Trong tuần qua, hầu hết các hộ dân ở "vườn rau Lộc
Hưng" đã đăng ký kê khai để nhận tiền hỗ trợ của thành phố, nhằm
trở lại với cuộc sống ổn định. Trong khi đó, các hộ cực đoan hơn vẫn tiếp
tục theo đuổi việc khiếu kiện; và giới chống đối vẫn tiếp tục làm truyền
thông rằng cư dân "vườn rau" đang rơi vào cảnh khổ cực, "không
lối thoát".
Những tiến triển trong vụ việc này đến từ chính sách hợp lý
của chính quyền địa phương. UBND quân Tân Bình cho biết tính đến
ngày 21/01/2019, đã có 65/73 hộ dân "vườn rau"
đồng ý kê khai để nhận kinh phí hỗ trợ. Ủy ban đã cấp hỗ trợ
cho 18 hộ trong số đó, với tổng số tiền tương
đương 17 tỷ đồng. Ngoài ra, theo báo Công an TP.HCM, mỗi hộ vừa nêu
cũng nhận được phần quà Tết trị giá 6 triệu đồng, do đồng
thuận với chủ trương của chính quyền, kê khai trước Tết Nguyên đán.
Khi trả lời phỏng vấn đài RFA tiếng Việt, ông Hà Cao Chánh
- người cầm đầu nhóm cư dân khiếu kiện - đã không phủ nhận thông tin vừa nêu .
Tuy nhiên, ông Chánh cho biết trong 170 người từng ký tên
vào đơn khiếu nại, đa số vẫn từ chối nhận tiền hỗ trợ, chỉ
có 1, 2 người bỏ cuộc. Thông tin ông Chánh đưa ra có phần không
chính xác, vì UBND quận Tân Bình cho biết "đơn khiếu kiện đề
ngày 17/01 của 166 người nhưng số chữ ký thực tế
là 114, chỉ có 38 hộ liên quan 61 thửa tại khu vườn
rau. Có người ký 8 lần, có 2 người không liên quan nhưng
vẫn ký".
Song song với việc đền bù, quận Tân Bình cũng công bố danh
sách 5 người "cầm đầu, kích động, xúi giục người dân khu vực
Vườn rau Lộc Hưng chống đối" - là Cao Hà Chánh, Cao Hà Trực, Trần Quốc
Tiến, Vũ Văn Bảo, Trần Minh Thoa.
Cùng ngày 21/01, cơ quan chức năng đã cắm cột mốc từng thửa
trong khu đất "vườn rau", nhằm khôi phục hiện trạng thửa đất như
trước khi xây dựng nhà trái phép. UBND quận Tân Bình cho biết nếu có
trên 80% số hộ dân đồng thuận, quận sẽ triển khai ngay các gói thầu
thi công dự án cụm trường học đạt chuẩn quốc gia.
Trước những diễn biến trên, nhóm cư dân khiếu kiện
và 17 luật sư đại diện cho họ đã đưa ra 2 lập luận
phản bác.
Thứ nhất, họ nói rằng chính quyền địa phương không chỉ tháo
dỡ các công trình xây dựng trái phép từ ngày 01/01/2018 như thông
báo, mà còn "thu hồi sai quy định" đất đai của các hộ dân ở đây,
bao gồm cả các hộ chỉ trồng rau chứ không xây công trình.
Thứ hai, dựa trên thông tin mà báo Công an TP.HCM vừa đưa
ra - rằng Bưu điện TP.HCM chỉ có giấy chứng nhận quyền sử dụng
hữu 4,08 ha đất trong khu "vườn rau Lộc Hưng"
rộng 6,8 ha - họ nói rằng cư dân Lộc Hưng xứng đáng được cấp quyền sử
dụng 2,7 ha "đất vô chủ" còn lại, do đã có nhiều năm
canh tác trên phần đất đó.
Dù hai lập luận phản bác trên có giá trị tham khảo
nhất định, cũng cần lưu ý rằng từ tháng 11/2001, UBND TP.HCM đã ký
quyết định giao toàn bộ khu đất "vườn rau", gồm cả phần đất
vô chủ, cho Bưu điện Thành phố. Từ đó đến cuối năm 2018, nhóm cư dân
đã dựng hàng rào, cản trở người thi hành công vụ để chống đối quyết định của
Thành phố, đồng thời thu lợi nhuận phi nông nghiệp từ khu đất "vườn
rau".
Bất chấp những diễn biến tích cực vừa nêu, đa phần giới
chống đối vẫn làm truyền thông rằng cư dân "vườn rau" đang rơi vào
cảnh khổ cực, "không lối thoát". Trong khuynh hướng này, họa sĩ
Nguyễn Thịnh quay lại cảnh Phạm Đoan Trang và Phạm Thanh Nghiên hát bài
"Giọt nước mắt cho quê hương" bên đống đồ đạc thường dùng ở
"vườn rau", để cho khán giả thấy "sự hy sinh", "quyết
tâm" và "yêu thương" của những người này, khi họ sống
"trong hoàn cảnh bi quan, khủng khiếp".
Như vậy, các diễn biến mới của vụ việc đã phủ nhận
thông điệp tuyên truyền của giới chống đối, rằng cư dân Lộc Hưng đang
"bị dồn vào thế đường cùng". Chúng cũng cho thấy những gương mặt
chống đối như Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên đang không có chung lợi ích
với đa số cư dân Lộc Hưng. Họ tiếp tục tận dụng vụ việc này để đánh bóng cho
bản thân và kích động độc giả chống chế độ, trong khi hầu hết cư dân Lộc Hưng
đã tiếp nhận gói hỗ trợ mà chính quyền địa phương đưa ra. Trong khi họ tự
mô tả mình như những người giàu sự "tha thứ" và "yêu
thương", ta sẽ chẳng tin được điều này nếu đọc những dòng viết
gần đây của họ:
Loa Phường
Chời ơi lúc đấu tranh thì ai cũng máu sao giờ nhận tiền hết zậy thế mấy bác linh mục phơi mặt ra đấy giờ làm sao chưa kể gần hai chục thằng luật sư nữa, mấy cái bác ký tận 8 lần đấy không biết họ nghĩ gì nhỉ
Trả lờiXóa