Loa Phường
(Tiếp theo bài trước)

Những hoạt động tuyên truyền đãn nêu trong bài trước không chỉ là hành vi
nhất thời của giới chống đối, mà còn thể hiện hai xu hướng thay đổi trong xã hội
Việt Nam. Một là sự phai nhạt dần dần của truyền thống chính trị phương Đông,
trong đó người đứng đầu quốc gia được coi như lãnh tụ. Hai là xu hướng va chạm
giữa các phương tiện truyền thông hiện đại và mô hình chính trị của Việt Nam. Cụ
thể, trong cùng một không gian xã hội, các phương tiện truyền thông hiện đại
cho thông tin hiển thị nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng tiền quảng cáo và lượng
người quan tâm; trong khi mô hình chính trị cho thông tin hiển thị nhiều hay ít
tùy thuộc vào quan điểm, trình độ, vị thế của người phát biểu, và chính sách của
Nhà nước đối với vấn đề được bàn đến.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, chúng tôi tin rằng do bị hận thù và mâu thuẫn
chính trị che mắt, giới “dân chửi” đã không đánh giá người quá cố một cách công
bằng. Dù Đại tướng Lê Đức Anh để lại một di sản gây tranh cãi, năng lực của ông
là điều khó có thể phủ nhận. Chẳng hạn, giáo sư Ngô Vĩnh Long, dạy môn Lịch sử ở
Đại học Maine, Mỹ, đã nói với BBC tiếng Việt rằng ông Lê Đức Anh là một vị tướng
giỏi, có vai trò quan trọng trong việc làm nên chiến thắng năm 1975. Khi trả lời
phỏng vấn VOA, Cù Huy Hà Vũ - thần tượng một thời của giới “dân chửi”, và là
người từng tiếp xúc với Đại tướng Lê Đức Anh - cũng thừa nhận tài năng của ông
Anh, đồng thời dứt khoát phủ nhận việc ông “thân Trung Quốc”.
Qua những phát biểu
này, có thể thấy tin đồn “thân Trung Quốc”, “ra lệnh không nổ súng”… chỉ là những
đòn tuyên truyền sai sự thật, mà giới “dân chửi” dùng để hạ uy tín Đại tướng Lê
Đức Anh. Còn việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1987 thì phải
xem là một điều hiển nhiên, khi mà chiến tranh biên giới giữa hai bên đã qua một
thời gian, và Việt Nam đang chuyển sang chính sách ngoại giao đa phương, mở cửa
thông thương với tất cả các nước.
Khi giới “dân chửi” liên tục đưa tin sai sự thật để bôi nhọ
người quá cố và gây rối một đám tang, độc giả không thể không đánh giá thấp
nhân cách của họ. Họ đang hiện lên như một lực lượng bị hận thù che mắt, sẵn
sàng nói dối vì động cơ chính trị của mình, và không biết trân trọng sự sống.
Thứ hai, giới “dân chửi” nên yên tâm rằng vì Nhà nước
Việt Nam là một guồng máy tổ chức, chứ không chỉ là một cá nhân, nó sẽ không bị
gián đoạn hoạt động vì tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Qua việc một loạt các quan chức, sĩ quan cấp cao bị kỷ luật trong tuần qua, có
thể thấy chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch vẫn vận hành đều, như người
dân đã kỳ vọng.
tin đồn “thân Trung Quốc”, “ra lệnh không nổ súng”… chỉ là những đòn tuyên truyền sai sự thật, mà giới “dân chửi” dùng để hạ uy tín Đại tướng Lê Đức Anh. Còn việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1987 thì phải xem là một điều hiển nhiên, khi mà chiến tranh biên giới giữa hai bên đã qua một thời gian, và Việt Nam đang chuyển sang chính sách ngoại giao đa phương, mở cửa thông thương với tất cả các nước.Nói chung đám dân chủ cuội, đám chống đối xẽ tìm đủ mọi lời lẽ bịa đặt để hạ uy tín và bôi nhọ các vị lãnh đạo Đảng Nhà nước....Họ đang hiện lên như một lực lượng bị hận thù che mắt, sẵn sàng nói dối vì động cơ chính trị của mình, và không biết trân trọng sự sống.
Trả lờiXóaHạ uy tín, bôi nhọ, xuyên tạc bịa đặt điều xấu về các nhà lanh đạo Đảng và Nhà nước cũng là một trong những chiêu ài chống phá Việt Nam của thế lực thù đich, của những thành phần chống đối,phản động. Và đại tướng Lê Đức Anh cũng không phải trường hợp ngoại lệ bị các đối tượng xấu xuyên tạc, bịa đặt.Nói chung đám dân chủ cuội, đám chống đối xẽ tìm đủ mọi lời lẽ bịa đặt để hạ uy tín và bôi nhọ các vị lãnh đạo Đảng Nhà nước....Họ đang hiện lên như một lực lượng bị hận thù che mắt, sẵn sàng nói dối vì động cơ chính trị của mình, và không biết trân trọng sự sống.
Trả lờiXóa