Loa Phương
Sau khi Facebook tuyên bố trước
Thượng viện Mỹ rằng họ sẽ "không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ
Việt Nam" đã kích thích phong trào zân chủ VN tìm cách khôi phục phong
trào phản đối Luật An ninh Mạng.
Cụ thể khi bà Sheryl Sandberg,
đại diện của Facebook trả lời thượng nghị sĩ Marco Rubio trong phiên điều trần
ngày 05/09 tại Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, rằng công ty này "không
có máy chủ ở Việt Nam", và "không bao giờ cung cấp thông tin cho
chính phủ Việt Nam", "trừ những ngoại lệ ít ỏi, khi xảy ra những mối
đe dọa nghiêm trọng". Ngày 14/09, đài RFA tiếng Việt, Luật khoa Tạp chí và
Hate Change đồng loạt đăng tải tin này. Trong đó, clip của nhóm Hate Change có
70.000 lượt xem, khiến họ cho rằng cộng đồng vẫn quan tâm đến việc phản đối Luật
An ninh Mạng. Bị kích động trước "tin vui" này, 3 nhóm Luật khoa Tạp
chí, Hate Change và Việt Tân bắt đầu kêu gọi cộng đồng khôi phục phong trào phản
đối Luật An ninh Mạng, mà chính họ đã phát động và duy trì trong suốt tháng 06
và tháng 07/2018.
Lần này, với sự hỗ trợ của Luật
khoa Tạp chí, nhóm Hate Change đã công khai hóa một group Facebook mang tên
Save NET. Theo lời giới thiệu và nội quy nhóm, được soạn vào ngày 09/09, thì
đây là group để trao đổi "về Luật An ninh Mạng và công cuộc bảo vệ tự do
trên mạng" và kêu gọi cộng đồng góp bài cho group kích hoạt chiến dịch phản
đối Luật An ninh Mạng cùng kêu gọi cộng
đồng ký kiến nghị yêu cầu Quốc hội hoãn thông qua Luật An ninh Mạng, để có thời
gian sửa luật. Đã có 12 tổ chức đồng ký tên vào kiến nghị, là "nhóm Save
Net", Hate Change, Nhà xuất bản Giấy Vụn, Sinh viên Nói vì Sinh viên, Tinh
Thần Khai Minh, "LEA - Nhóm Hoạt động về Giáo dục Bình đẳng",
"Wequal - Nhóm Hoạt động Mở vì Công lý Giới và Tự do Lựa chọn", Nghiệp
đoàn Sinh viên Việt Nam, Cộng đồng LGBT Đồng Nai, Green Trees, Phong trào Lao động
Việt, và Mạng lưới Lãnh đạo Trẻ Miền Nam. Hiện kiến nghị này mới thu được 1800
chữ ký, một lượng khá nhỏ so với 2 đợt ký kiến nghị mà Hate Change từng phát động
trong tháng 06/2018.
Cùng thời điểm đó, ngày
14/09/2018, Vietnamnet đăng bài báo "Lãnh đạo Facebook cam kết hợp tác chặt
chẽ với Chính phủ Việt Nam" tường thuật cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch
Facebook Simon Milner và Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
vào sáng 14/09. Trong bài, ông Hùng ví Facebook như "con dâu về nhà chồng",
vì thế cần phải "tiếp nhận và thích nghi với văn hóa, nếp sống hàng ngày của
gia đình nhà chồng". Đáp lại, ông Milner cam kết sẽ lập nhóm làm việc
chung để "hợp tác chặt chẽ" với Chính phủ Việt Nam; đồng thời nói rằng
"ở một số nước chúng tôi chỉ là một trong các nàng dâu, nhưng ở đây chúng
tôi là nàng dâu trưởng". Trước bối cảnh đó, BBC tiếng Việt nêu lên vấn đề
phát biểu của Facebook trước Thượng viện Mỹ và trước Chính phủ Việt Nam đang
"mâu thuẫn" nhau.
