Loa Phường
Để kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/05) và ngày Nguyễn
Hữu Vinh ra tù (05/05/2019), đài BBC tiếng Việt đã tổ chức một buổi tọa đàm về
vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Trong và sau buổi tọa đàm, Trần Quốc Thuận, Phạm
Chí Dũng và Hoàng Ngọc Giao đã đòi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ các hoạt động “định
hướng”, “chỉ đạo”, “kiểm soát” đối với báo chí; công nhận báo chí tư nhân và
xây dựng luật để quản lý báo chí tư nhân; trong khi Phạm Đoan Trang tuyên truyền
rằng Việt Nam phải thay đổi chế độ để có tự do báo chí.
Cụ thể, trong cuộc tọa đàm, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực
Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói rằng Việt Nam thực ra không có tự do báo
chí, vì 3 lý do. Một, là thay vì được tự do đưa tin rồi tự chịu trách nhiệm về
thông tin; báo chí Việt Nam phải đưa tin “có định hướng, có chỉ đạo”. Hai, là
không có báo chí tư nhân. Ba, là các tổ chức “giám sát, phản biện” phải trực
thuộc Mặt trận Tổ quốc.
Trong khi đó, Phạm Chí Dũng đòi phải có “cách mạng báo chí”
và “trả tự do cho những người đấu tranh vì quyền tự do ngôn luận và quyền lợi của
người dân” “như Trần Huỳnh Duy Thức và Đỗ Công Đương”.
Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và
Phát triển, nói rằng Nhà nước phải “từ bỏ độc quyền về báo chí”, “để tất cả các
thành phần khác tham gia làm báo và trên cơ sở cạnh tranh về thông tin, về chất
lượng đưa tin, cũng như về nội dung”, và tạo “một hành lang pháp lý rất rõ ràng
để xử lý những hành vi vu khống, hay những hành vi đưa tin trái sự thật và gây
hậu quả”. Tóm lại, ông Giao muốn Việt Nam có báo chí tư nhân và khung pháp luật
về vấn đề này.
Đi xa hơn 3 khách mời vừa nêu, Phạm Đoan Trang trả lời BBC
sau buổi tọa đàm rằng chừng nào Việt Nam còn chế độ độc đảng thì còn chưa có tự
do báo chí; và chế độ làm giới hạn trình độ nghiệp vụ, kỹ năng của nhà báo, làm
tha hóa giới báo chí.
Ngoài ra, “một nhà nghiên cứu muốn giấu tên” ở Hà Nội nói với
BBC rằng để nới rộng tự do báo chí ở Việt Nam, cần “chú ý đến” Luật Tiếp cận
Thông tin, sửa Bộ luật Hình sự theo hướng loại bỏ những điều luật liên quan đến
vấn đề an ninh quốc gia, ban hành Luật Biểu tình.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 nhận xét.
Thứ nhất, dù các khách mời trong cuộc tọa đàm của BBC tiếng
Việt đưa ra khá nhiều ý kiến, chất lượng thảo luận của cuộc tọa đàm thực ra
không cao. Trong suốt cuộc tọa đàm, các khách mời không thống nhất cách định
nghĩa tự do báo chí, cũng không viện dẫn các văn bản về tự do báo chí của quốc
tế hoặc Việt Nam để làm căn cứ bàn thảo. Vì vậy, khách mời chủ yếu chỉ chia sẻ
các cảm nhận, suy nghĩ mang tính chủ quan và tản mạn của mình về vấn đề này. Hy
vọng BBC lưu ý, để cải thiện chất lượng thảo luận trong các buổi tọa đàm tới.
Thứ hai, giả sử khách mời của BBC chịu trích dẫn các văn bản,
họ sẽ thấy không cần nhắc đến vấn đề báo chí tư nhân trong thời điểm này, vì
hai lý do.
Một: “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến
năm 2025”, đã được Thủ tướng phê duyệt, không để nhiều khoảng trống cho vấn đề
tư nhân hóa báo chí.
Hai: các cam kết quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký chỉ
đề cập đến vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, chứ không nêu đích danh một giải
pháp là “báo chí tư nhân”.
Chẳng hạn, Khoản 2 Điều 19 “Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị” chỉ quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền
này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến,
không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in,
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại
chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”. Với quy định có phần “rộng mở” này, Nhà
nước hoàn toàn có thể giải thích rằng mọi công dân Việt Nam đang có khả năng sử
dụng quyền tự do ngôn luận thông qua việc gửi tin, bài cho báo chí của Nhà nước,
hoặc đăng chúng lên không gian phi chính thống trên Internet. Nhà nước cũng có
quyền hạn chế các tin, bài đe dọa “an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”, theo quy định của pháp luật, như Khoản 3 Điều 19
của Công ước đã nêu.
