Loa Phường
Tại kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 21/10/2018, Quốc hội sẽ bầu Chủ
tịch nước mới để thay thế cố Chủ tịch Trần Đại Quang. Ngày 03/10/2018, với 100%
số phiếu thuận, Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất
giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử vị trí đó. Có dư luận cho rằng
đây sẽ tạo một tiền lệ, để tiến tới "nhất thể hóa" hai chức danh Chủ
tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai. Diễn biến này
đã khiến dư luận phi chính thống phân hóa thành 2 xu hướng đối nghịch nhau, là
ủng hộ và phản đối.
Tiêu biểu cho xu hướng ủng hộ như 2 luật sư Ngô Ngọc Trai và
Trần Quốc Thuận bình luận rằng việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sẽ tạo
cơ hội tốt để "nhất thể hóa" 2 chức danh. Những người thuộc xu hướng
này không đồng nhất về mặt động cơ, và họ có thể được chia thành 3 nhóm. Nhóm
thứ nhất gồm những người tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng với vị
trí Chủ tịch nước, vì chiến dịch chống tham nhũng và cải cách hành chính của
ông đang phát huy hiệu quả. Nhóm thứ hai gồm những người tin rằng nếu
"nhất thể hóa" vị trí đứng đầu cơ quan Đảng và cơ quan hành chính, cả
ở cấp trung ương lẫn cấp cơ sở, thì hệ thống chính trị của Việt Nam sẽ hoạt
động tiết kiệm, hiệu quả, ít tham nhũng hơn. Nhóm thứ ba gồm những người tin
rằng sau khi "nhất thể hóa" hai chức danh, Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội để cải cách chính trị, nhằm chuyển thành một nền Cộng hòa theo mô hình bán
tổng thống như post Facebook hôm 30/09 của Trương Huy San.
Trong tuần qua, những người ủng hộ "nhất thể hóa" 2
chức danh đã tiếp tục đưa ra nhiều lập luận để bảo vệ quan điểm của họ. Chẳng
hạn, Phạm Đức Bảo nói với BBC tiếng Việt rằng vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
là một đại biểu Quốc hội, việc ông ứng cử chức Chủ tịch nước không trái với
Hiến pháp. Bảo cũng nói rằng trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam
chưa "nhất thể hóa" 2 chức danh; và rằng ở mọi quốc gia trên thế
giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước. Bảo cũng hi
vọng Việt Nam "tiếp tục cải cách thể chế chế" sau khi "nhất thể
hóa" 2 chức danh.
Trái với xu hướng ủng hộ nêu trên, hầu hết các nhà zân chủ mạng
đã đồng loạt công kích việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử chức Chủ tịch
nước. Tương tự những người ủng hộ, những người phản đối cũng không đồng nhất về
mặt động cơ, và có thể chia thành 2 loại. Loại thứ nhất tin rằng khi chức Chủ
tịch nước và Tổng Bí thư được gộp làm 1, quyền lực sẽ tập trung vào tay 1
người, gây tình trạng độc tài, khiến các chính sách sai lầm khó bị ngăn chặn.
Trong khi đó, loại thứ hai gồm những thành phần cực đoan, muốn tận dụng sự kiện
để công kích cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người tham quyền lực,
muốn làm "vua" mới của Việt Nam; và đặt nghi vấn rằng "quyền lực
tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối". Mục tiêu xu hướng này đều hướng
đến công kích chế độ độc tài, tiếp tay hình thành nhà độc tài, chịu sự chi phối
của Trung Quốc dẫn đến “bắt chước mô hình chính trị của Trung Quốc”,nguyên nhân
bởi chế độ “không có bầu cử đa đảng”, việc "nhất thể hóa" 2 chức danh
chỉ phục vụ chuyện "thao túng quyền lực cá nhân" chứ không giúp cải
cách thể chế
Ở cao điểm của hướng tuyên truyền này, nhiều nhà zân chủ mạng
đồng loạt đăng lại một câu nói cũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là "Bí
thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?". Dựa vào đó, họ tuyên
truyền rằng Tổng Bí thư đang có hành động mâu thuẫn với lời nói. Tuy nhiên,
trong thực tế, những người công kích đã cắt câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng ra
khỏi ngữ cảnh, để khiến nó bị hiểu sai.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.