Ngày 19/09, nick facebook Mạnh
Kim viết một bài dài, trích dẫn nhiều số liệu từ báo nước ngoài, để khẳng định
rằng Facebook đang "đi đêm" với nhiều chính phủ vì ham lợi nhuận. Bài
báo cho biết từ tháng 07 đến tháng 12/2017, Facebook đã "chặn khoảng
55.000 bài tại chừng 20 quốc gia". Mạnh Kim cũng liệt kê một loạt các nick
người Việt mới bị Facebook khóa gần đây, như Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Anh Tuấn,
Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Chu, Trần Quốc Quân, Trương Châu Hữu Danh... Sau
khi đăng bài vừa nêu khoảng một ngày, nick Mạnh Kim bị Facebook khóa. Sự việc
này lập tức kích hoạt làn sóng tức giận từ phía các nhà zân chủ mạng. Tuấn
Khanh đăng lại bài của Mạnh Kim để phê phán Facebook "vi phạm quyền tự do
ngôn luận", đồng thời kêu gọi dân mạng ủng hộ cho mạng xã hội Minds. Lê
Hoài Anh chế ra cụm từ "dân oan Facebook" để gọi những trường hợp như
Mạnh Kim. Nguyễn Hoàng Anh phàn nàn rằng "có cảm tưởng Facebook như giao
thông Hà Nội, chỉ người tử tế bị tóm, còn bọn bán hàng online, đưa tin scandal,
bọn du côn ngang nhiên tạt đầu xe người khác, vượt đèn đỏ... thì cứ bình chân
như vại"
Như vậy, chiến dịch này của giới
zân chủ vừa kích hoạt rầm rộ đã bị dội gáo nước lạnh. Vừa vớ được thông tin
Facebook hứa với Thượng viện Mỹ sẽ không tuân thủ Luật An ninh Mạng của Việt
Nam, thì mầy ngày sau lại thấy Facebook hứa với các quan chức Việt Nam rằng họ
sẽ tuân thủ Luật An ninh Mạng, đã khiến phong trào phản đối luật An ninh mạng vụt
tắt trong những lời chê trách tập đoàn Facebook. Qua vụ việc này, có thể thấy giới
mang danh “đấu tranh dân chủ Việt” rất thiếu viễn kiến, thiếu tự chủ, và chỉ biết
quay như chong chóng theo các dòng truyền thông. Họ chỉ phản ứng một cách bị động
trước phát ngôn nhất thời của các quan chức, chính phủ hoặc các tập đoàn nước
ngoài; để tạo các sóng truyền thông nối tiếp nhau, rồi duy trì hoạt động của
mình bằng cách khai thác các sóng đó. Bởi vậy, những vụ hố nặng này kèm theo
các chiến dịch rầm rộ “sớm nở tối tàn“ gây cười cho cộng đồng mạng sẽ còn dài
dài.
Cái quan trọng nhất mà người dân chúng ta cần phải quan tâm đến là những nội dung có trong luật an ninh mạng chứ không phải là a dua theo đám đông! Đám dân chủ rất giỏi lôi kéo các bạn vi phạm pháp luật nếu như các bạn không tìm hiểu kĩ vấn đề!!!
Trả lờiXóaNgười dân chúng ta cần phải hiểu được rằng đâu là cái mang đến lợi ích cho mình và những gì đang bảo vệ mình! Tránh thật xa đám dân chủ đang cố gắng mua chuộc và lôi kéo các bạn!!!
Trả lờiXóaMọi người cần phải tìm hiểu thật kĩ luật An ninh mạng để tránh bị các thế lực thù địch xuyên tạc và lôi kéo mọi người làm điều xấu!
Trả lờiXóaLuật an ninh mạng bản chất của nó rất tốt, rất cần thiết cho người dân Việt Nam chúng ta. Nhưng dưới những bài viết xuyên tạc của đám dân chủ cũng như các thế lực thù địch đã làm cho mọi người hiểu sai vấn đề!
Trả lờiXóaFacebook nó chả dại gì mà bất tuân luật tại nước sở tại cả, làm thế khác gì tự đánh mất thị trường của mình đâu, nó là tư bản nó phải kiếm tiền, cái gì có lợi thì nó làm có hại thì bỏ, đơn giản thế thôi
Trả lờiXóa