Báo
Giáo dục Việt Nam ngày 13/1/2018 đăng bài “Hà Nội tiến hay lùi?” của tác giả
Xuân Dương quy kết gay gắt quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi
chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” tại trụ sở tiếp công dân thành phố
là trái với tinh thần các văn bản Hiến pháp, Luật tiếp công dân, Luật An ninh
mạng, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, trái với
tinh thần người dân được phép làm những điều “pháp luật không cấm” và minh
chứng cho thực trạng “cái gì không quản được thì cấm ” của cơ quan
quản lý Nhà nước. Từ cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề theo kiểu “liên hệ
và suy diễn”, cách lấy ví dụ từ một số sai phạm của phía cơ quan Nhà nước, rồi
gán ghép động cơ cho những cơ quan, người đứng đầu ban hành quy định trên đang
vi phạm pháp luật, chống lại sự phát triển xã hội, chống lại quyền chính đáng
của người dân của bài báo là cảm nhận của bất cứ ai sau khi kiên nhẫn đọc hết
bài báo này. Người viết còn tưởng như đang đọc nhầm bài báo trên các trang phản
động như Dân làm báo, Nhật ký yêu nước bởi lối hành văn, kiểu suy diễn, quy
chụp và thóa mạ, xúc phạm cơ quan Nhà nước giống y chang.
Xin
lấy một vài ví dụ:
-
Khi viện dẫn quy định nay đã xung đột với Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, tác giả
bình phẩm rằng “Nếu “người có thẩm
quyền” là người đứng đầu cơ quan - với Ban Tiếp công dân Trung ương là ông
Nguyễn Hồng Điệp, với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung -
xác định những “trao đổi giữa công dân với cán bộ tiếp công dân” tại trụ sở là bí
mật nhà nước thì việc quy định cấm ghi âm, ghi hình là đúng luật, ngược lại là
trái luật.”
Xin
hỏi, với cách đặt vấn đề và tư duy/não trạng của tác giả bài báo này thì những
hình ảnh đời tư công dân không phải là “bí mật Nhà nước” thì các quy định xử lý
người tung bí mật đời tư đó lên mạng là trái với Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước,
đồng nghĩa với “trái luật” này? Có thể nói, người viết viện dẫn kiểu này thì vô
khối quy định của luật này sẽ xung đột với luật khác đều sẽ là “trái luật” và
là cái cớ để tác giả phủ nhận mọi giá trị không “tương thích” với quan điểm của
tác giả.
Với
kiểu suy diễn này, vô khối “nội quy”, “quy phạm” đều đang vi hiến, trái pháp
luật, vi phạm nhân quyền… Chẳng hạn học sinh không nói tục, chửi bậy là vi phạm
quyền tự do ngôn luận; tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo phải có bằng đại học trở nên
vi phạm quyền bình đẳng, tiếp cận nghề nghiệp, phấn đấu xã hội; phụ nữ được
nghỉ hưu trước nam giới là vi phạm luật lao động…đều “trái luật” hết!!!
Hay
đơn giản nhất khi ra vào trụ sở cơ quan, trường học bình thường, không phải là
mục tiêu quân sự, bí mật Nhà nước đều phải trình giấy tờ tùy thân với bảo vệ rõ
ràng là vi phạm luật mà tác giả đang viện dẫn.
- “Theo đó cơ quan và cán bộ “tiếp
dân, hỏi cung” có quyền và nghĩa vụ ghi âm, ghi hình các buổi làm việc.
Vậy ngược lại thì sao?
Ngược lại thì Ban Tiếp công dân
Trung ương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tự cho mình quyền cho phép hoặc
cấm dân ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân?
Với quy định này, người dân và cơ
quan nhà nước có bình đẳng trước pháp luật?
