Loa Phường
Từ ngày 14/07/2018, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối trong và
ngoài nước đã kêu gọi "tổng biểu tình", bạo động vũ trang để lật đổ
chế độ vào ngày Quốc khánh 02/09 bằng nhiều chiêu thức khác nhau. Nay sự kiện
đã trôi qua, Loa Phường xin tổng kết và hy vọng phác họa đầy đủ bức tranh toàn
cảnh trước, trong và sau sự kiện này.
Thứ tư là xoa dịu dư luận theo lối AQ, rằng dù lời kêu gọi biểu
tình vào ngày 02/09 không được hưởng ứng, nó thành công vì vẫn khiến ngành công
an "mệt mỏi", và chứng tỏ rằng xã hội Việt Nam "không còn ổn
định".
Nhiều cá nhân chống đối, như Bùi Thị Minh Hằng và Lê Tân, đã
đăng ảnh lực lượng cảnh sát đi tuần tra, canh gác để ngăn chặn biểu tình, bạo
động trong ngày 02/09. Dưới các bức ảnh, họ bình luận rằng dù cuộc biểu tình
ngày 02/09 không nổ ra, người kêu gọi biểu tình cũng đã thành công, vì khiến
cảnh sát Việt Nam phải đi trực trong ngày nghỉ, phải "mệt mỏi" vì
"luôn sống trong sự phòng vệ đối phó với nhân dân" . Một số cá nhân
cũng đề nghị tiếp tục kêu gọi biểu tình, để làm "tiêu hao sinh lực
địch" theo cách đó. Trong cùng xu hướng, Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyễn Tường
Thụy bình luận rằng qua số quan chức, cán bộ bị bắt trong chiến dịch chống tham
nhũng, số phiên tòa chính trị, số người biểu tình và không khí căng thẳng vào
ngày Quốc khánh năm nay, có thể thấy xã hội Việt Nam đã tích lũy rất nhiều mâu
thuẫn, sắp bùng nổ và tạo ra thay đổi thể chế. Những bài viết và bình luận vừa
nêu đều nhằm mục đích tiếp hy vọng, đồng thời gỡ gạc thể diện cho phong trào
chống đối, sau một đợt biểu tình thất bại và có nhiều thiệt hại.
Thứ năm là đưa tin, thổi phồng, bóp méo bản chất các trường hợp
bị bắt tạm giữ, tạm giam hoặc truy tố trước và trong thời điểm biểu tình.
Trước, trong và sau ngày 02/09/2018, cơ quan chức năng đã bắt
tạm giữ, tạm giam hoặc khởi tố một số lượng lớn các đối tượng có, hoặc có khả
năng liên quan đến lời kêu gọi biểu tình, kích động bạo động, bạo loạn
Cụ thể, trước ngày 02/09, cơ quan chức năng đã bắt và khởi tố 11
đối tượng, tạm giữ để thẩm vấn 2 đối tượng. Ngày 29/08, công an tỉnh Bình Định
và Phú Yên đã bắt Lê Quốc Bình, được cho là đảng viên Việt Tân, mang vũ khí về
Việt Nam để hoạt động khủng bố. Ngày 30/08, Cục An ninh Nội địa (Bộ Công an) đã
phối hợp với cơ quan công an nhiều địa phương để bắt giữ 7 thành
viên của tổ chức khủng bố Triều Đại Việt. Ngày 01/09, công an tỉnh Cần Thơ bắt
Đoàn Khánh Vinh Quang và Bùi Mạnh Đồng vì tội "Đưa thông tin trái phép lên
mạng viễn thông", với hành vi tuyên truyền và kêu gọi biểu tình chống chế
độ trên Internet. Cùng ngày 01/09, công an tỉnh Bến Tre đã bắt Nguyễn Ngọc Ánh
vì hành vi kêu gọi biểu tình, phá hoại. Trong diện bắt để thẩm vấn, có Ngô
Thanh Tú (tại Khánh Hòa, ngày 30/08), và Nguyễn Đình Cương (tại Nghệ An, ngày
31/08).
Từ ngày 02 đến 04/09, cơ quan công an tiếp tục bắt nhiều đối
tượng mặc quân phục Việt Nam Cộng hòa cũ, mang ná thun, bi sắt, quả nổ hoặc
móng tay giả sắc nhọn để tiến hành bạo động. Ngoài ra, công an cũng tạm giữ để
xét hỏi một số lượng lớn các đối tượng nghi liên quan. Số này bao gồm Lê Tùng,
Nguyễn Thanh Loan, Thanh Sang, Nguyễn Văn Diệu Linh, Nguyễn Duy Tân, Ngô Văn
Dũng, Trần Phương, Trần Đình Châu, Bang Lĩnh, Xuân Hồng... Trần Bang, một trong
những người bị tạm giữ ở công viên Tao Đàn vào ngày 02/09, cho biết có khoảng
45 người bị tạm giữ ở điểm này trong hôm đó. Ngoài ra, Huỳnh Công Thuận và Trần
Hữu Đạo nói rằng họ bị chặn đánh khi đang đi trên đường.
Ngày 04/09, khi đang đi từ Tiền Giang đến TP.HCM để kích động
biểu tình, Huỳnh Trương Ca bị bắt và khởi tố vì tội "Tuyên truyền chống
Nhà nước".
