Loa Phường
Bình loạn về việc Chủ tịch nước
Trần Đại Quang qua đời bị bạo bệnh trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội, nhất
là phía “dư luận lề trái”, để có cái nhìn toàn cảnh về việc này và từ đó cho ta
cái nhìn khách quan và cách thức dẫn dắt dư luận mạng của nhóm người tự nhận
“đấu tranh dân chủ”, Loa Phường xin có 2 kỳ, mời các bạn đón đọc.

Lúc 10h05' ngày 21/09/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ - Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, thì từ tháng 07/2017, ông Quang đã được chẩn đoán là mắc "một loại virus hiếm và độc hại, thế giới chưa có thuốc để điều trị". Sau đó, Chủ tịch Quang đã sang Nhật để điều trị 6 lần. Ngày 20/09/2018, bệnh tiến triển nặng bất ngờ khiến ông phải nhập viện, rơi vào hôn mê vào chiều hôm đó, và qua đời vào lúc 10h05' ngày hôm sau.
Trước đây, dư luận chưa từng được tiếp cận các thông tin về tình
hình sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Mặt khác, vì Chủ tịch Quang
thường vắng mặt nhiều ngày, và gầy đi trong khoảng thời gian từ tháng 07/2017
đến nay, nhiều tin đồn về tình hình sức khỏe của Chủ tịch đã hình thành trong
dư luận phi chính thống. Vì vậy, trước và sau thời điểm Chủ tịch Quang từ trần,
trong dư luận phi chính thống đã hình thành một sóng truyền thông lớn, thật -
giả, tốt - xấu lẫn lộn, xoay quanh sự kiện này. Các bài viết trong sóng truyền
thông này có thể được phân thành 7 loại.
Loại thứ nhất, là các bài viết báo tin sớm về việc Chủ tịch nước
Trần Đại Quang qua đời.
Một số bình luận trên Facebook cho thấy từ ngày 20/09/2018,
tin đồn về tình hình sức khỏe của Chủ tịch Quang đã xuất hiện trong giới báo
chí chính thống. Trong dư luận phi chính thống, tin này được đưa ra bởi cựu
phóng viên Trương Huy San. Cụ thể, khoảng 22h20' ngày 20/09, San viết trên
Facebook cá nhân rằng "với hình ảnh của Chủ tịch nước xuất hiện trên VTV
tối qua và diễn biến chiều nay, tôi nghĩ, Thông Tấn Xã nên bắt đầu phát đi
những bản tin đầu tiên về sức khỏe của Chủ tịch" . Hôm sau, lúc 10h38'
ngày 21/09, San đăng trên Facebook cá nhân một status có nội dung như sau:
"10:05, 21-9-2018, Trần Đại Quang (1950 - 2018)"
Trương Huy San đưa tin báo tử sớm hơn báo chí chính thống khoảng 1
giờ. Vì vậy, cộng đồng đã dồn sự chú ý vào những thông tin mà San cung cấp.
Nhiều người dùng Facebook đã khen rằng San đưa tin quan trọng này nhanh hơn báo
chí chính thống. Từ đó, họ tin rằng Chủ tịch Quang sinh năm 1950, như San nói,
chứ không sinh năm 1956 như giấy khai sinh. Niềm tin này có lợi cho hoạt động
tuyên truyền của các tổ chức, cá nhân chống đối; vì từ năm 2010, trang Dân Làm
Báo đã đăng ảnh chụp các bằng tốt nghiệp của ông Trần Đại Quang, trong đó ghi
rằng ông Quang sinh năm 1950. Dân Làm Báo tuyên truyền rằng ông Trần Đại Quang
đã "khai gian tuổi", trẻ đi 6 năm, để đủ điều kiện làm ứng viên Bộ
Chính trị trong Đại hội Đảng lần thứ 11, diễn ra vào năm 2011.
Loại thứ hai, là các bài viết bày tỏ thái độ hả hê, vui mừng, đắc
ý trước tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.
Các bài viết thuộc loại này
xuất hiện như một phản ứng tự phát của đa phần giới chống đối, ngay sau khi
Trương Huy San đưa tin Chủ tịch Quang mất. Nhìn tổng thể, có 3 lý do khiến thái
độ hả hê này hình thành. Thứ nhất, nhiều cá nhân chống đối tin rằng vì chủ tịch
Quang là người của chế độ, cái chết của ông là tin vui cho những người chống
chế độ. Thứ hai, một số cá nhân chống đối hả hê vì họ có tư thù với ông Quang.
