Loa Phường
Trong tuần qua, dư luận bài Trung
Quốc cực đoan cũng khai thác các vấn đề của dự án đường sắt cao tốc Cát Linh -
Hà Đông. Năm 2010, dự án này đã được khởi công với tổng kinh phí 886 triệu USD,
trong đó có 419 triệu USD là vốn vay ODA của Trung Quốc. Do vốn ODA đặt điều kiện
rằng các nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị phải chủ yếu đến
từ quốc gia cho vay, Việt Nam phải chọn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm
tổng thầu của dự án này, dù doanh nghiệp này được xem là "rất kém".
Khi quá trình thi công đã sắp hoàn tất, ngày 11/08/2018, doanh nghiệp tổng thầu
đã tổ chức cho 200 người, trong đó có 40 người Trung Quốc, tham gia một buổi chạy
thử tàu. Những người tham gia được phát một tấm thẻ lên tàu được viết bằng song
ngữ Việt - Trung, trong đó tiếng Trung được in bên trên tiếng Việt. Ngay trong
ngày 11/08, một người chưa rõ danh tính đã chụp ảnh tấm thẻ lên tàu này và đăng
lên mạng xã hội Facebook. Cộng đồng mạng nhanh chóng phát tán bức ảnh, và bình
luận rằng hiện tượng này gây hại đến "chủ quyền quốc gia, tự hào và tự tôn
dân tộc" của Việt Nam.
(Ảnh 00 - Nguyên bản ảnh chụp tấm
"thẻ lên tàu" bằng song ngữ Việt - Trung)
Hôm sau, ngày 12/08, các báo chính
thống đã đưa tin một cách khá đầy đủ về vụ việc. Hầu hết các báo đều đăng lời
giải thích của Ban Quản lý Dự án Đường sắt và doanh nghiệp tổng thầu, rằng vì dự
án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông vẫn đang trong giai đoạn thi công, tổng
thầu đã dùng các thẻ lên tàu và biển hướng dẫn bằng song ngữ Việt - Trung, để
cho công nhân Trung Quốc dễ đọc. Tổng thầu khẳng định rằng tấm thẻ lên tàu này
chỉ có giá trị sử dụng trong ngày, và chỉ lưu hành trong nội bộ dự án. Ngoài
ra, trong cuộc họp với Ban Quản lý Dự án Đường sắt, tổng thầu đã nhận trách nhiệm
về sự việc và cam kết không tái diễn.
Bên cạnh đó, một số báo chính thống,
như Diễn đàn Doanh nghiệp, cũng đăng một ý kiến phê bình có phần hợp lý. Theo
đó, nhà thầu Trung quốc đã vi phạm quy định của Việt Nam, rằng trong các văn bản
song ngữ ở Việt Nam, tiếng nước ngoài phải được viết bên dưới tiếng sở tại.
Tuy nhiên, sau thời điểm đó, nhiều
tổ chức và cá nhân chống đối vẫn tiếp tục lợi dụng sự kiện này để khơi dậy tâm
lý bài Trung cực đoan, nhằm tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn,
ngày 14/08, Bùi Thanh Hiếu nói với VOA tiếng Việt rằng tấm "thẻ lên
tàu" song ngữ này nằm trong "một đường lối rõ ràng" để "luyện
cho người dân Việt Nam cái phản xạ là quen với sự xuất hiện của người Trung Quốc,
quen với sự làm chủ của người Trung Quốc", chứ không đến từ sự vô ý hay cẩu
thả. Hiếu cũng nói rằng qua việc Nhà nước Việt Nam đồng ý để người Trung Quốc
đi thử và lái thử tàu, và chỉ "lên tiếng lấy lệ" trước vụ việc, có thể
thấy Nhà nước đang "tiếp tay bán nước, đồng lõa thôn tính văn hóa Việt
Nam, đồng hóa để cho Trung Quốc nó đô hộ Việt Nam".
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi
xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, nhà thầu Trung Quốc hoàn
toàn có quyền in các văn bản song ngữ Việt - Trung để sử dụng trong nội bộ công
ty và dự án của mình. Tuy nhiên, khi nhà thầu in dòng chữ tiếng Trung cao hơn,
và to bằng dòng chữ tiếng Việt trong tấm "thẻ lên tàu", họ đã vi phạm
các quy định của Việt Nam về sử dụng văn bản song ngữ. Vì thế, báo chí chính thống
Việt Nam đã hành xử hợp lý khi đưa tin một cách đầy đủ và đa chiều về vụ việc,
đồng thời có đối chiếu đến các quy định của luật pháp Việt Nam. Ban Quản lý Dự
án và nhà thầu cũng hành xử một cách hợp lý khi tiến hành họp kiểm điểm ngay
trong ngày 12/08, đồng thời nhận trách nhiệm về vụ việc và cam kết không tái phạm.
