Loa Phường
Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đang đứng trước nguy cơ "sụp đổ hoàn toàn" nếu tiếp tục không nhận được sự ủng hộ đối với thỏa thuận Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) tại quốc hội.
Trong
lịch sử nước Anh, chưa bao giờ có Chính phủ nào lận đận như Chính phủ Theresa
May. Cả nhiệm kỳ của bà này loanh quanh, luẩn quẩn và bế tắc với vụ Brexit và
đang phải đối mặt với nguy cơ từ chức hàng loạt của các bộ trưởng kỳ cựu, những
người bị chia rẽ quan điểm về Brexit, phụ thuộc vào phương hướng mà bà sẽ lựa
chọn/sẽ đạt được trong tuần tới. Giới phân tích nhận định, sẽ có ít nhất 6
thành viên thân châu Âu trong nội các của bà May sẽ từ chức nếu bà không phá vỡ
được thế bế tắc của Brexit hiện nay và quyết định lựa chọn một Brexit không
thỏa thuận. Thậm chí cả những bộ trưởng ủng hộ Brexit cũng đe dọa sẽ từ
chức nếu bà May ủng hộ giải pháp ở lại gắn bó với EU bằng liên minh thuế quan
hoặc tìm kiếm một sự trì hoãn lâu hơn cho Brexit.
Giới
phân tích cho rằng, chiến lược Brexit của Thủ tướng Theresa May đã bị sụp đổ
sau khi thỏa thuận đưa "xứ sở sương mù" rời khỏi "ngôi nhà
chung" mà bà đạt được với EU tháng 11 năm ngoái bị bác bỏ lần thứ ba liên
tiếp tại Hạ viện. Bà Thủ tướng đang bị dồn vào chân tường khi bị cảnh báo chính
phủ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hoàn toàn nếu bà không chấp nhận thỏa
thuận trong vấn đề Brexit, bởi các cố vấn của Thủ tướng đã bị chia rẽ về quan
điểm liệu có nên chấp nhận một Brexit "mềm" hay là kêu gọi tổ chức
một cuộc tổng tuyển cử vào tuần này.
Chính
phủ thì như vậy, còn với người dân Anh mới thật sự là thảm họa, họ cũng đang bị
chia rẽ sâu sắc. Một bản kiến nghị hơn 6 triệu chữ ký đòi “trưng cầu dân ý” lại
với lý do giờ đây người dân Anh đã nhìn thấy rõ hơn việc nên đi hay ở lại EU
rồi.
Còn nhớ
ngày 23/6/2016, 52% người dân Anh đã bỏ phiếu ly hôn, 48% chọn ở lại với EU
khiến cựu Thủ tướng Anh Cameroon – người đề xuất trưng cầu dân ý về Brexit đã
từ chức, dẫn đến thành lập nội các Thủ tướng Theresa May. Ngày 27/3/2017, Chính
phủ Anh đã gửi thư tới Nghị viện EU thông báo chia tay EU, ấn định thời hạn là
29/3/2019. Nay thời hạn chót đã trôi qua trong sự chia rẽ sâu sắc cùng với nguy
cơ sụp đổ chính phủ Theresa May. Nhìn vào mớ bòng bong hiện nay, không thể nói
gì đúng hay sai khi nước Anh đã chọn cơ chế dân chủ được ca tụng nhất là trưng
cầu dân ý để quyết định số phận đất nước. Nhưng rõ ràng, cả Châu âu đều chán
ngán nước Anh và muốn tống cổ/chấm dứt vụ Brexit này càng nhanh càng tốt. Còn
nước Anh thì rối tung lên và Chính phủ chẳng làm được cái gì ngoài việc tìm
kiếm giải pháp cho Brexit, nay đã thất bại.
Liệu có
nên trưng cầu dân ý lại? Có hay không thì vẫn dẫn nước Anh tới thảm họa và chia
rẽ. Dân chủ không phải khi nào cũng hoàn hảo, phải không?
vụ này ảnh hưởng rất nhiều tới không chỉ anh mà cả eu và nhiều quốc gia khác, lên cả kinh tế thế giới, cũng chưa biết đâu là chính xác nhưng việc dân chủ như thế này đôi khi không thực sự đứng, bởi người dân đâu hiểu rõ tình trạng đất nước, có khi họ còn không biết thủ tướng của mình là ai ?
Trả lờiXóa