Thứ ba, nhiều cá nhân chống đối tin rằng cái chết của ông Quang khớp với một
câu "sấm Trạng Trình" mà Nguyễn Khắc Mai công bố vào năm 2016, và sự
kiện này báo trước sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong lý do đầu tiên, trang Facebook của đảng Việt Tân bình luận
rằng "Đảng buồn - dân vui? Trần Đại Quang qua đời". Linh mục Nguyễn
Duy Tân bình luận rằng "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Lãnh tụ
của thể chế độc tài chết, thì toàn dân vui mừng...". Cựu phóng viên Phạm
Thành làm một bài thơ với giọng hả hê, đắc ý, rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã
chết, dù còn "đàn áp phong trào" cách đây chưa lâu. Ngoài ra, nhóm
bài viết này còn bao gồm 2 bài dài, quan trọng của Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan
Trang, sẽ được đề cập đến trong phần dưới.
Trong lý do thứ hai, Ngô Duy Quyền tỏ ra hả hê khi Chủ tịch Trần
Đại Quang mất, vì cho rằng mình có tư thù với ông Quang. Trong một bài viết dài
trên Facebook cá nhân, Quyền kể rằng hồi tháng 05/2015, ông từng viết thư ngỏ
gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, để phản đối việc nhiều "người hoạt
động" bị "công an đánh". Quyền cho rằng vì gửi lá thư ngỏ đó,
ông đã "bị bắt bớ 3 lần, bị gửi hàng chục giấy triệu tập, gia đình bị lục
soát cướp đi nhiều tài sản và tiền bạc, bị khủng bố, sách nhiễu ngót 2
năm...". Vì vậy, Quyền nhắc lại các vụ việc này, đồng thời nguyền rủa Chủ
tịch Quang phải xuống địa ngục.
Lý do thứ ba bắt nguồn từ một đoạn vè mà Nguyễn Khắc Mai tung ra
hồi 2 năm trước. Trong một bài viết đăng ngày 25/07/2016, Mai nói rằng khi ông
và "một số nhà nghiên cứu tâm linh" khác đang đi cúng bái ở khu vực
Hải Phòng, thì trời đổ mưa lớn, khiến họ phải vào trú ở một quán nước gần đền
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tại đây, ông nghe "một số người dân" đọc "đôi
câu đối có vẻ như là sấm truyền", có nội dung như sau:
"Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt,
Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong"
Trong bài, Nguyễn Khắc Mai dịch đôi câu đối này như sau:
"Ngọn đuốc không có nguồn sáng thì ánh sáng tự diệt
Trọng tiền bạc mà không có phúc thì tài sản sẽ mất"
Cuối bài, Mai viết rằng câu đối này là "lời mách bảo của thần
linh" về "triết lý sống ở đời". Tuy nhiên, vì câu đối vừa có
phần tối nghĩa, vừa chứa tên 4 lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước trong nhiệm
kỳ này, có thể thấy ai đó đã soạn ra nó để làm phương tiện tuyên truyền chống
chế độ, bằng cách lợi dụng tâm lý mê tín của dân chúng.
Trong bài viết năm 2016, Nguyễn Khắc Mai chỉ nói rằng hai câu thơ
trên là "câu đối" mà người dân đọc gần đền Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong
thực tế, các văn bản được gọi là "sấm Trạng Trình" không chứa hai câu
đó. Tuy nhiên, vì nhiều cá nhân chống đối tưởng chúng là "sấm Trạng
Trình", khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/09 vừa qua, họ đã
đồng loạt viết rằng "lời sấm đã ứng nghiệm". Từ đó, họ tuyên truyền
rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim
Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, cũng sắp "vong" theo Chủ tịch Quang. Chẳng
hạn, Nguyễn Văn Đài đã làm một bài thơ tiên đoán điều này, đồng thời kêu gọi
người dân treo cổ từng quan chức, cán bộ còn sót lại, và "gõ chiêng ăn
mừng" khi họ "chết hết" [44].
