Ông Chu Hảo
Ít ai
biết được rằng, dù được học hành bài bản ở các nước có nền khoa học công nghệ
phát triển, nhưng kể từ khi hoàn thành luận án Tiến sĩ năm 1979, rồi được phong
hàm Giáo sư năm 1983 cho đến nay, Chu Hảo không hề có một công trình nghiên cứu
có giá trị nào trong ngành vật lí, là lĩnh vực chuyên môn của mình. Đây là điều
khó chấp nhận được với bất cứ trí thức nào lại buông bỏ hoàn toàn lĩnh vực
chuyên môn và chỉ chăm chú chạy theo các dự án kinh tế, chính trị. Dễ hiểu là
vì sao nhà phê bình văn học Đông La thắc mắc không thể hiểu nổi một trí thức
khoa học chuyên ngành vật lý lại có phát ngôn phơi bày lỗ hổng nghiêm trọng về
lĩnh vực của mình đến thế. Có lẽ vì Chu Hảo không ồn ào như Cù Huy Hà Vũ nên ít
ai biết đến quá trình học hành của ông ở nước ngoài thực hư ra sao???
“Thành tích chuyên môn” như vậy, nhưng Chu Hảo lại rất thăng
tiến trong lĩnh vực quản lý giới khoa học. Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng
Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật,
và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm
làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa
Lạc. Từ 2005 đến giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các
Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
Vì vậy dễ hiểu việc đã từng có blogger đặt vấn đề, với các
vị trí quản lý cấp cao như vậy, ông Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách
những người phải chịu trách nhiệm về yếu kém của khoa học và công nghệ Việt
Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, hàng chục năm sau khi dự
án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là
một “thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn
bộ phong trào “nhân sỹ trí thức” đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém
của nền khoa học – công nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm
của Chu Hảo.
Tiếc rằng,trong kết luận điều tra vừa qua của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương mới dừng ở việc xử lý trách nhiệm của Chu Hảo trong các sai phạm
xuất bản sách có nội dung “tự diễn biến tự chuyển hóa” và quản lý điều hành
“Nhà xuất bản Tri thức”mà chưa điều tra đến các sai phạm của ông này liên quan
đến các lĩnh vực mà trước đó ông ta đã điều hành và hậu quả rất lớn đối với
kinh tế và nền khoa học nước nhà.
Phải chăng một kẻ được ca tụng mang danh giáo sư Chu Hảo –
người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá
trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lí mà ông từng
đảm nhiệm, lại đang được “dư luận” trên mạng xã hội, truyền thông nước ngoài,
giới chống cộng… ca ngợi như một trí thức lớn, yêu nước, tiến bộ và bị Đảng,
Nhà nước “trù dập”?.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét