Loa Phường
Như đã nêu ở bài
trước, từ kỹ năng tính toán số học căn bản bị "lệch chuẩn" dẫn đến
phán xét về ngành công an của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng rằng "vi phạm của
cơ quan điều tra rất khủng khiếp" đủ khiến các ĐBQH ngành công an và các
"phát ngôn viên" của ngành này nhảy dựng nên,đồng thời đem lại sự
"dậy sóng" trên truyền thông chính thống và mạng xã hội theo chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Trước các làn sóng phản ứng cực tả, lo ngại hậu quả
tiêu cực đối với xã hội, có hại cho sinh hoạt nghị trường, Quốc hội
buộc phải tuýt còi việc "phát ngôn" trên truyền thông của ĐBQH Lưu
Bình Nhưỡng.

Khôi hài thay, phát
biểu phản khoa học của ĐBQH Lưu Binh Nhưỡng được giới chống Cộng dung
dưỡng,thổi lên thành "đặc quyền" của Đại biểu Quốc hội, là minh chứng
của sinh hoạt "dân chủ" chốn nghị trường mà Chính phủ, đòi hỏi người
dân có phản ứng bức xúc và các "nạn nhân" của phát ngôn này phải
"tôn trọng quyền được đại diện cử tri tự do ngôn luận, bày tỏ chính
kiến" của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Làn sóng lợi dụng thái quá này khiến ngành
công an lên tiếng cảnh báo về mưu đồ của các thế lực thù địch đang khai thác nó
vào ý đồ chính trị đen tối.
Lật lại quá trình
"lạm ngôn" của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, người ta thấy, hóa ra scandal
tính ẩu và phán xét liều của vị ĐBQH này nhám vào ngành công an chưa xi nhê gì.
- Năm 2017 là một ví dụ, trong lúc vụ việc Đồng Tâm đang nóng
bỏng, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng lại đăng đàn "dập lửa bằng xăng" trước ống
kính máy quay trực tiếp tại Quốc hội cho cảnh sát cơ động "tấn công"
dân nên bị dân bắt, nhốt là phải, xin trích nguyên văn: “vụ Đồng Tâm gần đây
nhất, cả đại đội cảnh sát cơ động vào, coi như là tấn công áp đảo bà con, sau
đó bà con bức xúc quá về câu chuyện giải quyết khiếu nại, tiếp dân không đến
nơi đến chốn, đánh cả người 60 năm tuổi đảng nên họ đã quay ra giữ con tin 38
người là phải...”.
Khi vập phải sự phẫn nộ từ dư luận, ông Nhưỡng vẫn khăng khăng
“không sai, không xin lỗi về phát biểu của mình”. Tuy nhiên, dưới sự phản bác
kịch liệt từ các đại biểu quốc hội, cuối cùng ông Nhưỡng vẫn cương quyết
"bảo lưu chính kiến" và bao biện rằng “Với tinh thần cầu thị, tôi cảm
ơn đại biểu Phương (Trịnh Ngọc Phương - Tây Ninh) đã tranh luận. Tôi coi đó là
lời góp ý quý báu dành cho mình. Có đôi khi mình cần phải tiết chế cảm xúc, sử
dụng từ ngữ chừng mực hơn khi phát biểu tại nghị trường, tránh sự hiểu nhầm và
tạo bức xúc không đáng có cho người khác”.
Giữa lúc cả dân lẫn
quan trong hệ thống chính trị lo lắng cho sinh mạng của các chiến sỹ công an
khi "tiếp xúc" với dân chúng có khiếu kiện manh động như dân Đồng Tâm
thì phát biểu của ông nghị họ Lưu này hiểu đúng bản chất là cổ súy và bảo vệ
"quyền tấn công và tự vệ" bằng vũ lực của người dân chống người thi
hành công vụ. Với tinh thần "nhân quyền" này, đảm bảo Việt Nam tương
lai không có nhiều tội phạm khủng bố hay nhóm bạo loạn, bạo động mới là lạ!
- Cũng trong năm
2017, ông Nhưỡng phát biểu rằng "Hối lộ không phải là tội tham
nhũng". Vì Luật Phòng chống Tham nhũng quy định rằng hối lộ là một hành vi
tham nhũng, vụ này khiến ông Nhưỡng mang danh "luật sư không hiểu
luật". Sau đó, khi thảo luận về luật thuế vào tháng 05/2018, ông Nhưỡng
tiếp tục gây cười khi nói rằng "Chết không có nghĩa là hết nghĩa vụ đóng
thuế".
- Tháng 09/2018, khi 7
người sử dụng ma túy chết do sốc thuốc tại một lễ hội âm nhạc tại Hà Nội, ông
Nhưỡng nói: "Thực ra câu chuyện các cá nhân chọn 'lắc' hay không 'lắc' là
vấn đề thuộc về quyền con người". Câu này có thể hiểu rằng, các em học
sinh, thanh niên có quyền chọn cái "chết" theo cách của họ!!!