Loại bài viết thứ ba là các bài luận công, tội của Chủ tịch nước
Trần Đại Quang.
Trong cuộc thảo luận bàn tròn mà đài BBC tiếng Việt tổ chức vào
ngày 21/09, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn
phòng Quốc hội, bình luận rằng ông Trần Đại Quang đã để lại 2 "di sản
nặng nề" trong Bộ Công an. Thứ nhất, là "cuộc cải cách thay máu toàn
diện", trong đó 12 Tổng Cục bị giải thể, để chỉ còn lại các Cục, khiến
nhiều tướng lĩnh, sĩ quan bị thuyên chuyển. Thứ hai, là các vụ tham nhũng xảy
ra trong ngành, khi ông Trần Đại Quang đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, như
vụ Vũ Nhôm và vụ Phan Văn Vĩnh. Từ đó, Trần Quốc Thuận đề nghị Nhà nước tiếp
tục truy cứu trách nhiệm của những người liên quan đến các vụ việc này, ngay cả
khi ông Quang đã qua đời.
Trong cùng cuộc thảo luận bàn tròn, Phạm Chí Dũng bình luận rằng
"dấu ấn đáng kể nhất" của ông Trần Đại Quang là "những chiến
dịch đàn áp nặng nề đối với giới đấu tranh, hoạt động dân chủ", diễn ra
khi ông Quang còn công tác trong ngành công an. Cùng ngày, Phil Robertson, Phó
Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch, cũng đưa ra tuyên bố
tương tự. Ngoài ra, Robertson cũng bình luận rằng ông Quang đã đưa ngành công
an "xâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống thường ngày" ở Việt Nam,
và gia tăng quyền lực trong Bộ Chính trị. Trong cùng hướng tuyên truyền, nick
Facebook Bùi Văn Thuận tung tin đồn về một loạt các "tội" mà ông Trần
Đại Quang đã phạm khi công tác trong ngành công an. Chẳng hạn, khi kể chuyện
ông Quang "đánh dẹp" phong trào bạo động, ly khai mà nhóm FULRO phát
động ở Tây Nguyên trong giai đoạn 2000 - 2004, Thuận viết:
"Chưa có con số thống kê nào được công bố rộng
rãi về việc đàn áp, "dẹp loạn" Tây Nguyên giai đoạn này. Tuy nhiên,
con số người chết lên đến hàng nghìn, số người sắc tộc thiểu số bị
tù đày cũng không dưới vài trăm".
Loại bài viết thứ tư là các tin đồn rằng Chủ tịch Quang đã bị ám
sát bởi Trung Quốc, hoặc bởi cuộc "đấu đá trong nội bộ Đảng".
Chẳng hạn, lúc 12h10' ngày 21/09, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong
viết trên Facebook rằng "Tình hình sắp sửa hợp nhất hai chức danh Tổng và
Chủ: thật đúng qui trình?" [48]. Cùng ngày, Đinh Ngọc Thu viết trên báo
Tiếng Dân rằng vì Chủ tịch Quang vẫn phải xuất hiện trước các đoàn ngoại giao
và công chúng sau khi mắc bệnh hiểm nghèo, có thể thấy các cán bộ cấp cao khác
đã "ép" ông Quang làm việc, để khiến ông yếu rồi mất. Trong một bài
dài, Võ Thị Hảo viết rằng "phải chăng" ông Quang đã bị ám sát bởi
Trung Quốc, hoặc bởi phe đối địch trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy
không nói rõ được ông Quang bị ai "ám sát", vì lý do nào, và đâu là
bằng chứng, Hảo mặc nhiên coi đó là sự thật, rồi bình luận rằng các quan chức,
cán bộ khác nên chủ động thiết lập thể chế dân chủ đa đảng, để được thể chế bảo
vệ, tránh rơi vào kết cục như ông Quang.
Trong chương trình Thời sự tối 21/09 của đài VTV1, việc Chủ tịch
nước Trần Đại Quang qua đời chỉ được đề cập đến trong khoảng 10 giây. Thấy vậy,
Vũ Hoàng Linh viết trên Facebook rằng đây là hiện tượng lạ, khiến nhiều người
hùa theo đồn đoán. Nhưng sau đó, có người comment rằng đây là hiện tượng bình
thường, vì theo quy định của Nhà nước, thì đài truyền hình chỉ được phép báo tử
ngắn gọn trước khi cơ quan chuyên trách soạn thông báo Quốc tang.
