Loa Phường
Không
chỉ “thôn tính” từ tài nguyên, đất đai, ngành công nghiệp mũi nhọn,…, truyền
thông phương Tây đang báo động về tình trạng các diễn viên Trung Quốc đang “thôn
tính” và xâm lược liên hoan phim danh giá nhất thế giới là Cannes. Các bài báo
liên tục được tung ra để cảnh báo về hiện tượng này cũng như “dìm hàng” đối thủ
nguy hiểm nhất với nền điền ảnh phương Tây như Mỹ nhân Trung Quốc bỏ hàng chục nghìn USD mua vé dự thảm đỏ
Cannes, “Mặc hở bạo, diễn trò lố -
nghệ sĩ Trung Quốc đang biến Cannes thành cái chợ”. Loa Phường xin trích đăng bài viết được VTC
đăng tải mới đây
====
Mặc
hở bạo, diễn trò lố - nghệ sĩ Trung Quốc đang biến Cannes thành cái chợ
Vài năm
gần đây, thảm đỏ LHP Cannes đã không còn là "thánh địa" khó với các
nghệ sĩ Trung Quốc, chỉ cần chi tiền để có thể tạo dáng trước hàng nghìn ống
kính.
Năm 1988, Củng Lợi khiến
cả châu Á ngước nhìn khi xuất hiện trên thảm đỏ liên hoan phim (LHP) Cannes.
Nhiều năm, thảm đỏ Cannes là giấc mộng xa vời với các diễn
viên Trung Quốc. Phạm Băng Băng, Chương Tử Di hay Thư Kỳ đều nổi tiếng hơn sau
khi xuất hiện trên thảm đỏ Cannes.
Nhưng đây là câu chuyện
của quá khứ. Vài năm trở lại, LHP Cannes không còn là điều gì
đó xa vời. Năm 2019, Sina cho hay khoảng 50 nghệ sĩ Trung Quốc
có vé dự thảm đỏ. Họ không có những tác phẩm điện ảnh đáng chú ý như thời Bá
Vương biệt Cơ nhưng có rất nhiều tiền.
Chiêu trò rẻ tiền từ năm
này qua năm khác
Thập niên 1990 hay 2000,
muốn tới Cannes, các nghệ sĩ Trung Quốc cần xếp hàng và đợi chờ có
dự án điện ảnh đầy tính nghệ thuật. Phạm Băng Băng từng chuẩn bị rất cầu kỳ để
có thể tới dự thảm đỏ. Cô cũng chấp nhận cảnh là ngôi sao hạng A nhưng bị
truyền thông quốc tế lạnh nhạt.

Trương Hinh Dư, Trương Vũ
Kỳ, Lý Băng Băng, Dương Mịch cũng cùng chung cảnh ngộ bị coi là sao hạng B,
hạng C khi dự LHP Cannes. Người Trung Quốc lắc đầu ngán ngẩm:
“Nghệ sĩ châu Á còn quá lạ lẫm ở châu Âu”.
Nhưng ngay cả những khán
giả dễ tính nhất cũng không ngờ có ngày thảm đỏ Cannes đón
tiếp nhiều nghệ sĩ không ai biết là ai. Theo QQ, từ năm 2016, những “ngôi sao
tới từ Trung Quốc” chủ yếu là người thích khoe của và muốn gây chú ý.
Hôm 15/5, thảm đỏ Cannes chứng
kiến sự xuất hiện của một ca sĩ qua hình thức livestream. Tên tuổi của cô không
được đề cập. Cô không được cư dân mạng để ý nếu không xuất hiện trong bộ trang
phục cổ cách điệu và cầm theo chiếc quạt in dòng chữ “made in China”.

Việc nghệ sĩ Trung Quốc bị nhắc nhở vì câu giờ trên thảm đỏ là chuyện xảy ra thường xuyên
Vài nghệ sĩ khác cố tình
gây sốc bằng cách mặc táo bạo. Mẫu Kỳ Di Nhã lựa chọn mẫu váy lấy cảm hứng từ
trang phục truyền thống Trung Hoa nhưng lại khoét cổ sâu tới tận vùng eo.
Hoa hậu Quý bà Hình Tiểu
Hồng sẵn sàng mặc váy hở vòng một, giả vờ ngã để được lên sóng trực tiếp ở thảm
đỏ.
Sina nhận định Củng Lợi
là ngôi sao châu Á duy nhất tỏa sáng ở Cannes năm nay. 18 lần dự LHP Cannes,
từng đảm nhận vai trò giám khảo, Củng Lợi được truyền thông quốc tế săn đón
ngay khi xuất hiện. Hình ảnh từ lễ khai mạc cho thấy ban tổ chức để khoảng
trống lớn trên thảm đỏ lại cho Củng Lợi. Ngôi sao Hồi ức một Geisha di
chuyển rất nhanh, chỉ nán lại thảm đỏ khoảng một phút.
Khác cô, phần lớn các
nghệ sĩ còn lại cố gắng câu giờ, chây ì đến mức bị nhắc nhở. Lý Băng Băng, Lý
Ngọc Cương, Trương Vũ Kỳ hay Kim Xảo Xảo, Dương Mịch từng đỏ mặt khi liên tục
bị nhắc nhở. Năm 2018, Mã Tô tạo dáng trên thảm đỏ trong 6 phút dù khu vực tạo
dáng chỉ có chiều dài 60 m.
Dù cho dàn nghệ sĩ khách
mời quốc tế di chuyển vào phía trong, Mã Tô vẫn nán lại đến cùng để mong có ảnh
trên báo. Cũng năm đó, Vương Lệ Khôn tới Cannes nhờ vai trò đại sứ một nhãn
hàng. Cô đi vòng quanh trên thảm đỏ.
Năm nay, Cảnh Điềm và Thi
Dư Phi là hai nghệ sĩ xấu hổ nhất khi bị ban tổ chức “đuổi khéo”.
NTK Từ Phong Lập gọi
những nghệ sĩ câu giờ trên thảm đỏ, mặc hớ hênh và diễn trò sốc tại Cannes là
“nhóm người không có sĩ diện, làm nhục quốc gia”.
Thảm đỏ Cannes giá như
thế nào?
Sẽ là sự khập khiễng nếu
so sánh giữa Oscar và LHP Cannes khi mỗi giải
có cách thức tổ chức, tiêu chí riêng. Nhưng chắc chắn sở hữu một tấm vé tới
thảm đỏ Cannes dễ gấp 1.000 lần tấm vé bước vào Nhà hát Dolby. Oscar chỉ mời
những ngôi sao tầm cỡ thế giới có phim dự tranh giải trong khi Cannes rộng cửa
với bất kỳ ai có danh và có tiền.
Năm 2018, báo chí Trung
Quốc đưa tin phần lớn các nghệ sĩ tới Cannes qua hai hình
thức: lời mời từ nhãn hàng hoặc bỏ tiền túi. Nữ diễn viên Lữ Giai Dung, Trương
Hinh Dư xác nhận tự bỏ tiền mua vé dự thảm đỏ.
Phóng viên trang Guancha liên
lạc với bên môi giới. Một người giới thiệu là du học sinh ở Pháp cho hay sẽ lo
liệu toàn bộ chi phí từ đi lại, ăn ở, trang điểm đến vé vào thảm đỏ với giá
20.000 USD. Người này còn đưa ra một mức giá rẻ hơn nhưng nghệ sĩ chỉ được đi
về hai bên cánh của thảm đỏ thay vì tạo dáng trước ống kính.
Các công ty tổ chức Hoa
hậu ở Trung Quốc xác nhận họ nhận được nhiều lời đề nghị dẫn người tới Cannes
với các mức giá hàng chục nghìn USD. "Chúng tôi đưa nhiều nghệ sĩ dự thảm
đỏ Cannes. Chuyện đó là việc tốt cho cả hai bên. Ban tổ chức Cannes rất
hoan nghênh", một đại diện chia sẻ.
Ở Cannes,
nhiều năm qua, bên cạnh nhóm ngôi sao có tác phẩm điện ảnh, ban giám khảo,
khách mời thường xuyên, LHP này còn sắp xếp vô số ghế cho những người muốn tham
gia sự kiện. Tất nhiên, họ phải bỏ tiền.
“50 nghệ sĩ ít tên tuổi,
chủ yếu từ mạng trực tuyến đổ bộ thảm đỏ Cannes. Họ được gọi là ngôi sao. Hiện,
người Trung Quốc chế giễu LHP Cannes ngày càng xô bồ và giống cái chợ ai muốn
tới là tới miễn có tiền”, QQ bình luận.
Liên hoan phim Cannes giờ có thực sự sứng với cái tầm và giá trị của nó không khi mà giờ dự liên hoan phim có thể là bât kì ai chỉ cần có "tiền".và thảm đỏ không khác gì cái chợ hoa khi mà có một số người "không biết xấu hổ" làm những trò lố lăng hay ăn mặc phản cảm.Những người tham gia không có 1 tác phẩm điên ảnh nổi bật cớ so lại có thể dảo bước trên thảm đỏ những người đã nô lực ống hiến....có cần phải xem xét lại?
Trả lờiXóaMột cái liên hoan phim tầm cỡ quốc tế lại biến thành cái sàn diễn riêng của một số kẻ có gu ăn mặc chả ra sao, hở hang chẳng gọi là nghệ thuật mà nó là lố lăng, phản cảm, gây mất thiện cảm với những người quan tâm và theo dõi tới sự kiện này. Liệu đây phải chăng là cái cách mà những kẻ không có tài năng không có phim nổi bật nhưng mà lại muốn được chú ý làm?
Trả lờiXóaAi biểu các ông bán vé cho chúng làm gì, người ta mất tiền thì người ta phải đứng chụp hình cho bõ tiền chứ, làm ăn cả mà, gì mà phải khó nhau thế, muốn không phải đuổi thì làm ăn cho đàng hoàng vào tự khắc mọi thứ vào quy củ, người nổi tiếng thật sự người ta chả thèm quẩn quan cái chợ tình ấy đâu
Trả lờiXóaChỉ dành cho những người xứng đáng mà thôi. Trung Quốc lúc nào cũng chỉ được cái Đông mà thiếu đi cái chất vốn là cái quan trọng nhất hơn nữa lại còn trọng sinh diện lúc nào cũng muốn khoe của Như vậy thì chỉ ôm nhục. vào người thôi.
Trả lờiXóaĐây cũng chỉ là cái sàn diễn của người Trung Quốc để khoe thân một cách lộ liễu thô tục mà thôi người Trung Quốc nên biết tự xấu hổ với chính mình với những nghệ sĩ biết khoe thân.
Trả lờiXóa