Cũng cần phải nhấn mạnh thêm, khẩu
hiệu “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” hiện nay không còn chính xác
nữa bởi bên cạnh “Luật Tố tụng hình sự” còn có “Luật Tố tụng hành chính””
Kiểu
bình luận này tác giả bài báo ví von quy định và thẩm quyền ban hành quy định
này không khác gì người ký nó tự trao cho mình lập ra chế tài, luật mới là
“Luật Tố tụng hành chính” tức được quyền xử lý người dân vi phạm quy định về
hành chính, điều mà chỉ tồn tại trong luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự. Với
tư duy này, thì hiệu trưởng nhà trường không thể tự cho mình cái quyền ra nội
quy và chế tài xử lý học sinh, sinh viên vi phạm nội quy nhà trường? Với tư duy
này, Hội nhà báo/luật sư… không thể tự cho mình thiết lập quy tắc đạo đức hành
nghề và tước thẻ hành nghề của thành viên? Mọi thứ “nội quy” đều vi phạm văn
bản pháp luật nào đó, đều thể hiện tư duy “tự cho mình quyền cho phép hoặc cấm
dân” và vi phạm “quyền bình đẳng trước pháp luật” hết!
- “Nếu Ban Tiếp công dân trung ương,
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội không thể viện dẫn bất kỳ điều khoản nào,
trong bất kỳ đạo luật nào cho phép cấm công dân ghi âm, ghi hình (trước khi
được người/cơ quan tiếp dân cho phép) tại nơi tiếp công dân thì việc ban hành
nội quy, quy chế với điều khoản phải xin phép đã nêu là vi hiến”
Vòng
vèo hết các văn bản luật để chứng minh quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi
âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” chưa được quy định bất cứ
điều luật nào là cơ sở cho tác giả bài báo này kết luận nó “vi hiến”. Thì đối
chiếu tương tự với vấn đề tôi đã nêu bên trên, hầu hết các quy định/nội quy
trong nội bộ ngành nghề, cơ quan, tổ chức, trường học hiện nay đều có thể rơi
vào “vi hiến” và cần bãi bõ, cần xem xét trách nhiệm ban hành ra nó cả?
Giải
thích cụ thể như trên, tôi muốn nói với tác giả bài báo và Ban biên tập Tòa
soạn báo Giáo dục Việt Nam rằng, họ đã vi phạm nghiêm trọng trong tư duy,nhận
thức vấn đề ra sao. Rõ ràng, quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi
chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” chỉ có giá trị áp dụng tại Trụ sở
tiếp dân của 33 nơi đã ban hành ra nó; không có giá trị như một “quy phạm pháp
luật”, không có chế tài xử lý, không phải là cấm đoán và thực tế chưa có công
dân nào bị xử lý khi “vi phạm” nội quy đó hết, trừ việc hành vi quay phim, ghi
âm buổi tiếp dân gắn với các vi phạm khác như hành vi gây rối trụ sở, hành vi
xúc phạm cán bộ…
Xin
nói thêm, quy định/nội quy kiểu như “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa
có sự đồng ý của người tiếp công dân” tại trụ sở tiếp dân chỉ có giá trị như
“những điều quy định để đảm bảo trật tự và kỉ luật trong một tập thể, một cơ
quan”. Cách thổi nó lên thành văn bản quy phạm pháp luật rồi cho nó vi hiến
không khác gì sự thổi phồng, nghiêm trọng hóa nó lên làm cái cớ để xuyên tạc,
bóp méo bản chất sự việc, làm cái cớ kích động chống phá, gieo giắc tâm lý
hoang mang, mất niềm tin vào bộ máy Nhà nước với ý đồ đen tối, xấu xa.
Thế mới nói là cùng một sự vật,hiện tượng,con người nhưng dưới cái mồm và cái óc vật của mấy thằng ngu học thì luôn luôn nói rằng chính quyền đang đàn áp dân,vi phạm quyền của dân. Chúng nó không hiểu hay cố tình không hiểu,gán ghép cho chính quyền những hòn than đỏ để rồi chính chúng nó khi có vân đề gì thì lại đến cầu cạnh chính quyền đủ thứ
Trả lờiXóaKhả năng cao hơn là cố tình không hiểu bạn ạ, một nhà báo trước khi cầm cây bút chắc đã được thầy dạy chỉ dẫn không được bỏ qua đạo đức của nghề báo, hơn nữa với lượng kiến thức của mình thì mỗi nhà báo sẽ có cái nhìn gần như là chính xác với thực tế, chỉ có cố tình hiểu sai thì mới viết được nhự tay Dương kia.