Nhìn chung, họ đều tránh đề cập đến lời kêu gọi bạo động và các
cá nhân tham gia bạo động bằng súng hơi, ná thun, bi sắt, quả nổ. Trong khi đó,
họ khai thác triệt để chuyện nhiều cá nhân chống đối bị chặn cửa, chặn đánh,
bắt giữ hoặc khởi tố, để tuyên truyền rằng Nhà nước đang vi phạm Hiến pháp,
luật pháp và nhân quyền.
Trong hướng tuyên truyền này, vào ngày 30/08, đảng Việt Tân đã
ra thông cáo rằng Bộ Công an đang "bịa đặt trắng trợn" khi nói ông Lê
Quốc Bình là một đảng viên Việt Tân đang chuẩn bị bạo động vũ trang [26]. Trong
tuyên cáo này, Việt Tân chỉ nói rằng Bộ Công an đang "bịa đặt" vấn đề
bạo động, chứ không hề khẳng định rằng Lê Quốc Bình không phải là đảng viên của
họ. Tuy nhiên, sau thời điểm đó, các đài báo nước ngoài đều đồng loạt đưa tin
rằng đảng Việt Tân đã phủ nhận chuyện Lê Quốc Bình là đảng viên.
Trong ngày 02/09, Võ Hồng Ly (nhân viên lãnh sự quán Pháp, thân
tín với Việt Tân) đã liên tục tường thuật tình hình của những cá nhân chống đối
bị bắt.
Trong và sau ngày 02/09, Nguyễn Tường Thụy là người tổng hợp
thông tin về các trường hợp bị bắt, bị canh cửa, bị đánh... một cách tích cực
và đầy đủ nhất [35]. Thụy viết rằng nếu tính cả số người bị bắt trong cuộc biểu
tình ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, thì đã có "khoảng 85 người" bị bắt trong dịp
02/09.
Trong suốt quá trình, RFA tiếng Việt là đài nước ngoài nhiệt
tình nhất trong việc đưa tin về các trường hợp vừa nêu.
Ngày 01/09, Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch Phong trào Lao Động
Việt, đã bênh vực Nguyễn Ngọc Ánh khi trả lời phỏng vấn trang RFA tiếng Việt. Chương
cho biết ông có liên hệ với Ánh qua Facebook.
Rõ ràng việc dung túng cho hành động đưa tin giả, tin sai sự
thật, hoặc hành vi bạo lực bất hợp pháp nên bị xử lý theo đúng quy định của
pháp luật. Thực tế đã chứng minh phong trào chống Cộng và báo chí nước ngoài
công khai thừa nhận rằng lời kêu gọi biểu tình vào ngày 02/09 mang tính chất
bạo động, và đã có nhiều đối tượng bạo động bị bắt, song lại cố tình tuyên
truyền theo cách lấp liếm việc đó đi và gieo giắc ác cảm rằng Nhà nước đang xử
lý “một cuộc biểu tình ôn hòa và hợp pháp”.
Thứ sáu là kêu gọi áp dụng những phương thức mới, để biểu tình
trót lọt vào ngày 09/09/2018.
Ngày 07/09, linh mục Nguyễn Duy Tân kêu gọi cộng đồng giả vờ
"đi xem biểu tình" tại Nhà thờ Đức Bà TP.HCM lúc 12h trưa 09/09/2018,
để có thể biểu tình mà không bị bắt. Sau đó, các cá nhân chống đối khác đã lan
truyền lời kêu gọi của ông Tân. Tuy nhiên, không có chuyện gì xảy ra vào trưa
ngày 09/09.
Hiện nay, giới chống Cộng đang mô tả dự định "tổng biểu
tình" ngày 02/09 như một sự kiện bi hùng, khôi hài và thể hiện sự bất lực,
mất phương hướng của giới zân chủ, cờ vàng khởi xướng nó. Trước ngày 02/09,
không nhà chống Cộng nào dám ấn định giờ và địa điểm hẹn cho cuộc biểu tình,
khiến kế hoạch lật đổ thể chế trở thành một cái hẹn cao su. Trong ngày 02/09,
nhiều vị anh hùng đã mặc quân phục Việt Nam Cộng hòa, mang ná thun xuống đường
để lật đổ Nhà nước. Sau ngày 02/09, một linh mục công khai kêu gọi cộng đồng
giả vờ "đi xem biểu tình" để làm tắc đường, theo một cách biểu tình
mà đảng Việt Tân phát động từ giữa tháng 6 vừa qua. Song bi hài nhất là giờ đây
trên các facebook của những nhân vật cổ vũ biểu tình, rặt toàn các đồng đội của
họ vào phán xét, châm chọc, bóc mẽ, đấu tố lẫn nhau về nguyên nhân thất bại, về
công hay tội, về thắng cộng hay thua cộng...
Nhìn tổng thể, một số bình luận rất đặc sắc đã nêu ý tưởng nên
gọi sự kiện này là cuộc “Cách Mạng Chun”, thể hiện bản sắc cao su của người
Việt và 'nỗ lực" của giới đấu tranh zân chủ Việt.
Lực lượng công an thì cũng đã bao giờ được nghỉ ngơi đâu, đâu chỉ mỗi một ngày 2/9, thất bại thì cứ nhận là thất bại đi, điều này ai cũng thấy mà, chỉ một vài thằng thoi thóp ngoài xã hội mà đòi gây dựng lên một cuộc biểu tình rầm rộ là điều không thể nào xảy ra rồi
Trả lờiXóa