Có thể nói vấn nạn về
"phát ngôn" không chỉ có ông Đại biểu họ Lưu này, trước đó việc quan
chức "lạm ngôn" gây nhiều hệ lụy cho xã hội đã khiến Đảng và Nhà nước
phải xiết chặt "quyền phát ngôn" của họ, giao cho đích danh từng
ngành, từng bộ phận, từng lĩnh vực chỉ có anh X, chị Y mới được phát ngôn trước
truyền thông về lĩnh vực của họ. Còn đối với Đại biểu Quốc hội, với danh nghĩa
đại diện nhóm cử tri, họ được pháp luật và hệ thống chính trị bảo vệ cho đặc
quyền phát ngôn. Giống như báo chí truyền thông, được xem như "quyền lực
thứ tư", được xem như đại diện cho dân giám sát và tố cáo sai phạm hay tệ
nạn xã hội vậy. Song trước hậu quả báo chí gây ra quá nhiều thiệt hại cho xã
hội do sự "lạm quyền" này đã khiến xã hội phẫn nộ, nhiều tờ báo ngày
càng mất uy tín và dư luận áp lực ngành 4T tăng cường chấn chỉnh, xử lý sai
phạm. Nếu như quan chức sai phạm chưa đến mức xử lý nhưng gây hậu quả xấu cho
xã hội yêu cầu buộc phải từ chức, thì sau hệ quả những phát ngôn mang tính cổ
vũ tội phạm, tấn công các các ngành nghề đặc thù liên quan đến an nguy, trật tự
xã hội từ nghị trường của một số vị ĐBQH như ông Lưu Bình Nhưỡng, đã đến lúc
Quốc Hội cần sớm ban hành luật điều chỉnh phát ngôn và trách nhiệm với phát
ngôn của mình của các vị Đại biểu Quốc hội trước khi quá muộn?
Nhìn lại những phát ngôn mang tính chất tiêu cực , chống đối không khác gì bọn dân chủ phản động này thì đủ để thấy đáng ra tên này không xứng đáng là một người đại biểu quốc hội . Một con người có những phát ngôn sai lệch , kích động như vậy mà không hiểu sao lại có thể được làm đại biểu được , đúng thật quá là tài tình. Và những hành động này không chỉ là do sai sót mà dường như hắn đang có âm mưu để chống đối, vu khống cho chính quyền . Vì thế nên xem xét xử lý với cái tên ĐB tha hóa biến chất này!
Trả lờiXóaĐã là đại biểu Quốc hội, thì chắc hẳn ông Lưu Bình Nhưỡng biết những phát ngôn của mình sẽ có ảnh hưởng tới dư luận xã hội, vậy mà bao nhiêu lần "lạm ngôn" rồi vẫn không rút được kinh nghiệm. Cần có những hình thức phê bình và kỷ luật thích đáng với những đại biểu Quốc hội thế này!
Trả lờiXóaNhững phát ngôn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng rõ ràng là quá bất cẩn và thiếu suy nghĩ! Một đại biểu Quốc hội mà lại năm lần bảy lượt có những phát ngôn để bọn dân chủ lợi dụng phản lại chính quyền! Rồi chính ông cũng không phải chịu trách nhiệm gì với lời nói của mình, thế thì không biết bao giờ mới thận trọng hơn được.
Trả lờiXóaQuốc hội cần phải xử lý những trường hợp quan chức phát ngôn bừa bãi như đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Không những dựa vào những thông tin sai lệch, "lạm ngôn", nói không có căn cứ, mà ông còn không dám thẳng thắn nhận lỗi, ngược lại cứ chối cãi đến khi dư luận làm căng lên. Như vậy làm sao làm gương được cho người dân?
Trả lờiXóaDù là việc tranh luận trong các cuộc họp là cần thiết để đưa đến những kết luận, đề xuất tốt nhất, nhưng việc tranh luận phải dựa trên đúng sự thực. Những phát ngôn của ông Nhưỡng không những không đem lại lợi ích, mà còn tạo cơ hội cho các đối tượng phản động lợi dụng chống phá Đảng, bởi ông nói mà không nghĩ, không có bằng chứng xác thực!
Trả lờiXóaGiữa lúc cả dân lẫn quan trong hệ thống chính trị lo lắng cho sinh mạng của các chiến sỹ công an khi "tiếp xúc" với dân chúng có khiếu kiện manh động như dân Đồng Tâm thì phát biểu của ông nghị họ Lưu này hiểu đúng bản chất là cổ súy và bảo vệ "quyền tấn công và tự vệ" bằng vũ lực của người dân chống người thi hành công vụ.
Trả lờiXóa