Loa Phường
Tại kỳ họp thứ 30, diễn ra từ ngày
17 đến ngày 19/10/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã đề nghị kỷ luật giáo
sư Chu Hảo, với lý do ông "đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự
diễn biến, tự chuyển hóa". Ngay lập tức, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối
đã ồ ạt, đồng loạt thành chiến dịch đưa tin thổi phồng, sai sự thật, để tạo ấn
tượng sai lầm rằng khi kỷ luật ông Chu Hảo, Đảng đang "tuyên chiến với giới
trí thức Việt Nam".

Nhìn tổng thể có thể thấy rõ có 3
nhóm người tham gia tuyên truyền về cụ này: Nhóm đầu tiên là các cựu cán bộ,
quan chức thuộc các đoàn thể gắn bó với ông Chu Hảo như Viện IDS, Diễn đàn Xã hội
Dân sự, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Liên lạc với
Người Việt Nam ở Nước ngoài (ALOV)... ; Nhóm thứ hai là các thanh niên sùng bái
tư tưởng dân chủ, nhân quyền đám đông và chủ nghĩa tự do trong kinh tế, mà một
số cuốn sách của NXB Tri thức đã truyền tải; Nhóm thứ ba là một số giảng viên Đại
học hoặc quân nhân từng được kết nạp vào Đảng Cộng sản, nhưng vẫn thường xuyên
tham gia ủng hộ “phong trào dân chủ” trên mạng xã hội. Có thể thấy đa số các
nhóm tham gia ủng hộ và truyền thông la ó phản đối kỷ luật ông Chu Hảo chịu nhiều
ảnh hưởng từ các sách "triết học Khai sáng" mà NXB Tri thức đã ấn
hành, và từ hoạt động của các tổ chức mà ông Hảo đã sáng lập như “Diễn đàn Xã hội
Dân sự”, “Văn đoàn độc lập” hoặc "Tinh thần Khai minh".
Về cách thức tuyên truyền, các nhóm
nêu trên đang dùng 4 cách. Một là viết thư ngỏ phản đối. Hai là tuyên bố rời Đảng
Cộng sản Việt Nam, và kêu gọi các Đảng viên khác làm theo họ. Ba là tổ chức một
chuỗi mini-game về "quyền tự do biểu đạt", với phần thưởng là các cuốn
sách của NXB Tri thức. Bốn là viết bài, lập fanpage để tôn ông Chu Hảo thành biểu
tượng của trào lưu "triết học Khai sáng" ở Việt Nam; và của mẫu
"trí thức phản biện", làm chính trị, kích động đám đông, vốn đặc
trưng cho dòng tư tưởng đó.
Về mặt nội dung, họ đang tập trung
đưa ra 3 thông điệp tuyên truyền.
Thông điệp thứ nhất là công kích Đảng
Cộng sản Việt Nam. Họ công kích chủ nghĩa Cộng sản; phê phán nhân cách, đạo đức
của các Đảng viên; phủ nhận "tính chính đáng" và tư cách lãnh đạo của
Đảng.
Thông điệp thứ hai là ca ngợi hình
mẫu "trí thức phản biện", làm chính trị, kích động đám đông, đặc
trưng cho một nhánh "triết học Khai sáng" của phương Tây. Chẳng hạn,
Hoàng Quốc Hải, Hoàng Tiến Cường viết rằng trí thức thì phải "mở miệng",
phải "phản biện", phải "có khát vọng tự do dân chủ". Họ cho
rằng vì lý do đó, việc kỷ luật ông Chu Hảo là "đòn đánh vào giới trí thức",
làm cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Trong thông điệp thứ 3, họ tuyên
truyền rằng khi đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng
đang vi phạm "quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt" được công nhận
trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam.
Trong những hoạt động tuyên truyền
vừa nêu, các đối tượng đã đưa ra một số thông tin sai sự thật. Chẳng hạn, khi tổ
chức 10 mini-game về "quyền tự do biểu đạt", nhóm Hate Change treo phần
thưởng là "10 cuốn sách cấm Bàn Về Tự Do"; trong khi cuốn "Bàn Về
Tự Do" của J.S.Mill đã được NXB Tri thức tái bản và không nằm trong danh mục
cấm. Và khi nói Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đang "vi phạm quyền tự do
ngôn luận" của ông Chu Hảo, dường như họ đã đánh đồng quyết định kỷ luật của
Đảng với quyết định xử lý hình sự.
Tuy nhiên cũng có một số nhóm zân
chủ như nhóm “Hội nhà báo độc lập” do Phạm Chí Dũng điều hành hay luật sư Hà
Huy Sơn lại quay sang công kích, chế nhạo những nhóm như IDS sử dụng “bức thư ngỏ 'cải lương'?” cầu xin Đảng tha lỗi cho Chu
Hảo “như hành động của 108 vị hảo hán bất bình với triều đình chỉ mong muốn
được triều đình xem xét lại cho mình, trọng dụng mình, mong sớm có ngày được
quy phục”. Một số khác không giấu giếm khinh rẻ với trào lưu phản đối Đảng kỷ
luật ông Chu Hảo vì cho rằng đây là việc nội bộ của Đảng với đảng viên của
mình,chừng nào Chu Hảo bị xử tù hay xử lý khác thì hẵng lên tiếng.
Những kẻ phản đối việc kỉ luật ông Chu Hảo đều là những kẻ đồng bọn của ông ta cả. Cùng một đám cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất thì lấy tư cách gì để lên tiếng về việc kỉ luật của Đảng!
Trả lờiXóaNgười dân chúng ta cần thấy được bản chất của đám cơ hội chính trị để thấy được Chu Hảo và đám này khốn nạn đến như thế nào!
Trả lờiXóaViệc kỷ luật của ông Chu Hảo là điều tất yếu nhưng đối với những tên có tư tưởng chống đối ( đồng bọn) và bọn phản động, dân chủ thì lại cơ hội để chúng xuyên tạc, kích động bằng những lới nói xàm ngôn của chúng. Chính vì thế người dân cần có sự xem xét kỹ lưỡng chứ không để chúng lợi dụng được !
Trả lờiXóaKhông đủ tư cách, phẩm chất và có tư tưởng sai lệch thì việc ra khỏi Đảng là điều hiển nhiên, không có gì để bàn cãi với cái tên CHu Hảo này cả. Chỉ có những tên dân chủ, phản động dựa cớ này để xuyên tạc, kích động mà thôi chứ chả có cái gì mả phong trào bỏ ĐẢng cả, chỉ là những lời nói xàm ngôn của chúng bịa đặt ra mà thôi.
Trả lờiXóaNhìn vào nhóm người phản đối việc kỷ luật giáo sư Chu Hảo thì chúng ta thấy đó toàn là những người cùng hội cùng bè với ông ta nào là “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, “Văn đoàn độc lập” hoặc "Tinh thần Khai minh".
Trả lờiXóaTheo cá nhân tôi thì việc này là hết sức cần thiết. Làm trong sạch nội bộ Đảng là một ưu tiên hàng đầu!
Trả lờiXóa