Thứ nhất, nhiều nhà zâm chủ từng nhìn nhận rằng các chiến dịch
chống tham nhũng, cải cách hành chính của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến
người dân có thêm hy vọng vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì lý do này, giới
chống Cộng đã không ngừng công kích cá nhân Tổng Bí thư và chiến dịch chống
tham nhũng. Nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng là chính khách có uy tín nhất của
Đảng Cộng sản, thì việc Đảng cử ông đi ứng cử chức Chủ tịch nước là chuyện rất
bình thường. Sinh hoạt nội bộ của mọi đảng phái trên thế giới đều diễn ra như
vậy.
Thứ hai, dù Việt Nam có "nhất thể hóa" hai chức danh,
việc đó cũng không liên quan đến Trung Quốc. Như Phạm Đức Bảo đã đề cập, trong
các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa "nhất thể hóa" 2 chức
danh. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền
đều là người đứng đầu nhà nước.
Thứ ba, nếu nhìn lại toàn bộ dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy vấn
đề "nhất thể hóa" vốn do truyền thông phi chính thống nêu ra, chỉ một
tiếng sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Cho đến nay, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 08/10, đây
không phải là “nhất thể hóa” mà chỉ là “tình huống”. Như vậy, giới chống Cộng
không bình luận một chính sách có thật, họ chỉ đang tranh cãi về một ảo ảnh mà
họ tự tưởng tượng ra, do bị thôi thúc bởi những động cơ chính trị riêng.
Như vậy, khuyên các chuyên gia “chống Cộng” nên dừng cãi nhau về
cái ảo ảnh mà họ tự tạo ra, để chuyển sang những chủ đề khác thiết thực hơn cho
họ.
Cái lũ rận chủ này chắc đang nơm nớp sợ bác Trọng lên làm Chủ tịch nước thì chúng nó sẽ hết đường múa lưỡi bôi nhọ chính quyền đây mà. Chúng nó có công kích, xuyên tạc bao nhiêu thì người dân vẫn sẽ tin tưởng bác Trọng thôi!
Trả lờiXóaChúng sợ TBT Nguyễn Phú Trọng lên làm Chủ tịch nước sẽ trở nên "độc tài", "thao túng quyền lực cá nhân", hay đang sợ sẽ không còn đường bóc lột của dân, bôi nhọ Đảng nữa?? Càng cố bôi nhọ, công kích, chúng nó càng lộ bản chất phản động của mình.
Trả lờiXóaCái gì mà nhất thể hóa 2 chức danh chứ , đúng là những lời nói xàm ngôn của đám dân chủ mà . Một con người như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì việc được quốc hội bầu cử vào cương vị chủ tịch nước là hoàn toàn hợp lý vì đây là một con người có năng lực , phẩm chất , tài năng đủ sức để gánh vác cương vị này. Toàn lũ dân chủ cắn càn mà thôi!
Trả lờiXóaNhững con người luôn tìm cách để chống phá thì cái gì chúng của bịa đặt ra được, việc bác Nguyễn Phú TRọng được người dân và quốc hội đồng tình bầu cử lên giữ chức vụ chủ tịch nước là điều hoàn toàn hợp lý ở thời điểm hiện tại. Thế mà những tên dân chủ xàm ngôn lại đi xuyên tạc là thể chế hóa 2 chức danh , thật đúng là những loại ăn tục nói phét mà !
Trả lờiXóacái gì mà thể chế hóa 2 chức danh chứ, không biết còn thích thể hiện ta đây là mình hiểu rõ lắm , thật đúng là nực cười mà . Việc Bác Nguyễn Phú Trọng được cả quốc hội bầu cử lên giữ chức vụ chủ tịch nước là hoàn toàn xứng đáng với một con người dày dặn kinh nghiệm trong lãnh đạo, đủ năng lực và phẩm chất . Một lũ óc bò lên tiếng cắn càn mà thôi!
Trả lờiXóa