Mấy ngày nay
tôi im lặng theo dõi phản ứng của truyền thông vụ nhiễm sán này, để xem có bao
nhiêu bài báo 1 cách công tâm và tử tế. Đáng tiếc là không. Tất cả tập trung
vào nỗi sợ, hoang hết cả mang, khủng hết cả khiếp về cái chuyện bé như lỗ kim.
Đó là chuyện ăn bẩn.
Nói đi cũng
phải nói lại, vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay có nghiêm trọng không: nghiêm trọng
Tất cả lỗi
có phải do thức ăn của nhà trường không, có phải do món thịt lợn nghi ngờ bị
gạo không: không hẳn.
Tất cả trong
1 cơn lên đồng tập thể, khủng khiếp quá, đáng sợ quá, làm tất cả mọi người đều
hoang mang. Đến cả tôi là bác sĩ hàng ngày đọc tin mà còn thấy kinh khiếp.
Nhưng sự thật có đáng sợ không: không.
Con số nghe
ra rất khủng khiếp, tuy thế xét theo tỉ lệ ở cộng đồng nó chỉ phản ánh con số
chả có gì đáng báo động. Nó chỉ đưa ra 1 sự thật là tỉ lệ nhiễm kỹ sinh trùng
của Việt nam vẫn còn cao, y như WHO cảnh báo năm nào, tất cả do thói quen vệ
sinh của cộng đồng. Vậy nên đổ lỗi cho bữa ăn nhà trường là điều không đúng.

Nang sán có
trong thịt lợn, là ấu trùng sán đi lạc và đóng đô ở những mô cơ và trưởng thành
tạo thành nang sán. Nếu ăn phải thịt lợn nhiễm sán này (gọi là lợn gạo) chưa
nấu chín, nang sán (chứa sán trưởng thành) còn sống đi vào dạ dày rồi chui
xuống ruột non cư trú ở đó rồi trưởng thành gây bệnh nhiễm ký sinh trùng đường
tiêu hóa. Chả bao giờ nó chui được vào chỗ khác ở cơ thể như cơ, não...gây bệnh
cả.
Trứng sán,
sẽ theo phân chui ra môi trường, bám vào đất và thức ăn. Do tập quán canh tác
của người dân, đặc biệt các anh chị thuận tự nhiên thích dùng phân nhưng thiếu
hiểu biết. Phân chuồng, phân xanh ủ không đúng cách, tưới rau bằng nước tiểu...
Sau rồi rửa tay không đúng cách ( giờ làm cái thống kê có khi 80% dân số không
rửa tay sau đi ỉa, thật). Trứng sán đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng, con ấu trùng
này mới chui vào máu chạy lăng quăng rồi lạc chỗ vào não, cơ...gây bệnh cho
động vật và người, dân gian gọi là bệnh gạo. Như vậy, ăn rau bẩn còn nguy hiểm
hơn thịt bẩn, nói nhanh cho vuông, he he. Nguồn này mới kinh.
Theo các
nghiên cứu trích dẫn của tổ chức y tế thế giới, WHO, Việt Nam vẫn là vùng nhiễm
ký sinh trùng vào mức cao của Đông Nam Á, dù có giảm theo từng năm nhưng vẫn
còn hết sức cao. Nói ra lại bảo xấu, 1 thống kê tại 1 tỉnh phía Bắc, gần Hà Nội
cho thấy, 39% người lớn và trẻ em nhiễm ký sinh trùng. Có những nơi con số này
lên đến 44 và 50%. Còn 1 số tỉnh nông nghiệp còn đến...80%. Choáng chưa.
Quay lại vụ
ầm ĩ này, các cháu nhỏ làm xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán sán, kết quả dương
tính có nghĩa là cơ thể hoặc đã từng tiếp xúc với ký sinh trùng là con sán,
hoặc có thể đang mắc sán. Tỉ lệ nói chung không cao so với thống kê của WHO,
như vậy chả có gì ghê gớm cả. Chỉ là 1 con số.