Thứ hai, khi Bùi Thanh Hiếu tuyên
truyền rằng tấm "thẻ lên tàu" song ngữ này nằm trong "một đường
lối rõ ràng" để "luyện cho người dân Việt Nam cái phản xạ là quen với
sự xuất hiện của người Trung Quốc, quen với sự làm chủ của người Trung Quốc",
ông Hiếu có dấu hiệu hoang tưởng. Không thể nói rằng Trung Quốc định dùng tấm
"thẻ lên tàu" song ngữ để chiếm Việt Nam, vì trên thẻ có dòng chữ ghi
rõ rằng thẻ chỉ lưu hành nội bộ, và chỉ có giá trị trong ngày 11/08. Không thể
nói rằng Nhà nước Việt Nam chỉ "lên tiếng lấy lệ", vì các báo chính
thống đều đồng loạt chỉ ra sai phạm của nhà thầu Trung Quốc trong vụ việc, và
nhà thầu đã phải nhận lỗi ngay trong ngày hôm sau. Không thể nói rằng Nhà nước
đang "tiếp tay bán nước" khi cho phép người Trung Quốc đi thử và lái
thử tàu, vì dự án này vốn được tiến hành bởi một nhà thầu Trung Quốc, và số người
Trung Quốc tham gia đi thử tàu đều là nhân viên của dự án. Thêm nữa, số nhân
viên Trung quốc đó cũng chỉ chiếm 1/5 số người đi thử tàu. Ngoài ra, dù biển hiệu
trong các khu Chinatown ở Mỹ đều đặt tiếng Trung Quốc cao hơn và to hơn tiếng
Anh, chưa có ai buộc tội chính quyền Mỹ "tiếp tay bán nước cho Trung Quốc"
chỉ vì mấy tấm biển đó.
Ngoài khuynh hướng võ đoán mà Bùi
Thanh Hiếu đại diện, cũng có một số cá nhân bất mãn công kích dự án đường sắt
Cát Linh - Hà Đông và sự liên quan của Trung Quốc bằng những lập luận chặt chẽ
hơn. Chẳng hạn, ngày 15/08, Nguyễn Tiến Tường (phóng viên trang Vietnam
Finance) đã viết trên Facebook cá nhân rằng với tốc độ 35 km/h, đường sắt Cát
Linh - Hà Đông sẽ không thể thay thế xe bus trong giao thông đô thị. Dù vậy, dự
án này quá lãng phí, khi nó đắt ngang đường sắt ngầm dù là đường sắt trên
không, và tốn 1 nhân sự để duy trì mỗi 20 mét đường. Ngoài ra, với quy hoạch hiện
nay, Hà Nội sẽ mất 50 năm để xây và sửa dần 8 tuyến Metro, rồi tiếp tục bỏ tiền
để ngầm hóa chúng ngay sau đó. Trong khi đó, Trung Quốc đã có tuyến tàu điện ngầm
Bắc Kinh từ 50 năm trước; đang có 900km đường tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, 672km
đường tàu điện ngầm ở Thượng Hải; và đang có 3 đô thị dùng hệ thống tàu điện ngầm
không người lái, vận hành tự động. Bằng các số liệu trên, Nguyễn Tiến Tường ám
chỉ rằng Trung Quốc đang cố tình thải công nghệ lạc hậu sang Việt Nam, để Việt
Nam chỉ có thể "đuổi bắt quá khứ của Trung Quốc".
Không thể phủ nhận những hạn chế của
dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà Nguyễn Tiến Tường đã phản ánh. Cũng không
thể phủ nhận một thực tế rằng Trung Quốc đang "thải" công nghệ lạc hậu
sang Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tượng này không chỉ đến từ chính sách của Trung
Quốc, mà còn đến từ lòng hám lợi của người Việt Nam. Vì vậy, thay vì giải quyết
vấn đề bằng một phong trào bài Trung cực đoan, như Nguyễn Tiến Tường đề nghị, sẽ
tốt hơn nếu Việt Nam chủ động nâng cao các hệ tiêu chuẩn chất lượng đối với
hàng hóa và đầu tư trên thị trường, để ngăn chặn hàng hóa và luồng đầu tư kém
chất lượng từ mọi quốc gia, chứ không chỉ Trung Quốc.
Đừng xuyên tạc vớ vẩn nữa, do nhà thầu là người TQ nên họ in thẻ bằng tiếng trung cho thuận tiện thôi
Trả lờiXóaTrong tấm vé này vẫn thể hiện phần Tiếng Việt rõ ràng và lấn áp phần tiếng Trung mà. Với lại các nhân viên thi công có cả người TQ thì phải có phần tiếng Trung chứ
Trả lờiXóaThế trên thẻ ngân hàng có ghi tiếng Anh thì chắc VN cũng bán nước cho phương Tây luôn à??? Suy nghĩ trẻ trâu quá
Trả lờiXóaBên Thái, Mỹ... đều có phố Tàu, các biển hiệu đều có chữ TQ. Mấy thánh rận chủ nghĩ sao vì điều này???
Trả lờiXóaCông nhân trung quốc đang xây dựng mà phải viết cả tiếng trung nữa cho họ hiểu chứ
Trả lờiXóaSau này khánh thành đừng đưa chữ TQ vào là được
Trả lờiXóaKhi nào mà vé tàu chính thức toàn chữ TQ thì mới đáng lo ngại. Đừng lo quá như vậy
Trả lờiXóa