Loa Phường
Trước thông tin báo chí cho biết Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về dự luật Đặc khu
Kinh tế trong phiên họp kéo dài từ ngày 8 đến 13/08/2018. Đáp lại, các tổ chức
chống đối trong và ngoài nước đã tăng cường tuyên truyền về dự luật
trong suốt tuần qua. Dù ngày 06/08, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông báo rằng Quốc hội chưa thảo luận về dự luật Đặc khu Kinh tế trong kỳ họp
tháng 8, đà gia tăng đó vẫn được duy trì. Các hoạt động tuyên truyền
hiện tập trung vào 2 vấn đề, là đồn thổi về tương lai của dự luật, và tổng hợp
lại các luận điệu cũ để phản đối dự luật.
Về vấn đề thứ nhất, trong buổi thảo luận bàn tròn mà BBC
tiếng Việt tổ chức vào ngày 02/08, một số khách mời đã trao đổi về tương lai của
dự luật Đặc khu Kinh tế. Cụ thể, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
Việt Nam Trần Quốc Thuận cho rằng vì Đảng đã có “quyết tâm chính trị” trong việc
thông qua dự luật này, các đại biểu Quốc hội có thể tự do phát biểu về dự luật,
nhưng sau cùng vẫn phải bỏ phiếu theo ý Đảng, tương tự như vụ mở rộng địa giới
thủ đô Hà Nội 10 năm trước. Mạc Việt Hồng, chủ trang Đàn Chim Việt Online, cũng
có quan điểm tương tự Trần Quốc Thuận. Trong khi đó, Nguyễn Lân Thắng cho rằng
vì lượng tổ chức, cá nhân tham gia các
hoạt động phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế đã lớn hơn hẳn con số tương ứng 10 năm trước, cả Bộ Chính trị, Quốc
hội lẫn Chính phủ đều đang phải “đau đầu để tìm cách dập tắt dư luận”, và dự luật có thể không dễ được thông qua.
Về vấn đề thứ hai, trong tuần qua, 3 nhóm Lão Mà Chưa An, Luật khoa Tạp chí và Hội Nhà báo Độc lập đã tổng
hợp lại các luận điệu chống dự luật Đặc khu Kinh tế, và gửi chúng đến dư luận bằng
3 hình thức khác nhau.
Cụ thể, ngày 06/08, nhóm Lão Mà Chưa An đã tung ra một bản tuyên bố, trong đó họ
yêu cầu chính phủ và Quốc hội không thông qua dự luật Đặc khu Kinh tế vì 3 lý
do. Một, là trong bối cảnh môi trường và
quy hoạch hiện tại, dự luật này sẽ chỉ làm giàu cho giới “đại gia” kinh doanh dịch
vụ bất động sản, nghỉ dưỡng, casino, chứ không làm lợi cho các hoạt động
"khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, các ngành khoa học, kỹ
thuật, công nghệ mới, công nghệ cao công nghệ sinh học"… như mục tiêu đặt
ra. Thứ hai, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đều là những nơi “nhạy cảm về an
ninh quốc phòng”, nên an ninh quốc gia có thể bị đe dọa nếu ba vùng
này bị biến thành đặc khu kinh tế. Thứ ba, nhóm Lão Mà Chưa An cho rằng nếu muốn thử nghiệm thể chế mới để phát
triển kinh tế, nên “thay đổi thể chế” của cả nước theo “hướng dân chủ, pháp trị
và cai quản (governance) tiên tiến”, thay vì chỉ thử nghiệm ở 3 đặc
khu.
Ngày 07/08, trang Luật khoa Tạp chí cho ra mắt một chuyên
trang mang tên “Mọi điều bạn cần biết về Luật Đặc khu”. Trong chuyên trang này,
họ dẫn link đến bản toàn văn của dự luật Đặc khu Kinh tế, đến các bài cũ của họ
về dự luật; tổng hợp các ý kiến ủng hộ - phản đối dự luật của các bên; và tóm tắt
các diễn biến xoay quanh dự luật từ năm 1997 đến thời điểm hiện tại. Cuối
chuyên trang, họ kêu gọi cộng đồng lên tiếng về dự luật dưới 5 hình thức, là (1) chất vấn đại biểu Quốc
hội, (2) yêu cầu Quốc hội trưng cầu
dân ý, (3) yêu cầu Quốc hội mở cửa cho cử tri dự thính, (4)
yêu cầu công khai lá phiếu của các đại biểu Quốc hội, và (5) biểu tình.
Trong suốt tuần qua, Nguyễn Tường Thụy và 2 bút danh Trúc Giang, Ánh Liên của Hội Nhà
báo Độc lập đã viết các bài phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế, trong đó
họ nhai lại các lập luận mà giới chuyên gia đã đưa ra.
Tựu
chung, các cách phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế nêu trên đều nhằm vào nuôi dường
làn sóng phản đối dự luật này,nuôi hy vọng phục hồi được phong trào biểu tình
phản đối chính quyền "bán nước" cho Trung Quốc bằng cách thông qua Luật
về các đặc khu, không muốn cho chính quyền "cộng sản" cơ hội để phát
triển, trừ khi phải "nhượng bộ" bằng cách thay đổi thể chế chính trị
hiện nay theo “hướng dân chủ, pháp trị và cai quản
(governance) tiên tiến”, thay vì chỉ thử
nghiệm ở 3 đặc khu. Mưu đồ của họ là tiếp tục gieo rắc sự hoang mang, lo lắng của
người dân trước bá quyền TQ, họ càng sợ thì chúng càng có lợi cho gây men mầm mống
"bài Trung để thân Mỹ" này
Tham
khảo link
(1)"Từ sáp nhập Hà Nội
liên hệ tới Luật Đặc
khu" - BBC tiếng Việt, 03/08/2018
[2] "TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ LUẬT ĐẶC KHU" - Lão Mà Chưa
An, 06/08/2018
[3] "Mọi điều bạn cần biết về Luật Đặc
khu" - Luật khoa Tạp chí, 07/08/2018
Lịt... Anh đau đầu quá.2023 phải ký với Quốc tế thành lập nghiệp đoàn cho mấy thằng già dở dở ương ương, đéo còn sức lịt vợ ,chỉ chăm chăm ra đường biểu tình ...ai cha,nghĩ mà lo cho sự nghiệp cách mạng nước nhà
Trả lờiXóaLuật đặc khu kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Trong luật này cũng không có một chữ nào nhắc đến TQ cả. Cần phải chấm dứt việc xuyên tạc, gây mất đoàn kết liên quan đến vấn đề này
Trả lờiXóa