Loại bài viết thứ năm là các bài bình luận, phỏng đoán về nhân sự
của Nhà nước sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời.
Nhìn chung, dư luận phi chính thống cho rằng vị trí Chủ tịch
nước sẽ được đảm nhận bởi một trong 3 người, là ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn
Thiện Nhân hoặc Trần Quốc Vượng. Chẳng hạn, lúc 11h27' ngày 21/09, khi các báo
chính thống vừa đưa tin về Chủ tịch Quang, luật sư Ngô Ngọc Trai viết trên
Facebook rằng "Nếu Ghế Chủ tịch nước trống, tôi ủng hộ phương án hợp nhất
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước :)". Nửa tiếng sau, ông Trai tiếp tục phân
tích rằng "Tổng bí thư hoàn toàn có thể được Quốc hội bầu làm Chủ tịch
nước", theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. Lúc 12h27' cùng ngày, Trương
Huy San viết trên Facebook rằng "...chắc chắn Trung ương 8 nhóm họp đầu
tháng 10 sẽ chọn ứng cử viên; ai, anh Vượng hay là anh Nhân đây". Trong
cuộc thảo luận bàn tròn trên BBC tiếng Việt, Trần Quốc Thuận bình luận rằng dù
cả ông Nguyễn Thiện Nhân lẫn ông Trần Quốc Vượng đều có khả năng được bầu làm
Chủ tịch nước thay thế ông Quang, trong thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã và đang thực hiện các chức năng nghi thức và ngoại giao của Chủ tịch nước.
Cùng ngày, Lê Hồng Hiệp viết trên trang Nghiên cứu Quốc tế rằng nếu
"Đảng chọn ông Nhân", thì cấu trúc "4 người khác nhau giữ 4 chức
vụ cao nhất" sẽ được duy trì. Còn nếu "Đảng chọn ông Vượng",
người "được xem là ứng viên tiềm năng nhất thay thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng", thì nhiều khả năng vị trí Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng sẽ
được hợp nhất.
Trong loại bài viết thứ sáu, đại diện tiêu biểu là nhà báo Đào
Tuấn đã viện câu thành ngữ "nghĩa tử là nghĩa tận", để phản đối những
người tỏ thái độ hả hê, vui mừng, đắc ý trước tin Chủ tịch nước qua đời.
Trong một post Facebook được đăng lúc 22h17' ngày 21/09, Tuấn nhắc
lại rằng "tháng 7 năm ngoái, cư dân mạng bấm like điên đảo trước tấm ảnh
về một người lính Mỹ, đứng dưới mưa, nghiêm trang chào một đám tang đi qua dù
thậm chí anh không hề biết người quá cố". Tuấn bình luận rằng thay vì tỏ
thái độ "hoan hỉ" một cách "hằn học cay độc" trước cái chết
của người khác, dư luận nên học cách tôn trọng người quá cố như anh lính Mỹ nọ,
để giữ "thứ văn hóa tối thiểu", "phân biệt con người với con
vật". Bài của Đào Tuấn được 1,9 nghìn Likes và 74 Shares trên Facebook.
Ngay trong đêm 21/09, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long đã nhân
danh "nhân dân" để viết bài phản bác Đào Tuấn. Hai mươi phút sau khi
ông Tuấn đăng bài, Phạm Đoan Trang viết rằng "nhân dân" có lý khi
"ăn mừng" cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, vì không những
"không làm được gì cho quốc dân", "y" còn "gây ra bao
nhiêu tội ác". Khoảng 2 tiếng sau thời điểm đó, Trịnh Hữu Long đăng một
bản luận tội dài và biểu cảm, rằng ông Trần Đại Quang đã ký ban hành Luật An
ninh Mạng, đã không ân xá cho tử tù Đặng Văn Hiến, đã im lặng trước "hàng
trăm nghìn người ngày ngày kéo nhau lên trụ sở công quyền đòi lại đất",
cùng "những người chết dưới dùi cui công an"... Long bình luận rằng
"khi sống mà trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tội ác, hoặc im lặng về hùa
với kẻ ác, thì đừng trách người ta vui mừng khi mình chết, bởi cái chết đồng
nghĩa với việc không còn khả năng gây ra tội ác nữa". Cuối bài, Đoan Trang
chửi cánh Đào Tuấn là "lũ đạo đức giả", "đổ hết tội lỗi lên đầu
dân đen" để vừa được "an toàn", vừa "được tiếng là có văn
hóa, cao thượng, nhân văn". Sau đó, Trang và Long đồng loạt tuyên truyền
rằng nếu Việt Nam có chế độ dân chủ đa đảng, thì người dân có thể bỏ phiếu để
"phế" các lãnh đạo cấp cao, thay vì phải chịu đựng họ, rồi "hả
hê" khi họ chết.