Như vậy, thay vì ngoan cố đòi Nhà nước công nhận báo chí tư
nhân và bãi bỏ các điều luật Hình sự liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, các
khách mời của BBC nên tìm cách phát huy quyền tự do ngôn luận trong những không
gian vừa phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, vừa phù hợp với các thỏa
thuận về nhân quyền mà Việt Nam đã ký với quốc tế.
Thứ ba, một số khách mời và nội dung xuất hiện trong buổi tọa
đàm của BBC hơi thiếu sức thuyết phục với độc giả. Một buổi thảo luận về báo
chí không nên có sự hiện diện của Phạm Chí Dũng và Phạm Đoan Trang, trừ phi các
tờ báo mở thêm mục “Chửi bới mỗi ngày” cho Trang và mục “Bói toán” cho Dũng. Việc
Dũng đòi thả Trần Huỳnh Duy Thức nhân danh “quyền tự do báo chí” cũng không hợp
lý, vì Thức bị bắt vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, chứ không phải
vì hoạt động báo chí.
Việt Nam là một quốc gia đảm bảo có tự do báo chí thể hiện cả trong thực tế và trong các văn bản luật, hiến pháp và công ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết. Tuy nhiên vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam lại bị một số đối tượng xấu lợi dụng để đả kích chế độ, bôi xấu Việt Nam, chống chính quyền...Tự do báo chí phải trong khôn hổ cho phép của pháp luật chứ không phải muốn làm gì thì làm,báo chí phải phục vụ sự phát triển của đất nước, đảm bao an ninh quốc gia chứ không phải là cái công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
Trả lờiXóalà một quốc gia thì làm gì cuxg phải theo khuôn khổ của pháp luật, và báo chí cũng không phải ngoại lệ. Dường như Viêt Nam quá tự do hay sao mà các đối tượng xáu, các nhà dân chủ quậy, lều báo phản động lợi dụng vẫn đề này để vu cáo Việt Nam. dả kích chế độ, quy kết trách nhiệm cho đẢNG, chống chính quyền, hơn nữa chúng còn là con đường, là cơ hội để cho báo đầi, các tổ chức nước ngoài thù địch can thiệp vào Việt Nam
Trả lờiXóaViệc tự do ngôn luận ở nước ta được thực hiện một cách khá thoải mái,và điều đó làm cho những kẻ rận chủ không biết điều để thoải mái mà lại lạm dụng để ăn nói hàm hồ,Chế độ xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắng của Đảng và nhà nước ta,không ai có thể phủ nhận được những thành quả mà Đảng và Nhà nước Việt Nam tạo dựng đến ngày hôm nay trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng ta hiện nay.
Trả lờiXóaNhà nước thì phải có pháp luật, làm gì cũng phải trong vòng pháp luật, kể cả quyền tự do ngôn luận hay bất cứ cái gì. Còn báo chí có định hướng hay dẫn dắt dư luận theo hướng nào, hay chỉ chăm chăm xuyên tạc những việc liên quan tới chính quyền để hướng nhân dân sai? Những tờ báo lớn có uy tín người ta vẫn hoạt động bình thường đó thôi!
Trả lờiXóaChả tự do quá rồi nên mới có những thằng lều báo tự do viết những bài báo xuyên tạc không đúng sự thật, mặc dù có xử lí rồi đó nhưng vẫn chưa đủ cho chúng nó sợ. Còn mấy cái đứa khách mời này đúng là cái lũ chỉ biết đòi hỏi quyền lợi, đòi hỏi nhưng không thực hiện nghĩa vụ thì mong chờ cái gì
Trả lờiXóaTự do báo chí quá đà dẫn đến tình trạng báo láo ở Việt Nam thì có ý, thằng nào bảo Việt Nam không có tự do báo chí thì nên xem lại, tất nhiên tự do không phải là thái quá, không phải là cứ xâm phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước, tự do gì cũng phải có quy củ không thì báo láo ắt sẽ phát triển rất mạnh như hiện nay
Trả lờiXóaCứ tưởng rằng người dân sẽ chứng kiến những sự kiện gì lớn lao to tác lắm khi nhìn qua những gì mà trên báo đài người ta hay đăng nhưng thực sự nó là như thế nào và bản chất nội dung nó ra sao thì chắc đám rận chủ chính là những người rõ nhất.Và tình trạng báo chí ở nước ta hiện nay cũng đang rất có vấn đề,mong rằng trong thời gian tới cơ quan chức năng sẽ siết chặt hơn nữa.
Trả lờiXóa