Và, nhiễm
sán kiểu này dễ chữa không. Dễ, uống 1 liều thuốc duy nhất là hết. Có gì phải
ầm hết cả ĩ lên. Có nhiều thứ còn đáng kinh hoàng hơn chuyện con sán này vạn
lần.
Để khỏi
hoang mang và truyền thông khỏi tìm mọi cách lái đến lương tâm và sự sợ hãi.
Cần làm sàng lọc ký sinh trùng cho các cháu nhỏ và cả gia đình của chúng là
biết ngay nguồn lây từ đâu. Nếu bố mẹ cũng bị, và tỉ lệ của người lớn tương
đương trẻ em, thì là do cả xã hội ăn bẩn, chả phải trường học. Nhở.
Nói chung,
làm gì thì cũng đừng có làm quá lên như thế, nhân dân người ta sợ.
Bình thường,hàng ngày việc nhiễm sán này vẫn đang diễn ra hàng ngày,ở nhiều người nhưng thời gian gần đây mượn "gió" dịch tả châu phi để gây lên cái sán lợn này.Mà do đâu....d những nhá báo thiếu hiểu biết,thích dật tít câu like viết những bài viết kém hiểu biết thiếu khoa học để nói về tình trạng nhiễm sán lớn này và cứ như thể không cứu được vậy trong khi một liều thuộc có thể khỏi r.Nói chung thì vẫn là ý thức của người dân ăn uống có vệ sinh hay không,thức ăn nấu có thực sự đã chín đảm bảo yêu cầu hay không,....chứ lúc nào cũng đfng mử mồm ra là lợn nhiễm sán này nọ
Trả lờiXóaMượn gió bẻ măng cả thôi vì lợn dịch tả châu phi nó chỉ lây từ lợn sang lợn chứ có lây từ lợn sang người bao giờ đâu,chỉ cần nấu lên nhiệt độ sôi từ 100 độ C là sán chết hết mà,sán nó cũng chỉ là những ký sinh bình thường thôi mà ở đâu cũng có thể xuất hiện nếu vệ sinh không sạch sẽ ,cho nên hãy bình tĩnh nhé cả nhà.
XóaHãy thôi đồn thổi 1 cách kém hiểu biết về sán lợn, liệu sán lợn có nguy hiểm chết người như cách mà lũ kền kền và đám báo chí thiển cận đang gọi mưa gọi gió trên mạng xã hội. Nếu không muốn mắc bệnh thì hãy xem lại ý thức ăn uống và vệ sinh của mình, cứ ăn nem chua nem tái xong hỏi tại sao lại nhiễm sán,tại "lợn"...Rồi lại dịch tả châu Phi tràn sang, thật quá nông cạn!
Trả lờiXóaQua câu chuyện lần này về sán lợn chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa về sự nghiệp nhà báo của cánh báo chí nó tệ hại như thế nào,mong rằng trong thời gian tới cơ quan chức năng sẽ xử lý chặt chẽ hơn nữa những tên đăng tải những thông tin sai sự thật giật tít câu like câu view với hình thức tương tự như thế này vì nó gây hoang mang dự luận.
Trả lờiXóaLàm gì có con sán nào có thể sống trong nhiệt độ hơn 100 độ c được,vì thế nên đám nhà báo đừng ở đó mà viết nhăng viết cuội nữa,làm hoang mang cho nhân dân,nếu không ăn thịt không ăn cá thì cũng đừng ăn rau sống nem chua thịt tái rồi bao nhiêu thức khác nữa còn có nguy cơ nhiễm sán lớn gấp bao nhiêu lần luôn cơ nên là hãy cứ ăn chín uống sôi là ok hết .
Trả lờiXóaChỉ cần chúng ta ăn chín uống sôi thì chả có gì phải sợ sệt cả hết luôn ý,bản thân những con sán nó cũng bình thường như ruồi muỗi mà thôi,chỉ có đám báo chí ngu muội là có tài phép thần thông biến những con sán thành anh hùng thành búa rìu của dư luận thôi,và đó cũng là một lần nữa cho thấy sự xuống cấp đạo đức nhà báo giảm sút nghiêm trọng trong thời gian qua.
Trả lờiXóa