Loa Phường
“Nhờ” cách giật
tít của các báo như Tuổi trẻ, Vietnamnet… hàm ý chính quyền Hà Nội đang đề xuất
Chính phủ cho “thu giá” (ý là bán) dữ liệu dân cư cho các doanh nghiệp, cơ
quan, ban ngành khác và thu được món “lời” khoảng 300 tỷ mỗi năm đã ngay lập tức
khiến dân mạng “nổi xung” lên. Từ phần bình luận, chia sẻ trên web, facebook của
các trang báo này cho thấy cường độ “tổng sỉ vả” chính quyền Thủ đô đã “tiết lộ
bí mật đời tư”, “bán thông tin công dân cho các dịch vụ quảng cáo”, “đi ngược
văn minh nhân loại khi thiên hạ đang tăng cường bảo vệ bí mật cá nhân”, “tiếp
tay cho doanh nghiệp khủng bố người dân bằng quảng cáo”… rất dữ dội.
Thực ra việc
xây dựng dữ liệu dân cư, Nhà nước đã có lộ trình, đã ban hành các văn bản pháp
luật phục vụ cho việc chia sẻ dữ liệu dân cư, xây dựng mức phi và quy trình thủ
tục để có được dữ liệu dân cư đó. Truyền thông, báo chí đã cung cấp đầy đủ
thông tin về việc này, nhưng xem ra không ai để ý. Có lẽ đúng vào thời điểm dư
luận quan tâm đến việc Facebook bán dữ liệu khách hàng và cách giật tít nhạy cảm
của báo chí mới khiến họ “phản ứng” sốc với thái độ đầy “thù địch” như trên
Vậy cơ sở dữ liệu dân cư là gì và vì sao phải xây dựng nó?
“Theo Luật căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 1.1.2016, cơ sở
dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công
dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông
tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đối với việc quản lý, khai thác và sử dụng CSDL quốc gia về dân
cư, Luật Căn cước công dân quy định rõ, CSDL về dân cư là tài sản quốc gia,
được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia. CSDL quốc gia về dân cư là CSDL dùng
chung, do Bộ Công an quản lý.
Cơ quan quản lý CSDL chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về
dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Công dân được
khai thác thông tin của mình trong CSDL quốc gia về dân cư; tổ chức và cá nhân
không thuộc quy định tại các điểm trên có nhu cầu khai thác thông tin trong
CSDL quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý CSDL về dân cư
theo quy định của pháp luật….
Theo Bộ Công an, CSDL quốc gia về dân cư có vai trò rất quan
trọng, tập hợp thôn cơ bản nhất của công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa,
quản lý và lưu trữ bằng hạ tầng thông tin với việc mỗi một người sẽ được cấp
một mã số định danh thay thế cho các giấy hành liên quan tới thân nhân.
Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xóa bỏ tình trạng công
dân phải sử dụng nhiều loại giấy tờ. Đồng thời góp phần đẩy mạnh dịch vụ công
trực tuyến tại các bộ ngành, địa phương và tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử
ở Việt Nam”
Đây hoàn toàn là thông tin căn bản, hướng tới thay thế toàn bộ
giấy tờ tùy thân, được Nhà nước giao Bộ Công an quản lý “theo quy định của pháp
luật về bảo vệ công trình quan trong đến an ninh quốc gia”, tức độ mật rất cao,
cá nhân, tổ chức nào được khai thác, khai thác đến đâu, ở mức nào, đều tuân thủ
các quy định pháp luật, không có chuyện tùy tiện khai thác, tùy tiện “bán” cho
ai thì "bán". Việc “chia sẻ dữ liệu” này không có căn cứ pháp luật rõ
ràng sẽ bị xử lý theo quy định nghiêm khắc của pháp luật.
Đây là thủ tục để cá nhân, tổ chức được khai thác dữ liệu dân cư:
Việc khai thác
dữ liệu dân cư này là quyền của công dân và Nhà nước phải có trách nhiệm đáp ứng
“Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư về dân cư, mỗi người dân được quyền khai thác thông
tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành
chính và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Bên cạnh đó, để đảm bảo thông
tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cập nhật kịp thời, mỗi công dân
cũng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin khi có sự
thay đổi theo quy định.”
Mức phí cho việc
khai thác dữ liệu dân cư được quy định rất cụ thể, y như phí khi xác nhận hộ khẩu,
công chứng… và các dịch vụ công khác
Việc xây dựng
cơ sở dữ liệu dân cư đã được Nhà nước lập đề án, tổ chức triển khai, dự kiến
hoàn thành năm 2020, phục vụ cho việc quản lý dân cư, giảm tải thủ tục hành
chính, chuyên nghiệp hóa và hướng tới xây dựng chính phủ điện tử, hàng tá loại
giấy tờ cho người dân…
Hậu quả của việc
chưa ứng dụng được cơ sở dữ liệu dân cư vào việc quản lý và đăng ký thuê bao di
động và Hà Nội đang đi đầu trong dự kiến cung cấp dữ liệu dân cư phục vụ đăng
ký thuê bao di động này. “Từ thực tế này đặt ra việc liên thông với cơ sở dữ liệu
của ngành Công an, mà trong đó dữ liệu dân cư được đánh giá là đầy đủ nhất như
số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ... Hà Nội hiện là địa phương duy nhất được
chuyển giao quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu dân cư trên địa bàn. Tại một số cuộc
họp về ứng dụng công nghệ thông tin gần đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức
Chung đã giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng
đơn giá thu phí tra cứu với dịch vụ cơ sở dữ liệu dân cư để đăng ký thông tin
thuê bao (dự kiến 1.000 đồng/lần).
Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông làm việc với các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động để bàn thảo về việc hợp tác khai thác dữ
liệu phục vụ việc đăng ký thông tin thuê bao. Về vấn đề này, Sở Tài chính đang
xây dựng mức phí dịch vụ và xin ý kiến của Bộ Tài chính để triển khai”
Nhà mạng sẵn
sàng trả tiền để được đối soát thông tin đăng ký thuê bao http://baophapluat.vn/hi-tech/ quan-ly-thong-tin-thue-bao-di- dong-co-the-khai-thac-co-so- du-lieu-dan-cu-343967.html
Thực tế thế giới
đã làm việc này chưa?
Xin thưa các
nước tư bản, hiện đại hầu hết đã làm xong việc này và nhờ đó giúp việc quản lý
rất tiện lợi cho cả phía Nhà nước và công dân. Chẳng hạn như ở Mỹ, mỗi công dân
đều có số định danh, cơ quan quản lý chỉ việc nhập số này là có thông tin cá
nhân về họ, ở mức độ nào, nhu cầu “đặt hàng” đến đâu thì được tiếp cận đến đó.
Doanh nghiệp muốn tuyển dụng một người lao động, phải bỏ phí (có thể mấy chục
USD) để trả tiền cho cơ quan quản lý để lấy thông tin căn bản về người đó, như
nơi ở, đã từng bị án tích bao giờ chưa… từ đó quyết định thuê hay không, rất tiện
lợi, nhanh chóng, người lao động không phải bê một đống giấy tờ như hộ khẩu, đi
xin xác nhận lý lịch tư pháp…để bê đến doanh nghiệp xin việc. Bảo hiểm, y tế,
viễn thông…đều có thể khai thác dữ liệu này mà không phải đầu tư, xây dựng rất
tốn kém, lãng phí mà không hiệu quả, thậm chí bất lực như mấy ông vinaphone,
mobiphone vừa rồi.
Rõ ràng việc
xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, chia sẻ nó với mức phí nhất định, quy định rõ
ràng là rất thiết thực. Cơ quan quản lý Nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp
thông tin này theo quy định pháp luật với mức phí cụ thể, chứ không phải “bán”,
“thu giá”, “tiết lộ bí mật công dân” như các báo chí nhà ta hay người
dân hiểu sai, xuyên tạc, đưa tin làm lệch lạc hẳn bản chất vụ việc
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaDân ta thì cứ thấy làm quan là sướng, là được đi đây đi đó, được ăn sơn hào hải vị, nó có người nghe, đe có kẻ sợ. Nhưng bản thân tôi thì thấy làm quan chả sướng tý nào, vì hàng trăm thứ công việc phải lo, lo đã đành làm sao vừa lòng bách tính mới là khó, chưa kể những lũ ngu con hay thích xuyên tác, móc mói thì đúng là làm quan chả xong. Lãnh đạo nhà ta cứ hở ra phát là đã có kẻ móc máy, xuyên tạc, bóp méo lời anh. Phát biểu xong là đám kền kền nhảy vào xâu xé, mở đường cho đám dân chủ đểu xuyên tạc, kích động người dân chống đối. Từ một chủ trương đúng đắn để có thông tin thống nhất, chính xác, nhanh chóng, tiện lợi, đỡ phiền hà cho dân...nhưng đến tay đám kền kền nó ngay lập tức trở thành vấn đề "móc túi dân", "hút máu dân". Dân đã ngu lại còn điêu, cứ thế này bảo sao nước mãi nghèo, dân mãi nghèo.
Trả lờiXóaRõ ràng việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, chia sẻ nó với mức phí nhất định, quy định rõ ràng là rất thiết thực. Cơ quan quản lý Nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin này theo quy định pháp luật với mức phí cụ thể, chứ không phải “bán”, “thu giá”, “tiết lộ bí mật công dân” như các báo chí nhà ta hay người dân hiểu sai, xuyên tạc, đưa tin làm lệch lạc hẳn bản chất vụ việc
Trả lờiXóacác nước tư bản, hiện đại hầu hết đã làm xong việc này và nhờ đó giúp việc quản lý rất tiện lợi cho cả phía Nhà nước và công dân. Chẳng hạn như ở Mỹ, mỗi công dân đều có số định danh, cơ quan quản lý chỉ việc nhập số này là có thông tin cá nhân về họ, ở mức độ nào, nhu cầu “đặt hàng” đến đâu thì được tiếp cận đến đó.
Trả lờiXóaĐề xuất của Hà Nội có vài vấn đề cần hiểu cho đúng: (1) không phải là bán dữ liệu cá nhân. Tiền thu được từ các dịch vụ này là lệ phí; (2) Các dữ liệu cá nhân được cung cấp hoàn toàn không phải là bí mật đời tư của cá nhân đó, mà là thông tin công khai giống như trên thẻ căn cước; (3) Việc xây dựng, chia sẻ dữ liệu công an chính là giảm bớt các thủ tục hành chính mà mỗi cá nhân, hay mỗi cơ quan, tổ chức vẫn phải thực hiện nhiều lần cho một hoạt động nào đó. Nhờ nó mà tình trạng lót tay, hạch sách người dân... sẽ được loại trừ; (4) Tiết kiệm, và tránh trùng dẫm trong việc quản lý dữ liệu dân cư; (5) Thông tin cực kỳ chính xác và thống nhất. Điểm này có lợi cho các doanh nghiệp, các đơn vị hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như quản lý cán bộ.
Trả lờiXóaViệc chia sẻ dữ liệu cá nhân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được các nước văn minh làm từ lâu. Thậm chí là ở Đức, Mỹ và một số nước khác đều đã xuất hiện các công ty mua bán các dữ liệu này theo khuôn khổ luật pháp. Ở Việt Nam, chia sẻ dữ liệu công dân là một chủ trương đúng đắn để các tổ chức và cá nhân có thông tin thống nhất, chính xác, nhanh chóng, tiện lợi, đỡ phiền hà bởi các thủ tục hành chính.
Trả lờiXóaMồm chúng nó lúc nào cũng bú đít tây lông, tôn thờ những giá trị tây lông, tự nhục dân tộc, chửi cả dân tộc, nhưng lúc chính quyền áp dung cái gì đó được học hỏi từ xứ tây thì chúng lại chửi này kia, khó hiểu
XóaVới việc chia sẻ dữ liệu dân cư thì cơ sở dữ liệu dân cư sẽ được tích hợp vào một trung tâm dữ liệu để dùng chung. Các đơn vị như phòng công chứng, ngân hàng khi làm các dịch vụ liên quan cho người dân chỉ cần truy xuất thông tin trên mạng để tiến hành. Và như vậy người dân sẽ không phải lúc nào cũng kè kè bên mình chứng minh thư hoặc các giấy tờ khác có liên quan nữa mà khi đến làm việc chỉ cần cung cấp mã số cá nhân để các đơn vị liên quan truy xuất là xong. Một đạo diễn như Đỗ Minh Tuấn thì biết cái gì mà nói.
Trả lờiXóaTôi thấy rằng chia sẻ dữ liệu dân cư là một hình thức mới, đi đầu trong cải cách hành chính và thực sự nó rất hữu ích cho cuộc sống chúng ta ngày nay. Nếu chính sách này chính thức được thông qua thì nó quả thực tiết kiệm rất nhiều thời gian cho người dân và các cơ quan. Cá nhân tôi ủng hộ chính sách này.. Còn những kẻ thiếu hiểu biết như đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thì đâu nhận ra tính tích cực của chính sách này.
Trả lờiXóa