Loa Phường
Thất bại trong việc kêu gọi
Quốc hội dừng thông qua dự luật An ninh mạng cũng như không thể kích động quần
chúng xuống đường phản đối dự luật này, bất lực khi hy vọng cuối cùng kêu gọi
ký thư tập thể lên Chủ tịch nước dừng/hủy công bố luật này, liên minh các “nhóm
xã hội dân sự độc lập” như VOICE, Diễn đàn xã hội dân sự bất lực hô hào nhau
chuyển sang Minds để “thoát Facebook”. Thậm chí trang Việt Nam Thời báo của Hội
nhà báo độc lập cổ vũ dùng mạng xã hội LivenGuide hoàn toàn mới do ông Lê Trung
Nghĩa – kẻ tự xưng là “người tranh đấu cho công lý, hòa bình trên biển Đông và
cho tự do, dân chủ” ở hải ngoại thiết kế nhằm thay thế facebook. Tuy nhiên những
mạng xã hội mới này đều dở, ít tính năng, nhất là vắng như chùa bà đanh thì “đấu
tranh dân chủ” với ai, nhất loạt các “tổ chức xã hội dân sự độc lập” này đều hướng
về nỗ lực của Việt tân vận động dân biểu Mỹ gây sức ép Facebook “bất tuân” Luật
An ninh mạng của Việt Nam. Những kẻ khởi xướng nỗ lực này đều hiểu rõ,cả thế giới
đang đua nhau phát hành Luật An ninh mạng trong thời đại @ này và VN là thị trường
béo bở của facebook, họ không dại gì “bất tuân” luật pháp Việt Nam để “trắng
tay” như với thị trường Trung quốc.
Tuy nhiên, quyết không từ
bỏ nỗ lực, liên minh các trí thức zân chủ - Công giáo đầu tàu như Nguyễn Thái Hợp,
Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng… tuyên bố lập ra nhóm “Lão mà chưa an”
tìm “lối thoát” cho họ trước khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực.
Ngày 13 và 14/07/2018,
trang Viet Studies của Trần Hữu Dũng đã tổ chức một hội thảo hè ở Đại học
Warsaw, Ba Lan, với chủ đề “Việt Nam và trật tự thế giới mới II”. Đây là “diễn
đàn” của liên minh các “trí thức đấu tranh dân chủ quốc nội, quốc ngoại”. Một số
thành viên và thân hữu nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự, như Chu Hảo, Phạm Chi Lan,
Lê Đăng Doanh, Hoàng Hưng… đã tham gia và đọc tham luận tại hội thảo. Nguyễn
Quang A nằm trong danh sách tham dự nhưng sau khi họp hành với cốt cán VOICE ở
Thái Lan lấy lý do gia đình đột ngột bỏ về gặp công an Việt Nam ở sân bay chứ
không đi tiếp.
Trong số 16 tham luận được
đọc tại hội thảo trên, phần lớn đều tìm “lối đi” cho “cách mạng dân chủ Việt
Nam”, đáng chú ý có bài tham luận "Truyền thông mạng và sự hình thành xã hội
dân sự ở Việt Nam" của Hoàng Hưng. Trong đó, bài của Hoàng Hưng được viết
từ tháng 6, được đăng trên trang Lão Mà Chưa An vào ngày 21/07, và trang
Bauxite Việt Nam vào ngày 22/07. Trong tham luận, Hoàng Hưng tóm tắt quá trình
phát triển của các báo điện tử, blog, trang mạng xã hội và phong trào biểu tình
của các tổ chức, cá nhân chống đối ở Việt Nam. Cuối bài, Hoàng Hưng kêu gọi “giới
khoa học, công nghệ người Việt toàn cầu” “tập trung trí tuệ” để “vô hiệu hoá những
qui định bịt miệng dân, chặn chia sẻ thông tin của Luật An ninh mạng”. Cùng
ngày 22/07, BBC tiếng Việt đăng tải một bài phỏng vấn Hoàng Hưng, trong đó ông
Hưng đưa ra các nội dung tương tự như đã trình bày trong tham luận.
Rõ ràng, Hoàng Hưng đang nỗ
lực tận dụng các diễn đàn trí thức hải ngoại và truyền thông để kêu gọi họ tìm
kiếm giải pháp chống lại Luật An ninh mạng Việt Nam cho giới “đấu tranh dân chủ
quốc nội” này.
Như vậy, sau hai tháng cầm
cự, phong trào biểu tình kéo dài và phong trào phản đối các dự luật, trong đó
có dự luận an ninh mạng như quả bóng xẹp hơi: không có cuộc biểu tình nào nổ ra
sau ngày 17/06; không có đại biểu Quốc hội nào “tiếp sóng” truyền thông cho họ
nữa, tức cánh cửa nghị trường đã khép lại; dùng áp lực quốc tế ép Facebook,
Google bất tuân luật xem ra còn viễn tưởng hơn; tìm giải pháp kỹ thuật
mới để thích nghi thì …ngày càng vô phương hướng.
Bàn về sự cần thiết và
tính tất yếu của sự ra đời Luật An ninh mạng, mời các bạn tiếp tục theo dõi các
bài tiếp theo trên Loa Phường
Tham khảo lịnk
(1)“Truyền thông mạng và sự hình thành xã hội dân sự ở Việt
Nam” - Hoàng Hưng, 06/2018
[2] “Hội thảo hè 2018: Việt Nam và trật tự thế giới mới
II” - Viet Studies, 13/07/2018
[3] "Nhà thơ Hoàng Hưng: Xã hội dân sự VN trong mắt
tôi" - Quốc Phương (BBC tiếng Việt), 22/07/2018
[4] "Phỏng vấn nhà sáng lập mạng xã hội
LivenGuide" - Tôn Phi (VNTB), 23/07/2018
Các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia...
Trả lờiXóaXét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc tế, Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian điện tử) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn lợi ích quốc gia dân tộc.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn thông tin xấu độc khi cần thiết mà thôi. Tuy nhiên, đối với những kẻ đã và đang có những âm mưu, kế hoạch lợi dụng internet, mạng xã hội để chống lại Nhà nước Việt Nam hoặc làm tổn thương đến công dân như các thành viên Nhóm “Lão mà chưa an, thì Luật An ninh mạng là một chế tài nghiêm khắc.
Trả lờiXóaBên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận như cung cấp thông tin, chia sẻ, trao đổi, liên kết mọi người, hợp tác giao lưu, mạng Internet cũng đã và đang trở thành môi trường cho các mối đe dọa mới. Đó có thể là hiểm họa đối với quyền lợi của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, thậm chí có thể đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia, gây tổn hại tới tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng và ổn định của cả một khu vực.
Trả lờiXóakhông gian mạng trở thành nơi “trú ẩn an toàn” của tội phạm và vi phạm pháp luật, của các nhóm khủng bố cực đoan, lực lượng chống phá, thù địch. Bởi vậy, việc thiết lập trật tự, điều tiết chủ quyền không gian mạng bằng các đạo luật là nhu cầu thực tế và chính đáng đối với mọi quốc gia, và nhiều nước trên thế giới. Đây sẽ là công cụ pháp lý hiệu quả để ngăn chặn kịp thời những nguy cơ, thách thức tiềm ẩn từ không gian mạng.
Trả lờiXóa