Loa Phường
Ngày 11/08/2018, ông Nguyễn Mạnh
Hùng, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông,
đã phát biểu rằng lượng tin, bài về "cái xấu" chỉ nên "chiếm 10%
mặt báo". Cụ thể, ông Hùng lập luận rằng “cái xấu xuất hiện với tỉ lệ 30%
trên mặt báo nghĩa là cái xấu trở thành cái chính của xã hội”; "cái xấu
chiếm 20% mặt báo nghĩa là cái xấu có xu hướng trở thành cái chính trong xã hội",
còn nếu "cái xấu chiếm 10% mặt báo, thì cái xấu không phải là cái chính,
nhưng nó cũng là cái răn đe đối với chúng ta để sửa lại mình". Một số tổ
chức, cá nhân chống đối đã lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền rằng Việt Nam
đang vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Cụ thể, đài VOA tiếng Việt đã phỏng
vấn nhà nghiên cứu Trần Lệ Thùy và nhà văn Phạm Viết Đào vào ngày 13/08, trong
khi đài RFA tiếng Việt phỏng vấn 4 cựu phóng viên Mai Phan Lợi, Chu Vĩnh Hải,
Võ Văn Tạo, Đỗ Cao Cường vào ngày 15/08. Các khách mời trong hai cuộc phỏng vấn
vừa nêu đều đồng loạt nói rằng báo chí nên phản ánh chính xác những gì đang xảy
ra trong xã hội, để giúp độc giả và Nhà nước kịp thời nhận thức được vấn đề và
khắc phục, thay vì áp một tỉ lệ cố định cho số tin tiêu cực trên mặt báo. Ngoài
ra, VOA tiếng Việt trích dẫn Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ và bảng xếp
hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới, để bình phẩm rằng
Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, dù những người được phỏng vấn không đề
cập đến vấn đề này. Trong khi đó, Võ Văn Tạo nói với RFA rằng phát ngôn của ông
Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy Việt Nam đang "siết lại tự do báo chí". Đỗ
Cao Cường nói rằng vì báo chí Việt Nam "chỉ đưa tin có lợi cho nhà nước"
khi người dân đã được "tìm kiếm thông tin đa chiều" trên Internet,
báo chí Việt Nam sẽ "gặp nhiều khó khăn" khi phải cạnh tranh với mạng
xã hội.
Xem link:
"Quyền bộ trưởng muốn
tin xấu chỉ 10%, blogger nói ‘sẽ thất bại’" - VOA tiếng Việt, 13/08/2018
"Tin "tiêu cực"
chỉ được phép chiếm 10% trên báo chí Việt Nam" - RFA tiếng Việt,
15/08/2018
Không ai
phủ nhận rằng báo chí cần phản ánh chính xác tình hình xã hội Việt Nam, gồm cả
mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh chức năng 'đưa tin" đó báo
chí cần có chức năng định hướng, xây dựng và bảo vệ các giá trị cộng đồng, bảo
vệ ổn định xã hội. Có ý kiến cho rằng, Luật Báo chí hiện tại đã cung cấp đủ
công cụ để quản lý báo chí Việt Nam, nếu các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản
và tòa soạn báo chí đảm bảo rằng luật được thực hiện tốt, thì không cần công thức
30-20-10%, vốn vừa khó áp dụng trong thực tế, và vừa khiến báo chí
không phản ánh chính xác và trọn vẹn tình hình xã hội. Thực tế, ngành báo chí
hiện nay đang bị chi phối bởi "cơ chế thị trường", nhưng tin tức
shock-sex-sến rõ ràng thu hút đông người xem hơn và xu hướng thông tin tiêu cực
khiến có lực hấp dẫn hơn hẳn. Chính cái cung-cầu đó đã và đang bóp méo 'thị trường
thông tin" của báo chí. Đã không vụ phóng viên bị bóc phốt "dựng"
lên các scandal, kịch bản về thực phẩm (dùng chổi quét lên rau, sản xuất gạo giả,
trứng giả...), môi trường (vụ cá biển Formosa chết trong thí nghiệm trong chậu
nước ngọt...) đã gây nên bão truyền thông, khủng hoảng niềm tin xã hội, tiếp
tay cho bạo loạn, hại người nông dân và ngành chăn nuôi-trồng trọt... Hậu quả
không gì tả xiết. Việc ông Bộ trưởng đưa ra công thức 30-20-10% kia thực ra là
hình thức khuyến cáo báo chí, báo động thực trạng và định hướng báo chí nên xem
lại trách nhiệm xã hội, vai trò ngành nghề của mình trước khi chính quyền và
người dân mất hết niềm tin vào ngành báo chí, truyền thông hiện nay.
