Loa Phường
Trong
tuần qua, một số cá nhân chống đối đã lập trang Facebook giả mạo Ban Tuyên Giáo
Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, để đăng bài ủng hộ công ty Masan trong vụ
tranh cãi xoay quanh Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nước mắm.
Nhiều cơ sở nghi vấn cho thấy trang fanpage giả mạo Ban Tuyên giáo TWĐCSVN là sản phẩm của băng nhóm truyền thông zâm chủ Phạm Đoan Trang?
Sau
khi Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm"
được công bố để lấy ý kiến dư luận vào ngày 27/02/2019, nó đã vấp phải sự phản đối
của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống. Khối doanh nghiệp này cho
rằng Dự thảo chứa những quy định thiếu thực tế, có tác dụng ưu đãi nước mắm
công nghiệp và "bức tử" nước mắm truyền thống của Việt Nam; và nội
dung dự thảo đã thay đổi nhiều sau khi đại diện của Masan - một công ty sản xuất
nước mắm công nghiệp - tham gia ban soạn thảo. Đa số báo chí ủng hộ các doanh
nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống, khiến dư luận của người tiêu dùng bị định
hình theo hướng này. Đáp ứng dư luận, ngày 12/03, Bộ Khoa học & Công nghệ tạm
dừng thẩm định Dự thảo, để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi.
Trong
nửa đầu tháng 03/2019, nhiều cá nhân chống đối đã tận dụng cuộc tranh cãi về Dự
thảo để công kích Nhà nước. Ngày 10/03, họ lập trang Facebook giả mạo có tên
"Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam", rồi đăng 4 bài viết,
2 bài trong số đó có liên quan đến vụ Dự thảo Tiêu chuẩn sản xuất nước mắm.
Trong những bài này, chủ trang quy kết những người phản đối Dự thảo là "bọn
phản động", và tuyên bố ủng hộ công ty Masan. Khi giả mạo Ban Tuyên giáo để
viết 2 bài có nội dung vừa nêu, chủ trang muốn đánh lừa dư luận của các doanh
nghiệp và người tiêu dùng, khiến dư luận phát sinh ác cảm với Ban Tuyên giáo.
Ngày
11/03, Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin -
truyền thông) đã liên lạc với công ty Facebook để đề nghị gỡ tài khoản giả mạo.
Cùng ngày, đại diện của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
thông báo rằng cơ quan này không có trang Facebook.
Ngày
12/03, giới chống đối lập một trang Facebook giả mạo khác, vẫn lấy tên
"Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam", và đăng 2 bài viết,
một trong số đó lộ rõ việc giả mạo để tuyên truyền. Trang này ngừng đăng bài
sau ngày 13/03, có thể do tài khoản của chủ trang bị Facebook khóa.
Trong
hai ngày 11 và 12/03, Phạm Đoan Trang liên tục quảng bá cho 2 trang giả mạo vừa
nêu, và ám chỉ rằng chúng là trang do Ban Tuyên giáo hoặc "dư luận
viên" thật điều hành, dù nội dung trang chứa nhiều chi tiết phủ nhận điều
đó.
Khi
công kích Ban Tuyên giáo bằng một trang đăng tin tức giả để vu vạ, giới
"dân chửi" không chỉ có lỗi với cơ quan này. Trước tiên, họ có lỗi với
sự thật và với độc giả - những đối tượng mà lâu nay họ tuyên bố phục vụ. Họ sẽ
tự đánh mất tính chính danh trong cộng đồng của mình, vì các hoạt động truyền
thông dựa trên sự dối trá không xứng đáng có tính chính danh.
Trên face book cho phép chúng ta đăng tin, báo nhưng không kiểm soát chất lượng thông tin, thông tin có thật hay không, còn người đăng tin cũng không quan tâm tới người đọc, hậu quả của việc đăng tin vớ vẩn, họ chỉ quan tâm tới mục đích của mình, tiền hoặc gây rối xã hội như trường hợp này !
Trả lờiXóaHiện nay trên các trang mạng xã hội nhiều cá nhân tổ chức phản động thường lập ra các trang giả mạo các cơ quan của Đảng và Nhà nước nhằm tung những thông tin thất thiệt, thiếu chính xác, gây hoang mang dư luận. chính vì vậy, mỗi bạn đọc trước khi tiếp cận thông tin cần có sư chọn lọc và kiểm chứng trước những thông tin đó trước khi tiếp nhận nó, không tin theo những tin đó khi chưa có kiểm chứng.
Trả lờiXóa