XóaNhân dân cần có cái nhìn đúng và đứng trên phương diện của pháp luật,của cơ quan chức năng cũng như đứng trên vị trí của ngừơi tiếp mình để thử xem cảm giác cũng như trách nhiệm như thế nào. Chứ đừng bao giờ chỉ biết đòi lợi ích của bản thân còn coi người khác là điều mình có thể trà đạp là không nên nhé
Trả lờiXóaNghe tên bài báo đã khiến cho chúng ta biết thể loại nhà báo viết loại báo này là cái gì rồi, quy chụp cả Hà Nội tiến hay lùi chỉ bằng một vài vấn đề như thế liệu có phù hợp hay không nhỉ ? tất nhiên sẽ có những thiếu sót nhưng khi đánh giá cũng phải nhìn cả hai mặt nữa.
Trả lờiXóaĐọc xong không hiểu vì mục đích của tác giả là muốn câu view kiếm tiền nên mới thổi phồng lên hay vì mục đích nào khác. Đọc bài như phản động viết vậy. Làm người đọc khi đọc thì có suy nghĩ tiêu cực theo hướng muốn phản đối nó đi nhưng thực chất lại không phải vậy. vậy tại sao có thể đăng lên 1 tờ báo như báo giáo dục được. tôi chẳng thấy có tính giáo dục ở đâu
Trả lờiXóaĐã là một kẻ mang danh phóng viên thì chắc chắn thằng cha Xuân Dương này không hiểu pháp luật, lại càng phải rõ quy định 12 của UBND thành phố Hà Nội khiến cái liêm sỉ của một phóng viên, một nhà báo chẳng có ý nghĩa gì nữa. Những bài báo mà nó viết suy cho cùng chỉ là những lời bịa đặt bẩn thỉu dùng để kiếm cơm mà thôi.
Trả lờiXóaKhông khéo Báo Giáo dục cũng tiếp tay cho thằng cha Xuân Dương này. Chẳng hiểu tại sao số lượng bài viết của nó như thế, trong hàng bao nhiêu năm mà vẫn không bị kiểm điểm. Đáng lẽ còn phải đuổi thẳng cổ ra khỏi tờ Báo, không cho hành nghề ấy chứ. Vậy nên vẫn phải xem xét Báo giáo dục làm việc có thực sự nghiêm túc không!
Trả lờiXóaRốt cuộc thì một việc quá đối bình thường khi nằm trong tay những tên có tư tưởng lệch lạc, cực đoan như PV Xuân Dương thì nó lại là một câu chuyện to lớn trong việc xuyên tạc nội dung nhằm chống phá chính quyền bên cạnh những đối tượng phản động liên tục có những sự bịa đặt để xuyên tạc nội dung của quy định này nhằm chống phá chính quyền. Và một lần nữa để thấy trong ngành báo chí cần có sự thanh lọc lại đội ngũ phóng viên chứ không thể để những tên như Xuân Dương và một số tên khác lợi dụng nghề nghiệp để chống đối chính quyền được!
Trả lờiXóaCách thổi quy chế tiếp dân lên thành văn bản quy phạm pháp luật rồi cho nó vi hiến không khác gì sự thổi phồng, nghiêm trọng hóa nó lên làm cái cớ để xuyên tạc, bóp méo bản chất sự việc, làm cái cớ kích động chống phá, gieo giắc tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào bộ máy Nhà nước với ý đồ đen tối, xấu xa.Phóng viên Xuân Dương đã có không ít bài báo tiếp cận sai bản chất vấn đề,nhiều khi vào đọc mà người đọc không nhận diện được đây là báo của ta hay báo do địch viết.Cái cách mà Xuân Dương đặt ngòi bút lên trang giấy đã sai nên tư tưởng mà ông phóng viên này vẽ lên cũng hoàn toàn không đúng.Báo Giáo dục cần kiểm điểm nghiêm khắc những thành viên như vậy để thanh lọc đội ngũ,loại bỏ những con sâu mọt ra khỏi "cành tươi".
Trả lờiXóaTin rằng xuân dương sẽ là người tiếp theo lên thớt nếu như báo giáo dục việt nam sớm tỉnh ngộ, chứ riêng cái việc tổng biên tập phê duyệt cho đăng bài đã là tội to rồi, không hối cải thì đồng nghĩa với án tử luôn
Trả lờiXóa