin phép phản biện BVN trên
3 vấn đề. Thứ nhất, là chất lượng nội dung của website BVN. Thứ hai, là quan điểm
rằng “phản biện xã hội là chức năng tự nhiên của người trí thức”. Thứ ba, là
các hoạt động chính trị của BVN.
Về chất lượng nội dung, website BVN vẫn đang ở trong tình
trạng “thượng vàng hạ cám”. Ở tầng “thượng vàng”, BVN đã đăng nhiều bài phân
tích có hàm lượng tri thức cao, được viết bởi người có năng lực chuyên môn,
giúp độc giả hiểu rõ hơn về dự án khai thác quặng bauxite trên Tây Nguyên và nhiều
chủ đề khác. Nhưng ở tầng “hạ cám”, BVN đã đăng nhiều bài mang tính quy chụp,
võ đoán, mà thời gian đã chứng minh là sai. Điển hình là các bài viết dạng
“thuyết âm mưu” của Phạm Chí Dũng, Bùi Thanh Hiếu, và cả một số bài của ông
Nguyễn Đăng Quang.
Ngoài ra, một số thông điệp tuyên truyền xuất hiện lặp đi lặp
lại trên BVN đã bị chứng minh là sai sự thật. Dù BVN không ngừng khẳng định rằng
dự án khai thác bauxite trên Tây Nguyên là một “con ngựa thành Troy”, khiến Việt
Nam bị xâm lược, chuyện này đã không diễn ra trên thực tế. Dù BVN không ngừng
khẳng định rằng chính phủ Việt Nam có kế hoạch “dâng nước cho Trung Quốc” vào
năm 2020, diễn biến thời sự ngày càng khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền của
chính phủ. Dù BVN không ngừng tuyên truyền rằng để bảo vệ nền độc lập, Việt Nam
phải liên minh quân sự với Mỹ để chống Trung Quốc, thực tế đã chứng minh hiệu
quả của chính sách đối ngoại đa phương, mềm dẻo, yêu chuộng hòa bình, không
liên minh với nước này để chống nước khác của Việt Nam.
Về vấn đề thứ hai, chúng tôi thấy thiếu căn cứ để khẳng định
rằng “chức năng tự nhiên của người trí thức là phản biện xã hội”. Về mặt lịch sử,
chữ “intellectual” xuất hiện trong ngôn ngữ phương Tây từ thế kỷ 13, với tư
cách một tính từ, có ý nghĩa là “mang tính hiểu biết”. Từ thập niên 1590, nó bắt
đầu trở thành một danh từ để chỉ những người có trình độ hiểu biết hoặc bằng cấp
cao, và cách hiểu này được duy trì cho đến ngày nay. Như vậy, người trí thức được
định nghĩa bởi sự hiểu biết, chứ không phải bằng việc phản biện. Và vì học thuyết
về tự do ngôn luận chỉ ra đời vào năm 1644, thông qua tác phẩm “Luận về tự do
xuất bản” của John Milton, thực ra “trí thức” xuất hiện trước khi có “phản biện
xã hội”.
Khi BVN nói “chức năng tự nhiên của người trí thức là phản
biện xã hội”, họ muốn biến giới trí thức thành công cụ để làm chính trị, chứ
không hề tôn trọng người trí thức.
Về vấn đề thứ ba, Ban Biên tập BVN vừa thừa nhận
rằng “ngay từ đầu”, họ đã lợi dụng chuyện phản đối dự án khai thác bauxite để
kêu gọi thay đổi chế độ. Như vậy, báo chí “lề phải” không sai khi quy kết rằng
họ chỉ lợi dụng vỏ bọc “chống Trung Quốc”, “bảo vệ môi trường” cho mục đích
chính trị khác. Việc BVN trung thực thừa nhận hành vi “treo đầu dê bán thịt chó"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét