Loa Phường
Trong tuần
qua, việc giá điện tăng 8,36% đã khiến một số hộ dân ở TP.HCM phải trả hóa đơn
tiền điện cao bất thường, làm nảy sinh một luồng dư luận công kích ngành điện
Việt Nam trên báo chí chính thống và mạng xã hội. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân
chống đối cũng đồng loạt lợi dụng chủ đề này để tuyên truyền chống Nhà nước,
hoặc để tạo các phong trào xã hội do họ dẫn dắt.
Cụ thể, ngày
20/03/2019, lãnh đạo Bộ Công thương thông báo rằng giá điện sẽ tăng 8,36% từ
cùng ngày. Khoảng ngày 25/04, tức một tháng sau, một số hộ dân ở TP.HCM than
phiền trên mạng xã hội và báo chí chính thống rằng họ vừa phải đóng khoản tiền
điện cao gấp đôi hoặc gấp ba tháng trước. Một số báo chính thống cho biết việc
giá điện tăng, và việc người dân dùng thêm điện trong mùa hè, khiến giá tiền
điện mà họ phải trả tăng theo thang lũy tiến 6 bậc, đã cộng với nhau để tạo ra
khoản tăng bất ngờ này. Họ cũng trách lãnh đạo Bộ Công thương “khôn”, khi chỉ
công bố mức giá mới tính theo Bậc 1, trong khi giá điện của bậc cao hơn đã tăng
dáng kể do phải nhân với tỉ lệ lũy tiến.
Những diễn
biến này đã khiến một làn sóng công kích ngành điện Việt Nam hình thành trên
mạng xã hội, và kéo dài từ ngày 25/04 đến nay. Ngoài lời chê trách mà báo chí
chính thống đã đưa ra, những người công kích còn sử dụng 5 lập luận khác.
Thứ nhất, họ
nghi ngờ phát biểu của các quan chức ngành điện, rằng “phải tăng giá điện để
tăng đầu tư cơ sở vật chất cho ngành”, vì 2 lý do. Một, là tập đoàn EVN từng
“chi sai mục đích”, “đội giá khống công trình”, “thua lỗ khi đầu tư trái ngành”
nhiều lần, khiến tiền đầu tư bị lãng phí do quản lý kém hoặc “tham nhũng”. Hai,
là vì các ngành công nghiệp nặng đang được hưởng mức giá điện thấp nhất nhờ cơ
chế “bù chéo”, dù dùng 55% tổng lượng điện quốc gia, hiện “người dân đang phải
bù chéo tiền điện cho doanh nghiệp công nghiệp nặng”, không thể gánh thêm các
khoản tiền khác.
Thứ hai, để
phản bác tuyên bố của Bộ Công thương, rằng giá điện Việt Nam vẫn đang ở mức
thấp nhất thế giới, họ nói rằng nếu muốn so sánh, phải so tỉ lệ giá điện trên
thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam với ở các nước.
Thứ ba, họ
coi việc tập đoàn EVN tùy tiện tăng giá là một hình thức trục lợi từ độc quyền.
Thứ tư, họ
nói rằng nếu muốn tăng giá điện đề bù chi phí, trước tiên EVN cần minh bạch chi
phí sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Trong cùng hướng đòi minh bạch, báo
Thanh Niên giật title sai sự thật, khi viết rằng Bộ Công thương đang muốn “Giá
điện sẽ được đóng dấu mật”. Thực ra Bộ Công thương chỉ đang lấy ý kiến về “Danh
mục Bí mật Nhà nước” của ngành, trong đó “phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá
điện chưa công bố” nằm trong số 30 thông tin thuộc loại mật, chứ Bộ không định
giữ bí mật giá điện như mô tả của báo Thanh Niên.
Thứ năm, họ
tuyên truyền rằng việc tăng giá xăng, giá điện và thuế VAT vào những thời điểm
sát nhau sẽ gây lạm phát, đẩy người dân vào cảnh “khốn cùng và uất ức”, “tức
nước vỡ bờ”, chuyển sang chống chế độ.
Hiện một số
phóng viên bất mãn, như Mai Quốc Ân và Hoàng Nguyên Vũ, đang dẫn dắt dư luận
mạng xã hội trong hướng tuyên truyền này. Mai Quốc Ân cũng kêu gọi in áo có
dòng chữ “Tôi phản đối tăng giá điện để bù lỗ vào đầu tư trái ngành của EVN”.
Về phía giới
chống đối, Trịnh Kim Tiến đang kêu gọi cộng đồng “gọi điện thoại để chất vấn Sở
Điện lực” về hóa đơn tiền điện của mình. Chồng Tiến, là Nguyễn Hồ Nhật Thành,
vừa lập fanpage “Phản đối tăng giá điện - độc quyền kinh doanh điện”.
Như vậy,
luồng dư luận này sẽ xoay quanh 4 vấn đề trọng tâm – là độc quyền; minh bạch
thông tin; lạm phát; và cảm giác “khốn cùng” do lạm phát, “uất ức” vì bị tước
đoạt của bộ phận dân nghèo.
Sau khi xem
xét vấn đề, chúng tôi thấy có thể thông cảm với việc dư luận đề nghị EVN gia
tăng minh bạch thông tin. Đề nghị này không trái pháp luật Việt Nam, và cũng
phù hợp với các diễn biến mới của chiến dịch chống tham nhũng. Tuy nhiên, để
đánh giá 3 thông điệp còn lại mà dư luận phi chính thống đang đưa ra, có lẽ
chúng ta nên xem xét những ý kiến có phần trái chiều của Lê Diễn Đức, Kien Dinh
và Hoàng Tư Giang.
Trước tiên,
bằng những số liệu cụ thể, Lê Diễn Đức đã chỉ ra rằng giá điện của Việt Nam
đang thấp hơn hầu hết các nước trên thế giới, bao gồm cả Lào và Campuchia. Ông
Đức cũng lưu ý rằng vì giá điện phụ thuộc nhiều vào kinh phí sản xuất, không
thể nói rằng giá điện ở Việt Nam phải thấp hơn Mỹ vì người Việt Nam nghèo hơn
người Mỹ:
Tiếp đó,
theo lời Kien Tran, chính Ngân hàng Thế giới đã nhận xét rằng EVN đang thua lỗ
vì để giá điện thấp, và khuyên EVN nên tăng giá điện từ năm nay để bù lỗ:
Hoàng Tư
Giang cho biết theo ý kiến của các chuyên gia, thì giá điện của Việt Nam đang
quá thấp, và khi Việt Nam chuyển sang dùng năng lượng tái tạo thì tăng giá điện
là điều hiển nhiên:
Ông Giang
cũng nhận xét rằng Nhà nước Việt Nam đang cung cấp điện theo cơ chế bao cấp, để
người nghèo có thể dùng điện, và để doanh nghiệp ở Việt Nam có chi phí thấp,
tạo lợi thế cạnh tranh:
Như vậy, nếu
EVN từ bỏ việc độc quyền cung cấp điện, để ngành điện Việt Nam vận hành theo
quy luật kinh tế thị trường, thì giá điện ở Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn hiện
nay. Nếu dư luận phi chính thống nhất quyết đòi EVN từ bỏ độc quyền, họ nên
chấp nhận điều đó. Còn về vấn đề lạm phát, cần lưu ý rằng chính dư luận kích
động, hoảng loạn về giá điện sẽ khiến lạm phát diễn ra trầm trọng hơn.
Lại là những tờ báo lá cải củ những tên nhà báo rởm hòng rật tít câu like kiếm trác vài đòng. Chúng đang đẩy sự việc đi quá xa và là cơ hội để một số tên xấu chống đối lợi dụng để xuyên tạc về tính chất sự việc, bôi nhọ bộ công thương và vu không EVN độc quyền. Điêu đáng nói là chúng đã làm dư luận tin sái cổ mặc dù những nội dung mà chúng đăng tải và tuyên truyền là sai sự thật và ý muốn của Bộ công thương và EVN. Chúng ta là những người dân chân chính cần hết sức cẩn thận trước khi phán xét vấn đề,tìm hiểu cặn kẽ và tiếp cận hững thông tin chính thống.
Trả lờiXóaKhông bao giờ có chuyện giá điện sẽ giảm khi mà để EVN độc quyền nhé. Đến bây giờ có sự can thiệp của Nhà nước mà còn kêu giá điện tăng cao này kia mà cho tư bản nó độc quyền thì nó còn hút máu đến đâu. Mấy ông bà mồm vịt không biết thì ngồi im mà nghe chứ đừng kiểu lợi dụng vấn đề này vấn đề khác chống đối xong ăn nói láo toét ngu si nhé
Trả lờiXóaThứ nhất là bọn láo lếu mang tư tưởng tư bản độc quyền hút máu nhân dân kia đừng có lợi dụng vấn đề này vấn đề khác để mong muốn tác động vào tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân dân nhé. Thứ hai là nhân dân hãy tỉnh táo trước những luận điệu đường mía của chúng chứ đừng bao giờ nghe bọn tư bản nó hót,nó vu khống chế độ ta qua mấy cái việc không đáng này nhé
Trả lờiXóaThế mới thấy dân mình cứ mang tiếng được học hành đầy đủ,được nhà nước taọ điều kiện cho tiếp cận với nhiều luồng thông tin đa chiều để mở cái đầu ra nhưng nhiều người vẫn không hề nâng cao nhận thức được. Bây giờ phải hiểu là có nhà nước can thiệp thì giá điện mới ổn định nhé chứ cứ như bên tư bản điện là tài nguyên vận hành nền kinh tế nó còn đắt hơn vàng dòng nhé
Trả lờiXóaNếu EVN từ bỏ việc độc quyền cung cấp điện, để ngành điện Việt Nam vận hành theo quy luật kinh tế thị trường, thì giá điện ở Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn hiện nay. Điện là tài sản của quốc gia và rất dễ bị lũng đoạn đấy nhé,cho nên sự quản lý của nhà nước là hết sức quan trọng để vận hành cả một nền kinh tế và dân sinh đó nhé
Trả lờiXóa