Loa Phường
Ngày 01/12/2015, Việt
Nam và EU đã kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại giữa hai bên
(viết tắt là EVFTA). Theo các điều khoản của hiệp định này, thì Việt Nam phải
có lộ trình thông qua 3 công ước lõi còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),
xoay quanh quyền tự do lập hội, quyền tự do thương lượng tập thể, và việc xóa
bỏ lao động cưỡng bức. Ngoài ra, khi EVFTA được chính thức ký kết, EU có thể
chế tài các "vi phạm nhân quyền" của Việt Nam theo thỏa thuận đối tác
(PCA) mà hai bên ký năm 2012.

Hiện nay, chính giới
châu Âu và các tổ chức chống đối người Việt đang phản ứng với vấn đề nhân quyền
trong hiệp định EVFTA theo những cách không giống nhau. Nhìn chung, có thể phân
họ thành hai nhóm.
Nhóm đầu tiên mong
Quốc hội Châu Âu sớm thông qua EVFTA, vì 3 lý do. Thứ nhất, họ tin rằng hiệp
định này sẽ giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào việc giao thương với Trung Quốc. Thứ
hai, họ tin rằng đà phát triển kinh tế mà hiệp định này mang lại sẽ thúc đẩy
cải cách chính trị diễn ra nhanh hơn. Thứ ba, họ tin rằng các điều khoản về
nhân quyền trong EVFTA sẽ tạo thuận lợi để EU can thiệp vào tình hình chính trị
Việt Nam và hỗ trợ họ. Một mặt, nhóm này ủng hộ EU ký thông qua EVFTA; mặt
khác, họ đòi hiệp định phải đi kèm các "cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân
quyền", và tạo điều kiện cho "khối dân sự độc lập" tham gia vào
quá trình đó. Đại diện tiêu biểu của nhóm này là Phạm Đoan Trang -
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thục Quyên, Nguyễn Quang A...
Nhóm thứ hai đòi Quốc
hội Châu Âu không thông qua EVFTA, chừng nào Việt Nam chưa "cải thiện tình
hình nhân quyền". Nhóm này được đại diện bởi bản kiến nghị của "90 tổ
chức dân sự và chính trị", đứng đầu là đảng Việt Tân, vào ngày 06/06/2018.
Hiện nay, chính giới
châu Âu cũng không có chung quan điểm trong vấn đề này. Ông Bernd Lange, Chủ
tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội Châu Âu, có phần nghiêng về khuynh
hướng thứ nhất. Trong một thư riêng đề ngày 10/08, Lange xác nhận với Nguyễn
Thục Quyên rằng chính ông đã gợi ý Việt Nam không cần thông qua 3 công ước của
ILO trước khi ký EVFTA, mà chỉ cần có lộ trình phê chuẩn và thực hiện là đủ.
Trong khi đó, hôm 17/09, 32 nghị sĩ từ các đảng lớn của EU đã viết thư gửi Cao
ủy Thương mại của EU, để đề nghị không thông qua EVFTA nếu tình hình nhân quyền
của Việt Nam không được cải thiện.
Dù không đồng quan
điểm, cả 2 nhóm người vừa nêu đều tận dụng các diễn biến quanh hiệp định EVFTA
để tuyên truyền chống Nhà nước. Chẳng hạn, sau khi "vụ Trịnh Xuân
Thanh" ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, cản trở việc
thông qua hiệp định EVFTA, họ đã dựng nên một "thuyết âm mưu" rằng
"phe thân Trung Quốc ở Việt Nam" cố tình gây ra vụ này để phá hoại
hiệp định, nhằm khiến Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi 32 nghị sĩ EU
đòi hoãn hiệp định, Nguyễn Anh Tuấn viết rằng một thế lực "trong chính
quyền" đã cố tình "vi phạm nhân quyền", để "phá hoại"
hiệp định EVFTA. Sau khi công an tạm giữ ông Nguyễn Quang A, khiến ông bị lỡ
chuyến đi Úc hôm 18/09 của mình, Quang A cũng tuyên truyền rằng Cục A67 muốn
ngăn ông bay từ Úc sang Bỉ để dự phiên điều trần về EVFTA, nhằm phá hoại việc
ký kết hiệp định.
Khi lên tiếng về vấn
đề nhân quyền trong hiệp định EVFTA, thực ra các tổ chức, cá nhân chống đối đều
muốn vận động chính giới phương Tây gây sức ép với Việt Nam, buộc Việt Nam phải
thay đổi nền chính trị để đổi lấy lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cánh Nguyễn Quang
A và cánh Việt Tân muốn thực hiện việc này bằng 2 cách khác nhau, do họ khác
nhau về phương thức hoạt động và nguồn hỗ trợ từ quốc tế.
Nếu Nguyễn Quang A
muốn tìm một "thế lực" đang cố phá hoại hiệp định EVFTA, ông cứ nhìn
vào đảng Việt Tân và 89 người anh em của họ. Qua việc họ vội vàng đòi EU không
thông qua EVFTA, cho đến khi Nhà nước Việt Nam đáp ứng những yêu sách chính trị
mà họ đặt ra, có thể thấy Việt Tân không hề đại diện cho quyền lợi của người
dân trong nước. Nếu có, Việt Tân đã biết nghĩ đến những lợi ích kinh tế, ngoại
giao mà EVFTA mang đến cho người Việt Nam, như Nguyễn Quang A đã chỉ ra.
Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng cho rằng Nguyễn Quang A và Nguyễn Anh Tuấn nên phát ngôn thận trọng hơn.
Nếu họ nghĩ có một "nhóm lợi ích" đang muốn phá hoại hiệp định EVFTA,
họ phải đưa ra được các bằng chứng đầy đủ, xác thực để chứng minh cho chuyện
đó. Còn nếu họ phát ngôn khi thiếu bằng chứng, nói lấy được, dư luận có quyền
tin rằng họ đang chụp cái mũ "bán nước", "phá hoại hiệp
định" lên đầu những cơ quan mà họ có hiềm khích.
Hợp tác với Mỹ và các nước Phương Tây luôn đặt ra cho Đảng và nhà nước ta nhiều thách thức. Những yêu sách mà đối tác đặt ra chúng ta cần phải xem xét thật kĩ trước khi thỏa thuận. Vấn đề an ninh quốc gia luôn phải được đặt lên hàng đầu!!!
Trả lờiXóa