Có ý kiến
đề xuất với tân Bộ trưởng Bộ 4T rằng, cơ quan quản lý báo chí Việt Nam nên
nghiên cứu áp dụng phương thức quản lý báo chí của Singapore. Theo đó, mỗi lần
đưa tin về các hiện tượng tích cực lẫn tiêu cực, báo chí phải tường thuật đầy đủ
bối cảnh của vụ việc, phải đưa đầy đủ quan điểm của các bên liên quan trong vụ
việc, và phải đăng quan điểm chính thức của Nhà nước trước khi triển khai thêm
ý riêng của nhà báo. Chúng tôi tin rằng nếu độc giả được cung cấp thông tin đầy
đủ, giúp họ nhìn được toàn cảnh vấn đề, thì các bài báo mang tính thiên lệnh, lợi
dụng bức xúc xã hội để kích động đám đông sẽ tự mất ảnh hưởng.
Báo chí bây giờ chỉ toàn đăng những tin tiêu cực để câu view trong khi những việc tốt nhiều vô kể thì không thấy đả động đến. Vô hình chung khiến cho người đọc luôn suy nghĩ theo hướng tiêu cực, nhìn cái gì cũng thấy xấu
Trả lờiXóaCái xấu thì dễ thu hút sự chú ý của người đọc còn cái tốt thì ít ai quan tâm. Báo chí cần phỉa thay đổi không thể chạy theo lợi nhuận để rồi chỉ đăng những thông tin mặt trái, tiêu cực bỏ qua những cái tốt, những cái chúng ta đã làm được
Trả lờiXóaHy vọng tân Bộ trưởng sẽ có những giải pháp hiệu quả để chỉnh đốn nền báo chí nước nhà
Trả lờiXóaBáo chí cần nhân rộng cái tốt, cái đẹp thay chỉ chỉ tập trung đến cái xấu
Trả lờiXóaHiện nay, trên nhiều báo đề cập quá nhiều cái xấu, làm xói mòn niềm tin mà chưa thể hiện được dòng chảy chính của xã hội, đó là đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ, được bạn bè các nước và các tổ chức quốc tế ghi nhận. Báo chí phải tạo niềm tin của xã hội, tức là tạo nên sức mạnh của một đất nước, sức mạnh một dân tộc.
Trả lờiXóaRõ ràng, chúng ta thấy trong xã hội ngày nay có thể nói có nhiều vấn đề tiêu cực, tệ nạn… có rất nhiều điều mà nhân dân bức xúc, băn khoăn, trăn trở. Nhưng phải khẳng định là những gương sáng, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến không phải là thiếu và đó vẫn là dòng chủ lưu trong đời sống xã hội. Trong bất cứ xã hội nào, việc giới thiệu những gương người tốt, những điển hình mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền, cổ vũ giới thiệu để nhân rộng những điển hình tiên tiến đó lại càng cần thiết và có sức lan tỏa.
Trả lờiXóaNếu như, đọc trên báo chí chỉ toàn những vụ việc tiêu cực, thấy rất nặng nề nhưng đâu phải ai cũng chỉ muốn nhìn những mặt tiêu cực đó. Con người, kể cả người xấu, trong tình cảm của họ vẫn có những đốm sáng
Trả lờiXóaChức năng của báo chí là phản ánh hiện thực, nhưng đồng thời báo chí còn có một chức năng khác - Chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, xây dựng những nét đẹp chứ đâu chỉ phản ánh đúng vụ việc xấu.
Trả lờiXóaNhững thông tin tích cực, nhân văn làm con người ta nhìn nhận cuộc sống cũng như hành xử trong đời sống hằng ngày chuẩn mực hơn, tôn trọng quy phạm đạo đức và luật pháp. Một gương người tốt, một hành động tốt, một câu chuyện nhân văn khiến người ta xúc động sẽ tác động tới lương tri, nhận thức con người. Nhiều thông tin tốt như vậy sẽ tạo nên trong nếp nghĩ của chúng ta những chuẩn mực trong hành xử, có thể làm thay đổi nhận thức hoặc làm cho con người ta có trách nhiệm hơn khi hành xử trong cuộc sống hoặc khi chia sẻ thông tin trên mạng. Một xã hội thông tin lành mạnh phải được khởi nguồn từ những tâm hồn lành mạnh, suy nghĩ lành mạnh và hành động có trách nhiệm với cộng đồng.
Trả lờiXóa