Liên tiếp nhiều bài viết lên
án chính phủ Đức đã bác đơn xin tỵ nạn, trục xuất gia đình ông Nguyễn Quang
Hồng Nhân về VN với lý do “giữa Đức và Việt Nam đã ký một hiệp định
bang giao. Tòa án ở Đức đã giải thích rằng tình hình ở Việt Nam hiện nay là rất
tốt, cho nên việc tôi trở về sẽ được an toàn và chính phủ Đức bảo đảm rằng sẽ
không xảy ra hành động trả thù”. RFA có bài mổ xẻ nguyên nhân “Tại sao ông Nguyễn
Quang Hồng Nhân bị trục xuất khỏi nước Đức?” và cho rằng ông này rơi đúng
vào thời điểm quan hệ Việt-Đức đi xuống do vụ Trịnh Xuân Thanh và ông ta trở
thành “nạn nhân” bị tống xuất khẩn cấp khỏi Đức!?!
Hoặc trường hợp khác là bài
viết của bà Marina
Mai đăng trên báo hàng ngày TAZ ở Berlin, cho nguyên nhân nằm ở nhân viên Sở di trú ở bang Bayern xem xét tỵ nạn Đức
không đủ trình độ chuyên môn thẩm định như ở các bang Berlin, Brandenburg,
Nordrhein-Westfalen và Sachsen!
Trường hợp khác là tổ chức Nghiệp đoàn sinh
viên VN khi vừa kết nạp con gái của ông Nguyễn Quang Hồng nhân vào tổ chức liền
đăng ngay bài chửi cả cộng đồng chống cộng ở Đức, Mỹ,… đã thơ ơ, không cứu gia
đình ông Nhân như khẩu hiệu tương trợ đồng bọn với nhau lâu nay!
Ông viết
trên facebook “Theo cơ cấu tổ chức của Nhà nước Đức, thẩm quyền và trách nhiệm
quyết định về đơn xin tị nạn của người nước ngoài thuộc về Liên bang. Việc chăm
lo về ăn ở, sức khỏe và thực thi trục xuất … là thẩm quyền và trách nhiệm của
các bang. Điều đó có nghĩa là, các bang lập danh sách trục xuất trên cơ sở
thông báo của Cơ quan BAMF trực thuộc Bộ nội vụ Liên bang Đức, ghi tên những
người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Đức. Tất nhiên, việc chuẩn bị và tiến
hành trục xuất được hổ trợ bởi Cảnh sát Liên bang (Bundespolizei), ngày xưa gọi
là Công an biên phòng (Bundesgrenzschutz). Bình thường, khi nhập trại, người
nộp đơn được phân chia đến những địa danh nơi mà chi nhánh của Cơ quan BAMF
chuyên trách những quốc gia được giao phó. Nhưng người nộp đơn xin tị nạn có
thể nộp đơn xin chuyển trại đến một nơi có người trong gia đình đang sống. Con
gái ông Nguyễn Quang Hồng Nhân học ở TP Nürnberg nên ông và vợ xin được đến
trại tị nạn tại bang Bavaria rõ ràng là một quyết định nhân đạo thể theo nguyện
vọng. Theo quy định của luật hành chính, Tòa án có thẩm quyền xét xử về đơn
kiện (Klage) là tòa án nơi nguyên đơn cư trú. Trước khi bị trục xuất, vợ chồng
ông Nguyễn Quang Hồng Nhân sống ở TP Nürnberg nên xét xử ở tại bang Bavaria là
hợp lý và đúng luật. Rõ ràng bà Marina Mai không nắm rõ luật Đức bởi vì “xét
xử” là thẩm quyền của quan tòa, còn Quyết định viên của Cơ quan BAMF chỉ có
quyền cho ra quyết định về đơn xin tị nạn. Thực sự là quá hồ đồ khi bà ta viết
“… ở bang Bayern do các nhân viên không đủ khả năng xem xét…”. Bởi vì, dù ở văn
phòng BAMF đặt ở TP Nürnberg hay ở một thành phố khác, Quyết định viên là một
chuyên gia có kiến thức tốt về quốc gia mình phụ trách. Ngoài ra một số Quyết
định viên xuất sắc được chọn lọc để hổ trợ và tư vấn trên toàn lãnh thổ liên
bang cho các Quyết định viên trong hoạt động phỏng vấn và quyết định. Cá nhân
tôi, cho đến khi rời nhiệm sở hôm 31-3-2108, mấy thập kỷ liền được giao trọng
trách là tổ trưởng chuyên gia phụ trách một quốc gia và đồng thời là một trong
những tác giả biên soạn cuốn cẩm nang hướng dẫn phỏng vấn và quyết định.