Loại bài viết thứ bảy là những lời than thở, lo lắng trước xu
hướng cực đoan hóa vừa nêu.
Tối ngày 21/09, Trần Đại trích dẫn một bài phân tích đoạn kết
truyện Tấm Cám, trong đó có đoạn: "Cũng không phải thiện thắng cái ác, mà
là chính cái cực Ác lên ngôi, sau khi tàn khốc huỷ diệt những cái Ác nhỏ
khác". Cùng ngày, Trương Minh Tam trích dẫn đoạn cuối truyện Chí Phèo của
Nam Cao, rồi bình luận rằng: "Sự hả hê là một tâm lí bình thường của những
con người thuộc giai tầng bị trị. Nó không có gì phải phê phán. Nó rất đời thực
nhưng nó là biểu hiện của sự bế tăc không lối thoát... Xã hội sẽ không khác
trước nếu chỉ trông chờ vào vận may hay trông chờ vào sự thanh trừng của các
thế lực".
(Còn nữa)
(Còn nữa)
Bác ra đi đó là một nỗi mất mát lớn cho dân tộc mình, mong rằng bác sẽ yên nghỉ nơi suối vàng, sẽ soi sáng đường cho chúng cháu bước tiếp. Và cũng sẽ vẫn chỉ đường cho thế hệ đi sau, đưa đất nước ta bước lên một vị thế mới
Trả lờiXóaChủ tịch nước Trần Đại Quang mất bạn bè thế giới nơi nơi thăm hỏi chia buồn, đây không hẳn là yếu tố ngoại giao mà còn tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch nước. Chỉ có lũ cơ hội là tìm cách hạ bệ.
Trả lờiXóacả đất nước tỏ lòng thành kính trước sự mất mát này, bác đã cống hiến hết mình cho đất nước và nhân dân, mong cho bác được an nghỉ
Trả lờiXóaChúng bay được gì khi xúc phạm anh linh của một người đã mất. Chưa kể những kẻ phản bội lại tổ quốc và nhân dân kia ko xứng đáng để được nhắc đến một trong những nhà lãnh đạo có công với dân tộc như bác Quang
Trả lờiXóaSự ra đi của bác là mất mát lớn của dân tộc, toàn thể người dân việt nam vô cùng thương tiếc bác Quang mong rằng bác có thể phù trì cho đất nước ngày một phồn vinh, thịnh vượng đánh đuổi lũ nội xâm, sớm đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa
Trả lờiXóaGỞI VÀ CHIA SẺ NỖI BUỒN VỚI BÀ TRẦN ĐẠI QUANG
Trả lờiXóaĐau lắm, xót lắm phải không bà Quang?
Vâng. Tình vợ chồng không đau xót sao được hả bà Quang?
Bà đâu biết, từng có biết bao bà vợ đau khổ vật vã khi nhận xác chồng tại các đồn Công an. Là các đồn CA do chồng bà làm chỉ huy tối cao đó. Họ cũng đau đớn không kém bà hôm nay
Và cách nay chừng 18 năm, cũng có hàng ngàn bà vợ gào khóc chồng con trong trận thảm sát Tây Nguyên... Họ còn đau hơn bà Quang gấp bội, bởi không chỉ có chồng, mà con họ đều bị giết sạch. Đau khổ lắm bà Quang ơi, bà có biết?
Dân chúng tôi đã chết quá nhiều vì sự ác độc của chế độ này. Và giờ đến chồng bà. Ông ta cũng chết trong bàn tay của cái ác do chính ông ta từng dày công nuôi dưỡng.
(Nguyen Huy)