Loa Phường
Khoảng
ngày 12/02/2019, nhiều tờ báo chính thống đã có bài phản đối điều kiện tuyển
sinh của Đại học Sư phạm TP.HCM - rằng sinh viên nam phải cao từ 1m55 trở lên,
nữ phải từ 1m50 trở lên. Họ bình luận rằng vì
những vấn đề thể chất như chiều cao không liên quan đến năng khiếu và
nhiệt huyết trong nghề dạy học, không nên đưa chúng vào vào điều kiện dự tuyển.
Nhân đó, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã tận dụng vụ việc để công
kích nền giáo dục và tình trạng nhân quyền của Việt Nam, chủ yếu theo 3 hướng.
Trong
hướng thứ nhất, họ đánh thẳng vào sự bất hợp lý của quy định, nhằm công kích
ngành giáo dục Việt Nam. Chẳng hạn, Nguyễn Lương Hải Khôi viết rằng Thứ trưởng
Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga cao dưới 1m55, như vậy không đạt chuẩn. Nhiều cá nhân chống
đối liên kết sự việc này với vụ "sinh viên ngành sư phạm bán dâm đến lần
thứ 4 mới bị đuổi học", dù lần đó truyền thông đã đưa tin không đầy đủ,
làm bóp méo bản chất của vấn đề.
Trong
hướng thứ hai, họ tận dụng sự việc để quy kết Việt Nam vi phạm nhân quyền. Chẳng
hạn, Đặng Hoàng Giang viết rằng quy định này " rõ ràng là một vi phạm nhân
quyền", "mang tính phân biệt đối xử, tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp
cận cơ hội". Giang cũng nói rằng "những người ra quy định này đang sống
trong một thế giới tinh thần méo mó và phi nhân văn", nên không đủ tư cách
để quản lý ngành sư phạm. Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của tổ
chức Human Rights Watch, cũng đưa ra một phát biểu tương tự Giang.
Trong
hướng thứ ba, họ liên kết sự việc này với yếu tố Trung Quốc. Chẳng hạn, VOA tiếng
Việt nói rằng Trung Quốc cũng có quy định tương tự, nhưng sẽ hủy bỏ vào năm
sau.
Về mặt
hành động, Nghiêm Kim Hoa lên group Facebook "Cộng đồng Sinh viên Nói Vì
Sinh viên", để kích động sinh viên phải có phát ngôn về vấn đề này. Đáp lại,
nhóm này viết một thư ngỏ gửi Đại học Sư phạm TP.HCM, trong đó họ cũng tiếp cận
vấn đề từ góc độ quyền học tập, quyền của người khuyết tật... Họ nêu 2 ví dụ về
giáo viên giỏi cao dưới 1m50, là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký và thầy giáo Nguyễn
Văn Hùng (dạy Công nghệ thông tin tại Trung tâm Nghị Lực Sống). Lá thư là lời
góp ý, thuyết phục nhà trường thay đổi tiêu chuẩn tuyển sinh, không có dấu hiệu
phạm pháp.
Từ
ngày 13/02, trường Đại học Sư phạm TP.HCM bắt đầu đưa ra các thông tin để phản
bác. Họ cho biết tiêu chuẩn về chiều cao không phải là một tiêu chuẩn mới của
trường hoặc của ngành sư phạm, mà là một trong những điều kiện về sức khỏe của
người dự tuyển đã có từ năm 2008. Nó cũng đã được đăng tải trong "Những điều
cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng", do Nhà xuất bản Giáo dục phát
hành. Một cán bộ của trường giải thích rằng "nhân lực trong ngành giáo dục
phải đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề cao, nên tiêu chí sức
khỏe là quan trọng".
Như vậy,
tiêu chuẩn về chiều cao của sinh viên sư phạm thực ra không mới, mà đã được
công khai áp dụng từ 10 năm nay. Nó nảy sinh từ tiêu chuẩn sức khỏe của người
làm nghề dạy học, chứ không xuất phát từ ý định "mang tính phân biệt đối xử,
tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội" như Đặng Hoàng Giang quy chụp.
Sau khi cán bộ Đại học Sư phạm TP.HCM cung cấp thông tin đầy đủ cho dư luận, lượng
bài công kích khai thác chủ đề này đã giảm đi.
Sau
khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ
nhất, qua ví dụ về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký mà dư luận mạng đã viện dẫn, có thể
thấy quy định rằng sinh viên sư phạm phải cao trên 1m50 thật sự có vấn đề. Nó
khiến nhiều người trẻ thật sự có đam mê với nghề giáo mất cơ hội tham gia nghề
này, và khiến học sinh vuột mất nhiều thầy cô giỏi. Dù vậy, qua câu trả lời của
người trong cuộc, có thể thấy quy định này xuất phát từ sự lo lắng rằng sức khỏe
của những người hành nghề giáo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chứ không
xuất phát từ dụng ý "kỳ thị", "phân biệt đối xử" như lời
quy chụp của Đặng Hoàng Giang. Là người dẫn dắt phong trào "Tôi Tử Tế"
và "thấu cảm", lẽ ra ông Giang nên xem xét các bằng chứng và lắng
nghe ý kiến của người trong cuộc một cách thận trọng, trước khi suy đoán, quy kết rằng họ
có động cơ xấu.
Thứ
hai, trong vụ việc này, báo chí đã bóp méo một quy định tuyển sinh vốn có từ
lâu trong các trường sư phạm, để ngụy tạo một "tin nóng" nhằm công
kích ngành giáo dục Việt Nam. Nó nhắc chúng ta nhớ đến vụ "nữ sinh sư phạm
được phép bán dâm 4 lần", trong đó báo chí bóp méo một quy định chung của
các trường đại học, rồi dùng nó để công kích riêng các trường sư phạm. Dù nền
giáo dục Việt Nam có nhiều vấn đề, báo chí có nên mô tả sai bản chất của sự việc,
và quy trách nhiệm cho sai người, chỉ để hướng sự công kích vào ngành giáo dục có khách quan và "tử tế" hay không? Chúng tôi cho là không, vì không thể quét sạch nhà bằng một cái chổi
bẩn và động cơ thiếu trong sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét