Loa Phường
Trong 2 tuần vừa qua, cuộc chính biến ở Venezuela đã có một số diễn biến mới, được dư luận chống đối tận dụng để tuyên truyền chống chế độ.
Trong 2 tuần vừa qua, cuộc chính biến ở Venezuela đã có một số diễn biến mới, được dư luận chống đối tận dụng để tuyên truyền chống chế độ.
Trong
nội bộ Venezuela, phe đối lập tiếp tục biểu tình ủng hộ ông Guaido, còn phe
chính quyền tiếp tục biểu tình ủng hộ ông Maduro. Các nhóm bán vũ trang ủng hộ
chính quyền được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Cùng lúc đó, một số ít
sĩ quan cao cấp, bao gồm tướng không quân Francisco Yanez, đã chuyển sang ủng hộ
phe Guaido.
Về
phía quốc tế, số nước công nhận Guaido là tổng thống Venezuela tiếp tục tăng
nhanh. Ngày 26/01/2019, một số nước châu Âu - bao gồm Anh, Pháp, Đức và Tây Ban
Nha - nói rằng họ sẽ công nhận ông Guaido trừ phi ông Maduro tổ chức bầu cử
trong vòng một tuần lễ tới. Ngày 31/01, sau khi biểu quyết với kết quả 429 phiếu
thuận, 104 phiếu chống và 88 phiếu trắng, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết
công nhận Guaido là lãnh đạo trên thực tế của nhà nước Venezuela. Nghị viện
châu Âu cũng hối thúc các quốc gia thành viên công nhận các đặc phái viên
Venezuela do phe đối lập bổ nhiệm. Ngày 04/02, 19 nước Châu Âu thông qua tuyên
bố chung, trong đó công nhận ông Guaido là Tổng thống Venezuela. Một số nước
châu Âu khác, bao gồm Italia, từ chối tham gia tuyên bố chung này để tránh can
thiệp vào nội bộ nước khác.
Ngày
03/02, để hưởng ứng lời kêu gọi của thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, Mỹ đem hàng
viện trợ đến biên giới Venezuela. Nhận lệnh ông Maduro, quân đội Venezuela đưa
các xe container đến chặn ngang đường để ngăn hàng viện trợ. Ông Maduro bác bỏ
quan điểm rằng Venezuela đang có cuộc khủng hoảng nhân đạo, tuyên bố rằng người
Venezuela không ăn xin nước ngoài, và quy kết rằng chính các chế tài của Mỹ đã gây
ra tình trạng khó khăn kinh tế ở Venezuela. Ngày 06/02, Liên Hiệp Quốc khuyến
cáo rằng Mỹ không nên chính trị hóa hàng viện trợ, vì "hành động nhân đạo
cần độc lập khỏi các mục tiêu chính trị, quân sự hay các mục tiêu khác".
Cũng
trong tuần qua, các nước láng giềng như Brazil và Columbia đã đưa quân đến biên
giới với Venezuela, để đề phòng các biến động có thể gây ảnh hưởng cho họ.
Trước
các diễn biến đa chiều vừa nêu, giới chống đối đang khai thác thông tin về cuộc
đảo chính ở Venezuela theo hai hướng.
Trong
hướng tuyên truyền thứ nhất, họ công kích nhà nước xã hội chủ nghĩa của ông
Maduro, qua đó công kích chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cụ thể, họ khai
thác việc ông Maduro sử dụng các nhóm người ủng hộ bán vũ trang, việc ông ra lệnh
chặn hàng viện trợ, việc ông được bảo vệ bởi một nhóm nhà thầu quân sự Nga, và
việc các cuộc biểu tình ủng hộ ông không qui tụ nhiều người bằng các cuộc biểu
tình của phe đối lập... "Đặng Trường" (không rõ danh tính thật) có thể
là nick Facebook dẫn đầu dư luận phi chính thống về Venezuela trong tuần qua.
Trường đã đưa một số thông tin sai sự thật - chẳng hạn như chuyện quân đội
Brazil và Bolivia sẽ nổ súng nếu ông Maduro đàn áp người biểu tình; hoặc chuyện
quân đội Mỹ và Venezuela sắp giao tranh do ông Maduro chặn hàng cứu trợ.
Trong
hướng tuyên truyền thứ hai, họ phân tích phương pháp, hoặc ca ngợi lãnh tụ của
phe đối lập Venezuela.
Chẳng
hạn, Đặng Trường ca ngợi hình mẫu Maria Corina Machado, người được xem là
"nhân vật chính đứng đằng sau giúp sức cho Juan Guaido. Trường cho biết
Machado là con của một doanh nhân giàu có ở Venezuela, từng lấy bằng thạc sĩ
kinh tế ở Venezuela, và làm cho một công ty ở Mỹ. Bà bắt đầu sự nghiệp hoạt động
chính trị bằng cách lập và điều hành 2 quỹ từ thiện chuyên quyên tiền từ các tổ
chức quốc tế và các nhóm người Venezuela lưu vong; trong đó 1 quỹ chuyên hỗ trợ
người nghèo, 1 quỹ chuyên hỗ trợ các tổ chức chính trị đối lập. Machado chính
là người phát động các chiến dịch truyền thông để tuyên truyền rằng Guaido là tổng
thống chính thức của Venezuela, trên cả truyền hình lẫn mạng xã hội.
Trong
tuần qua, một số trang chống đối khác như Nhật ký Yêu nước, Tiếng Dân, Nghiệp
đoàn Báo chí... đã đăng lại bài trên của Đặng Trường, hoặc xào nó thành những
bài tương tự. Những bài này góp phần quảng bá một hình mẫu khá phổ biến ở Việt
Nam, là mẫu phụ nữ trung niên thành đạt, nổi tiếng trên mạng xã hội, làm chính
trị thông qua các hoạt động từ thiện và truyền thông đại chúng.
Trong
một ví dụ khác, Luật khoa Tạp chí phân tích "chiến lược lội ngược
dòng" của phe đối lập Venezuela. Chiến lược này gồm 3 điểm: (1) liên tục tổ
chức các hoạt động đường phố như diễn thuyết, biểu tình; (2) tuyên bố sẽ miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự cho những quân nhân ngả theo họ; (3) dựa vào Mỹ, để
Mỹ công nhận Guaido là nguyên thủ hợp pháp của Venezuela. Tuy nhiên, Luật khoa
cho rằng đây là một chiến lược mạo hiểm, vì sự can thiệp của Mỹ có thể đẩy
Venezuela vào trạng thái bất ổn kéo dài.
Trong
khi hầu hết giới "dân chửi" tỏ ra sùng bái phe đối lập Venezuela và
nhà tài trợ Mỹ, cũng có một số gương mặt đi ngược khuynh hướng này. Lê Diễn Đức
bình luận rằng Mỹ "rất khôn" khi vừa cấm vận, khiến Venezuela khủng
hoảng vì mất 10 tỷ USD tiền bán dầu; vừa cấp 50 triệu USD "hàng cứu trợ
nhân đạo" cho dân nghèo Venezuela để kích động họ chống chế độ.
Sau
khi xem xét vấn đề, chúng tôi khuyến khích giới "dân chửi" tiếp tục
lên đồng về cuộc đảo chính ở Venezuela. Khi làm vậy, họ sẽ dắt nhau vào những ảo
tưởng do chính họ tạo ra, vì 3 lẽ.
Thứ
nhất, bối cảnh của Việt Nam và Venezuela hoàn toàn khác nhau. Việt Nam đang
tăng trưởng kinh tế chứ không khủng hoảng, tự sản xuất được thay vì lệ thuộc
vào dầu, giao thương với mọi nước thay vì bị cô lập, và có một đảng thay vì đa
đảng. Trong khi nhiều nhà "dân chửi" vận động quốc tế cô lập Việt
Nam, để Việt Nam rơi vào khủng hoảng và hỗn loạn, thực tế là Việt Nam vừa thông
qua CPTPP, và sắp được thông qua EVFTA.
Thứ
hai, Machado và Guaido không có khả năng đem đến cho Venezuela một nền kinh tế
thị trường bền vững và một nhà nước độc lập. Về kinh tế, Machado đi lên bằng
phong trào từ thiện, còn Guaido chú trọng phân phối lợi tức từ dầu mỏ một cách
đồng đều cho người dân. Về chính trị, Guaido chỉ được biết đến nhờ sự công nhận
của Mỹ, và đang lệ thuộc vào "hàng cứu trợ nhân đạo" của Mỹ. Vì vậy,
dù phe đối lập Venezuela có thắng lợi, họ cũng chỉ tạo ra một quốc gia lệ thuộc
vào Mỹ và vào việc khai thác dầu mỏ. Việt Nam xứng đáng với một tương lai tốt
hơn thế.
Thứ
ba, vì Guaido lên làm tổng thống nhờ một chiến dịch truyền thông và một cái gật
đầu của Donald Trump, thay vì thông qua cơ chế dân chủ, sự kiện này không chứng
tỏ sức sống của nền dân chủ đa đảng ở Venezuela. Và vì Guaido là thủ lĩnh của một
đảng theo chủ nghĩa xã hội, những diễn biến ở Venezuela không làm mất giá trị của
chủ nghĩa xã hội.
Hãy ở đó mà mơ tiếp giấc mơ hão huyền của mình đi, lũ rận chủ. Đừng bao giờ nghĩ rằng Việt Nam sẽ giống như Venezuela, bị Mỹ nhúng tay, can thiệp vào chính trị như vậy. Nhân dân Việt Nam một lòng theo Chủ nghĩa xã hội và mãi vẫn như vậy. Không ai muốn đất nước này phụ thuộc và Mỹ như chúng mày. Ông cha chúng ta đã đấu tranh bảo vệ VN khỏi Mỹ thì chúng ta luôn luôn phải bảo vệ quốc gia khỏi những tên phản động ngu ngốc kia.
Trả lờiXóaChẳng ai lại muốn để Mỹ nắm quyền kiểm soát đất nước mình cả, chẳng qua là Venezuela bị Mỹ đưa vào tròng thôi. Mỹ muốn nắm tài nguyên của Vene nên mới đưa ra những quân bài, chiêu trò hòng lật đổ Maduro , lèo lái Venezuela theo hướng của Mỹ thôi. Chả hiểu sao lũ zân chủ kia mong muốn Việt Nam như Vene thì đủ hiểu lũ này bợ đít Mỹ như thế nào, đúng là lũ bao que lưu vong.
Trả lờiXóaCó bàn tay thằng mỹ vào chỗ nào là nó thôn tính chỗ đấy, cướp chính quyền, rồi thì đổ máu không biết bao nhiêu mà kể, đấy thiên đường dân chủ đấy, toàn mấy thằng thấy dầu là ra sức vơ vét thôi
Trả lờiXóa