Loa Phường
Ngày 12/11/2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã xét xử sơ thẩm
hai ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, cùng 90 đồng phạm khác trong vụ án
"đường dây đánh bạc nghìn tỷ". Dư luận xem đây là một mốc quan trọng
trong chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động. Vì
vậy, ngày 13/11, trang BBC tiếng Việt đã đăng một bài chuyên đề lớn để công
kích chiến dịch này. Bài chuyên đề bao gồm nhiều số liệu, kèm phần phỏng vấn
các chuyên gia là Lê Hồng Hiệp, Nguyễn Khắc Giang và Abuza Zachary, để đưa ra 3
thông điệp chính.

Thứ nhất, họ so sánh các số liệu trong báo cáo của Ban Chỉ đạo
Trung ương Đảng, để chỉ ra rằng chiến dịch chống tham nhũng trong 2 năm qua
không phải là chiến dịch lớn nhất, triệt để nhất trong thời gian gần đây. Theo
các số liệu này, thì dù lượng Đảng viên và tổ chức Đảng bị kỷ luật đã tăng đáng
kể từ năm 2014 đến nay, lượng Đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng lại không tăng
đáng kể. Các số liệu cũng cho thấy năm 2013 có tới 19.542 Đảng viên bị kỷ luật,
trong đó có 1.580 người bị kỷ luật vì tham nhũng, tức cao hơn so với năm nay.
Ngoài ra, BBC cũng đăng một biểu đồ, cho thấy lượng tài sản thất thoát mà các
quan chức có sai phạm gây ra không tỉ lệ thuận với mức án mà họ nhận.
Thứ hai, Nguyễn Khắc Giang và Abuza Zachary đồng loạt trả lời
phỏng vấn rằng nếu hệ thống chính trị không cho phép "sự giám sát của
người dân, của các hội, các cơ quan kiểm tra độc lập", thông qua báo chí
tự do và biểu tình, thì chiến dịch chống tham nhũng sẽ không thể có hiệu quả
một cách lâu dài và bền vững.
Thứ ba, cả ba khách mời phỏng vấn đều trả lời rằng một mặt, Đảng
không dám chống tham nhũng triệt để vì sợ bộ máy chính trị bị tổn thương; mặt
khác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tận dụng chiến dịch chống tham nhũng để
"loại bỏ các đối thủ chính trị".
Các số liệu và ý kiến mà đài BBC đưa ra có những giá trị nhất
định. Tuy nhiên, chúng cũng có những kẽ hở mà BBC đang tận dụng để định hướng
dư luận. Chẳng hạn, theo luật pháp, thì tòa án phải kết tội các quan chức sai
phạm dựa trên động cơ, mức độ dính líu và tầm quan trọng của họ trong vụ việc,
chứ không chỉ dựa vào lượng tài sản thất thoát mà họ góp phần gây ra. Dù số
Đảng viên bị kỷ luật trong năm 2013 cao hơn năm nay, Tổng Bí thư Đảng vào năm
2013 vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng. Vì các hệ thống chính trị được thiết kế để
duy trì sự ổn định của mình, chúng sẽ không bao giờ chống tham nhũng mạnh đến
mức tự hủy, dù người đứng đầu có muốn hay không. Và qua việc chiến dịch chống
tham nhũng được tiến hành song song với một kế hoạch tinh giản hóa bộ máy hành
chính, nhiều thành tựu của nó có thể sẽ tồn tại bên vững. Thêm nữa, vì chiến
dịch chống tham nhũng vẫn đang diến ra, còn quá sớm để kết luận rằng nó có
triệt để hay không.
Trong 2 năm qua, chiến dịch chống tham nhũng mà Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng phát động đã khiến người dân có thêm niềm tin vào Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chính vì lý do này, các tổ chức, cá nhân chống đối đã liên tục
công kích chiến dịch. Dù vậy, họ đã nhiều lần nói hớ, khi một số quan chức sai
phạm mà họ từng gọi là "củi nhà", "vùng cấm" đã phải chịu
trách nhiệm hình sự. Nếu muốn được người dân đánh giá cao, giới chống Cộng hãy
dành thời gian để làm việc có ích cho xã hội, thay vì để soi mói những người
đang làm việc có ích.
Chiến dịch phòng chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân ta là điều hết sức đáng hoan nghênh và người dân ai ai cũng mong nó trở thành hiện thực. Thực tế là Đảng và nhà nước ta đã thu được nhiều sự thành công lớn trong vấn đề này. Đây là điều đáng mừng chứ không phải BBC muốn xuyên tạc như thế nào cũng được đâu!
Trả lờiXóaMọi người cần phải hiểu rõ những cái mà đám dân chủ đã xuyên tạc để hiểu được những gì mà Đảng và nhà nước ta đã âm thầm cống hiến. Chiến dịch chống tham nhũng của toàn Đảng ta đã được thực hiện một cách vô cùng hiệu quả và đạt được nhiều thành công. Còn về phần những trang mạng nước ngoài xuyên tạc thì tôi mong mọi người cần phải hiểu rõ để tránh bị đám dân chủ xấu xa này lợi dụng!
Trả lờiXóaCái mà Đảng và nhà nước cần là người dân hiểu về những chính sách này! Chiến dịch chống tham nhũng bấy lâu nay luôn là vấn đề nóng. Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện rất tốt vấn đề này và đạt được nhiều thành công. Chúng ta cần phải hiểu để tránh những luận điệu xuyên tạc của đám dân chủ vẫn thường hay sủa!
Trả lờiXóaBọn rận chủ chẳng qua chỉ đang cố công kích chiến dịch chống tham nhũng của Đảng, nhằm hạ thấp uy tín của Đảng ta mà thôi! Cái gì mà chúng nó chẳng bóp méo và xuyên tạc được. Mọi người nên cảnh giác với những trang tin như VOA hay BBC, chúng đều là những trang tin tức phản động rất nguy hiểm và không đáng tin!
Trả lờiXóaMấy cái luận điệu xuyên tạc chính sách của đảng và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng của bè lũ dân chủ thì ai còn lạ gì, nhất là mấy tờ Dân làm báo hay BBC! Nhưng chúng nó càng ra sức tuyên truyền bậy bạ thì cái bản chất phản động càng lộ rõ, trong khi đó chiến dịch chống tham nhũng vẫn diễn ra và gặt hái thành công thôi, sẽ chẳng ai tin chúng nó khi họ được tận mắt chứng kiến sự lãnh đạo hiệu quả,, đúng đắn của Đảng!
Trả lờiXóaCó thể khẳng định, tất cả những luận điệu xuyên tạc, bóp méo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” trên các mạng xã hội trong và ngoài nước thời gian qua đều nhằm hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động tâm trạng bất mãn của người dân trước thực trạng xã hội còn có những vấn đề chưa được giải quyết, hòng chuyển hóa xã hội ta sang một hình thức “dân chủ, nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng”.
Trả lờiXóaTham nhũng, “lợi ích nhóm” đã hình thành từ lâu. Chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” đương nhiên là phải nhìn lại quá trình; phải xem xét những vụ việc diễn ra trong thời gian trước; phải kiểm tra, đưa ra ánh sáng, xem xét từ sự kiện, vụ việc… có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp lý đến chuyển sang các cơ quan tư pháp, xem xét về mặt hình sự… là điều tất nhiên.
Trả lờiXóaSự suy thoái về đạo đức, lối sống có nguồn gốc sâu xa, diễn ra từ nhiều nhiệm kỳ trước. Lẽ tất nhiên sự suy thoái về đạo đức, lối sống trước hết thuộc trách nhiệm cá nhân.
Trả lờiXóaVới sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng ta có quyền tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”... do Đảng ta khởi xướng
Trả lờiXóaChúng ta không cho phép bất cứ ai được xuyên tạc về những kết quả đã đạt được bằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh này. nhất định không thế lực nào có thể xuyên tạc được
Trả lờiXóatham nhũng là vấn đề không của riêng đất nước, quốc gia nào. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các đối tượng xấu, thế lực thù địch núp danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” lợi dụng triệt để vấn đề tham nhũng ở nước ta để xuyên tạc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Trả lờiXóaThông qua những bài viết cực đoan, suy diễn không đúng bản chất về vấn đề tham nhũng ở nước ta, số phần tử xấu này rắp tâm dựng lên một bức tranh toàn gam màu tối. Thông qua đó, phủ nhận những nỗ lực, sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo.
Trả lờiXóaCác đối tượng lợi dụng triệt để thông tin một vài vụ án tham nhũng có liên quan đến cán bộ, đảng viên đã bị đưa ra ánh sáng pháp luật nhằm suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm rồi cho rằng tham nhũng là bản chất, là hệ quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, của cơ chế lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Trả lờiXóaNếu ai đã từng đọc những thông tin nhảm nhí, xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay trên các trang mạng xã hội do các thế lực thù địch ngụy tạo ra, sẽ không khó để nhận ra những âm mưu thâm hiểm đi kèm. Đó chính là sự xúi giục, âm mưu kích động nhân dân ta đứng lên đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chuyển xã hội ta sang một xã hội “đa nguyên, đa đảng”.
Trả lờiXóacông tác phòng, chống tham nhũng trong những năm qua luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta coi trọng và đã cho những kết quả khả quan; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng.
Trả lờiXóaQua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã đúc kết và “vạch mặt” những biểu hiện cũng như đề ra các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng. điều này ai cũng thấy rõ
Trả lờiXóacó thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta không phủ nhận tệ tham nhũng đã và đang tồn tại gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Và để ngăn chặn tệ tham nhũng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp quyết liệt đấu tranh, đẩy lùi tệ tham nhũng, củng cố niềm tin ở nhân dân, không để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu, chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Trả lờiXóaNhững kết quả quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng phát động đã khiến những đánh giá lệch lạc, xuyên tạc về ý nghĩa cuộc đấu tranh này trở nên lạc lõng.
Trả lờiXóaCuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng phát động đang bước vào giai đoạn quyết liệt và thu được những kết quả lớn, được dư luận và nhân dân đồng tình ủng hộ, niềm tin với Đảng và hệ thống chính trị đã được nâng thêm một bước
Trả lờiXóaTrong rất nhiều từ khóa trên báo chí, trên các trang mạng xã hội năm 2017 và đầu năm 2018 này, từ Niềm tin có lẽ được nhắc tới nhiều nhất. Niềm tin đó cũng chính là động lực để những cơ quan chống tham nhũng thêm quyết tâm và tiếp tục hành động, bất chấp mọi luận điệu xuyên tạc.
Trả lờiXóaThật sự mà nói thì số liệu của những tổ chức đối lập như vậy đưa ra không thể khách quan được chứ đừng nói là có lợi cho mình, cũng không nên bận lòng về những thứ như vậy cho lắm
Trả lờiXóathứ nhất, họ nói rằng đây "chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", và phàn nàn rằng mức án mà các quan chức tham nhũng nhận được không tỷ lệ thuận với lượng tài sản thất thoát mà họ gây ra.Thứ hai, họ tận dụng một số phát ngôn gây cười của các luật sư và bị cáo để bôi nhọ chế độ và ngành Công an; thứ ba, họ đòi truy cứu thêm những sai phạm khác của bị cáo Nguyễn Văn Vĩnh; thứ tư, họ đòi truy cứu thêm một số người có dấu hiệu liên quan đến vụ việc.
Trả lờiXóa