Quyết định
bác đơn của Cơ quan BAMF trong trường hợp này cũng hoàn toàn chuẩn xác bởi vì
bản án tù năm xưa vì tội “hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng” không thể
coi là sự đàn áp chính trị của ngày hôm nay. Những thập kỷ sau này, gia đình
ông ta sống đàng hoàng ở Việt Nam với tất cả quyền tự do, dân chủ. Việc ông
Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ đi kèm con gái ra nước ngoài để tham dự cuộc thi
âm nhạc cho thấy sự đối xử nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.
Cần nói
thêm, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ nộp đơn xin tị nạn hai lần ở Đức. Đơn
thứ hai được gọi là đơn tiếp theo chiếu theo điều 71 Bộ luật về thủ tục xét đơn
xin tị nạn. Theo đó, có thể nộp đơn tiếp theo sau khi rút đơn đầu tiên hoặc là
thủ tục xét đơn đầu tiên đã vĩnh viễn kết thúc. Lý do cho đơn tiếp theo chỉ có
thể là những tình tiết mới xảy ra ở quê nhà hoặc là ở nước ngoài đối với cá
nhân người nộp đơn, thí dụ các hoạt động chính trị ở Đức. Những lý do mới đó
được gọi trong tiếng Đức là Nachfluchttatbestände chiếu theo điều 28 Bộ luật về
thủ tục xét đơn xin tị nạn và được kiểm tra dưới những tiêu chuẩn rất khắt khe.
Trong trường hợp Cơ quan BAMF bác đơn không đúng luật thì Tòa án có quyền hủy
quyết định sai trái. Như vậy không thể hồ đồ và cho rằng “nhân viên không đủ
khả năng xem xét” đã đẩy vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân ra khỏi nước Đức.
Việc cơ quan chức năng Đức từ chối cấp giấy để vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân sang Vienna, Áo gặp Đại sứ quán Canada cũng rất hợp lý và đúng luật. Bởi vì trong thời gian xét đơn xin tị nạn, người nộp đơn không được phép rời lãnh thổ Đức, hơn nữa trong thực tế, nhiều người sau khi bị bác đơn đã sang Áo rồi nộp đơn xin tị nạn ở đó. Tuy đơn xin tị nạn ở Áo rồi cũng bị bác nhưng họ có được thêm thời gian để xoay xở và đợi thời cơ mới.
Việc CHLB
Đức trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ chỉ có thể hiểu là một thông
điệp rõ ràng và cứng rắn: Đừng lạm dụng luật về tị nạn, đừng đánh lừa cơ quan
quyền lực Đức để xuyên tạc và vu khống Nhà nước Việt Nam”
Qua phân tích của chuyên gia Đức về xét tỵ nạn
có thể thấy rõ, thái độ của truyền thông cuốc tế như RFA khi công kích chính
phủ Đức hoặc xuyên tạc, đổ vấy nguyên nhân khiến gia đình ông Nguyễn Quang Hồng
Nhân bị trục xuất cho thấy sự hồ đồ, ăn không nói có, hằn học vô lối của họ. Nó
còn cho thấy, cái cộng đồng, hay nói cách khác là băng đảng zân chủ Việt này
không sống và làm việc theo pháp luật. Đối với họ, chỉ có “giá trị nhân quyền…theo
cách của họ” mới là tuyệt đối đúng, ai “xâm hại” đều đáng bị nguyền rủa, thóa
mạ, tấn công, kể cả đồng bọn của họ!!!
RFA đã nổi tiếng bởi lối làm báo xuyên tạc, đổ vấy, hồ đồ, ăn không nói có, hằn học vô lối của họ. Và quốc tế cũng khá rõ điều đó, người dân vieET nAM CŨNG HIỂU . chính quyền việt nam cũng biết vậy, chỉ điều họ cứ cố quá để làm gì, cố quá thì quá cố mà thôi!
Trả lờiXóa