Loa Phường
Ngày 03/04/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định
phê duyệt “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”.
Trong tuần qua, nhiều phóng viên hoặc cựu phóng viên bất mãn – như Tâm Chánh,
Ngọc Vinh, Trương Huy San, Mai Phan Lợi – đã viết bài hoặc trả lời phỏng vấn để
công kích lộ trình quy hoạch đó.

Cụ thể, khi bàn về nguồn gốc bản chất của đợt quy hoạch,
Tâm Chánh (cựu Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị) và Ngọc Vinh (thư ký tòa soạn
báo Tuổi Trẻ) đã nói với BBC rằng “thực chất đây là một bản kế hoạch cắt giảm
các cơ quan báo chí”, “được thực hiện bằng quan điểm coi báo chí là công cụ
tuyên truyền của Đảng”. Trong khi đó, Trương Huy San viết rằng “đây là sáng kiến
của cặp đôi Bắc Son - Tấn Dũng”, thể hiện tư duy của hai cựu lãnh đạo này, và
đã “gây không ít lúng túng cho những người kế nhiệm”.
Khi bàn về hậu quả của đợt quy hoạch, Tâm Chánh và Ngọc
Vinh nêu ra 2 nguy cơ. Thứ nhất, quá trình tập trung hóa quyền lực sẽ khiến
tham nhũng sẽ nảy sinh, do các cơ quan báo chí đua nhau “vận động ngầm” để được
tiếp tục hoạt động, còn các cơ quan Nhà nước thì sẵn sàng bán tư cách phụ san,
hoặc bán “một số cơ quan báo chí có tiềm lực” cho các doanh nghiệp. Thứ hai, đề
án này sẽ “thu hẹp hoạt động của báo chí, và dĩ nhiên thu hẹp quyền ngôn luận của
người dân”. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Thịnh bình luận rằng đợt quy hoạch
sẽ “làm méo mó, thui chột” chức năng “phản ánh sự thật”, “đấu tranh vì lẽ phải”,
“phản biện”… của báo chí. Ngoài ra, Tâm Chánh nói rằng vì báo chí ở TP.HCM đã tạo
thành một thị trường tự vận hành, thay vì lệ thuộc vào ngân sách của Nhà nước,
báo giới của thành phố này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đề án quy hoạch.
Khi bàn về mô hình thay thế cho đợt quy hoạch này, Tâm
Chánh, Ngọc Vinh và Trương Huy San cùng đề xuất mô hình báo chí Mỹ, trong đó
báo chí được xem là một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, và các
cơ quan báo chí vận hành như những doanh nghiệp. Đi xa hơn, Trương Huy San cho
rằng “lẽ ra phải cấm những cơ quan đang nắm quyền lực nhà nước (hành pháp, tư
pháp...) ra báo”.
Nếu giới phóng viên bất mãn muốn áp dụng mô hình báo chí Mỹ
ở Việt Nam, họ nên hiểu tường tận quá trình hình thành của mô hình này. Nhìn lại
lịch sử, có thể thấy nền báo chí phương Tây đã phát triển qua 3 giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu tiên, kéo dài từ thời La Ma đến thế kỷ
18, báo chí chủ yếu là công cụ để truyền tải tin tức từ các triều đình và nhà
nước đến người dân. Vì vậy, mọi tờ báo đều thuộc sở hữu của nhà nước, hoặc của
các chủ xưởng in thân nhà nước.
Trong giai đoạn thứ hai, trải từ các cuộc cách mạng dân chủ
tư sản hồi thể kỷ 18 đến Thế chiến II, báo chí hoạt động như những doanh nghiệp
vận chuyển tin tức và bình luận, phục vụ nhiều nhóm quan điểm và lợi ích khác
nhau trong xã hội. Dù vậy, khi mô hình này phát triển đến mức cực thịnh vào đầu
thế kỷ 20, quá trình tích lũy và tập trung tư bản đã khiến vài nhà tư bản nắm
quyền sở hữu hầu hết các tờ báo. Kết quả là báo chí hoàn toàn bị thao túng bởi
đồng tiền, đến nỗi phục vụ các doanh nghiệp thay vì người dân.
Bức xúc trước tình trạng trên, giới trí thức đã nhập cuộc,
để cải thiện hệ thống báo chí phương Tây bằng các bộ quy tắc đạo đức, những ủy
ban thẩm định, những hiệp hội và những trường đại học báo chí. Thông qua các nỗ
lực thẩm định và giáo dục, họ đã giúp báo chí trở lại làm nguồn tin tức, diễn
đàn thảo luận và cửa sổ để nhìn ra thế giới của người dân; thay vì chỉ hoạt động
như những kênh quảng cáo, tuyên truyền của các doanh nghiệp và đảng chính trị.
Những thay đổi này mở ra giai đoạn phát triển thứ ba của báo chí phương Tây,
kéo dài từ sau Thế chiến II đến nay.
Qua chặng đường lịch sử vừa nêu, ta thấy báo chí có thể được
định hướng bởi 3 lực lượng – là Nhà nước, đồng tiền, hoặc các trí thức trong
nghề. Nhà nước định hướng báo chí là một chuyện bình thường, đã diễn ra trong hầu
hết lịch sử của báo chí. Nhìn vào bối cảnh hiện tại, ta có thể thấy đồng tiền,
của cả người Việt lẫn ngoại quốc, đang chi phối và làm giảm chất lượng của nền
báo chí Việt Nam. Vì vậy, chừng nào giới trí thức trong nghề báo chưa tự thiết
lập được chuẩn mực cho môi trường hành nghề, thì chừng đó sự can thiệp của Nhà
nước còn là một phản ứng vừa tự nhiên, vừa cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của
xã hội.
Với những lý do vừa kể, giới báo chí bất mãn nên tự trách
mình đã không làm tròn trách nhiệm với nền báo chí Việt Nam, trước khi trách
Nhà nước gia tăng can thiệp. Qua một vụ bê bối hồi đầu tháng 04/2019, trong đó
group “Góc nhìn Báo chí – Công dân” của Mai Phan Lợi xóa mọi post phê bình Viet
Jet Air, có thể thấy giới báo chí bất mãn cũng đang là nô lệ của đồng tiền, sẵn
sàng hy sinh tự do ngôn luận vì tiền, chứ chẳng có tư cách phê bình người khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét