Loa Phường
Ít ai biết rằng, những hoạt động được giương
ngọn cờ “khai trí”của ông Chu Hảo từ khi nghỉ hưu không chỉ diễn ra trên cương
vị là Giám đốc NXB Trí thức mà còn rất nhiều “dự án”khác rầm rộ không kém. Ở
đây tôi xin điểm tên một số dự án giúp “Chu Hảo chơi golf hàng tuần, sở hữu
nhiều biệt thự ở Đà Nẵng, Hà Nội” nhưng lại “nghèo thê thảm” theo đúng kiểu
“vác rá đi xin từng đồng”

Thứ nhất là “đại dự án” NXB Trí thức
Ít ai biết rằng, Chu Hảo mang danh là Giám đốc
NXB mang tên “tri thức” tưởng như nó là mảnh đất dành cho trí thức xứ Việt này
phát hành tác phẩm, công trình có giá trị khoa học, nghiên cứu thì bản chất nó
là nơi xuất bản các cuốn sách được “miễn phí” bản quyền và chỉ mất tiền công
dịch từ các học giả phương Tây. Vì nó rất nghèo và thê thảm nên nó là đất diễn
để thổi tên các dịch giả “đồng đội”với Chu Hảo như Phạm Nguyên Trường, Nguyễn
Quang A… Chu Hảo lê la khắp giới trí thức hải ngoại, quỹ dân chủ quốc tế, các
đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội hay các đại gia nhiệt thành rút hầu bao đầu cơ
cho “tầng lớp trí thức cấp tiến” đầu tư cứu vớt NXB Trí thức!
Thứ hai, hàng loạt “dự án” gắn với tên tuổi
Phan Chu Trinh như Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh, Quỹ dịch thuật
Việt Nam sau đổi tên thành Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh nay nay lại đổi tên thành
Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh cho xứng “tầm”
Cụ Phan Chu Trinh là cái bóng giúp Chu Hảo vẽ
ra hàng loạt tổ chức và dự án có cả sự đầu tư của Nhà nước, các quỹ dân sự, và
đại gia Việt Nam nặng lòng với việc “khai trí” dân Việt phía sau các bài báo,
phát ngôn màu mè của Chu Hảo và đồng đảng. Đặc biệt, người cháu của cụ Phan Chu
Trinh vốn là một trí thức yêu nước, một lãnh đạo cao cấp trong Đảng đã vô tình
hậu thuẫn cho Chu Hảo rất lớn về mọi mặt nhằm phát quang tên tuổi dòng tộc.
Ngày nay, Đại học Phan Chu Trinh, nơi ở của
Nguyên Ngọc dù ở vị thế đắc địa nhất Đà Nẵng không những chẳng đóng góp chút
nào cho các ngoa từ mỹ miều về tạo dựng thế hệ trẻ “khai trí, tiến bộ” cho đất
nước. Thực chất qua hàng chục năm xây dựng thì nó vẫn là ngôi trường sập xệ, tiêu
điều bậc nhất, đã phải phá sản và được Chu Hảo, Nguyên Ngọc biến nó thành “Viện
Phan Chu Trinh” với các dự án nghiên cứu văn hóa được chính quyền địa phương đầu
tư cho “trí thức” còn sót lại… mục tiêu họ đỡ quậy phá!
Dù quy tụ được khá nhiều tài chính từ hệ thống
dòng tộc cụ Phan, từ giới trí thức người Việt hải ngoại, từ các quỹ của ĐSQ Mỹ,
Tây phương…, nhưng nó hoàn toàn giống như các tổ chức mang danh “xã hội dân sự”
trong nước, khi khai trương thì rầm rộ bao nhiêu thì chóng tàn và tan rã im ắng
bấy nhiêu. Sự thua lỗ đến độ, mấy năm gần đây, việc trao giải thưởng cho các
“trí thức” của Quỹ Phan Chu Trinh phần lớn là từ ông Nguyễn Quang A và quỹ bí
mật từ nhóm trí thức chống cộng hải ngoại và tất nhiên việc lựa chọn người trao
giải cũng thuộc phe cánh của “giới trí thức cấp tiến” này.
Thứ ba, với vị trí Chủ tịch Hội Hữu nghị
Việt-Pháp từ năm 1996 đến nay, đem lại ảnh hưởng thao túng giới trí thức trong
nước cho Chu Hảo.
Chu Hảo là người cầm cân nảy mực ở tòa
nhà L’espace Tràng Tiền, không gian sinh hoạt văn hóa được coi là sang trọng và
đắt giá nhất miền Bắc Việt Nam. Trong cái thường gọi là giới học thuật và nghệ
thuật Việt Nam, ai được tổ chức sự kiện ở NXB Tri Thức và L’espace, người đó có
tên tuổi được công nhận, và tiền đồ có cơ cất cánh. Bằng năng lực phong thần
của mình, Chu Hảo thu về dưới trướng không chỉ những trí thức già nua hay những
“nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm
chút chữ nghĩa.
Ít ai biết được bí mật tài chính phía sau các
dự án này của Chu Hảo đều liên quan mật thiết với nhau mà nếu như Ủy ban Kiểm
tra Trung ương hay tổ chức Thanh tra Chính phủ vào cuộc toàn diện, chắc chắn
Chu Hảo và bậu xậu sẽ không thể giải trình nổi. Xin trích một vài bí mật đã
được giới blogger Việt Nam tiết lộ nhiều năm nay
“Từ “tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những
cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này
cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.
Từ tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức
bắt đầu được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt
Nam, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Hiển nhiên
dự án có được nhờ vị trí Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ 1996 đến nay.
Từ năm 2008, NXB Tri Thức bắt đầu hợp tác với
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế
– ĐHQGHN của Nguyễn Đức Thành và bắt đầu chuỗi phối hợp với VERP và đại sứ quán
Pháp tổ chức buổi hội thảo về sách kinh tế tư bản. Từ năm 2009, NXB Tri Thức
trở thành đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách
nhiệm xuất bản mọi ấn phẩm của VEPR.
Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh
chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên,
và công khai qui tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu
Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực”
Chỉ chừng đó là đủ để các bạn mường tượng ra
quy mô các “dự án” của Chu Hảo và lý giải vì sao Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận
các sai phạm của ông ta là RẤT NGUY HIỂM, vì sao Chu Hảo lại có thể gây dựng
lên lớp trí thức chống cộng tinh vi ngay trong lòng chế độ và nở rộ như vậy
nhiều năm qua.
Ít ai biết rằng, Chu Hảo mang danh là Giám đốc NXB mang tên “tri thức” tưởng như nó là mảnh đất dành cho trí thức xứ Việt này phát hành tác phẩm, công trình có giá trị khoa học, nghiên cứu thì bản chất nó là nơi xuất bản các cuốn sách được “miễn phí” bản quyền và chỉ mất tiền công dịch từ các học giả phương Tây.
Trả lờiXóa