Loa Phường
Thời gian qua, tận
dụng ba sự kiện ngẫu nhiên nằm gần nhau – là việc bài thơ “Đánh thức tiềm lực”
của Nguyễn Duy xuất hiện trong đề thi môn Văn của kì thi tốt nghiệp THPT năm
2018, việc nhà sử học Phan Huy Lê qua đời, và việc Việt Nam kỷ niệm Ngày Báo
chí Cách mạng, nhiều tổ chức và cá nhân chống đối đã đồng loạt tuyên
truyền xuyên tạc về vai trò ngành báo chí và lịch sử cách mạng Việt Nam.

Cụ thể, nhân lễ kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21
tháng 6), nhiều tổ chức và cá nhân chống đối đã đẩy mạnh tuyên truyền rằng vì
thiếu tự do, nền báo chí Việt Nam có chất lượng kém hơn báo chí phương Tây và
báo chí chống đối. Chẳng hạn, ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó Tổng Biên tập
báo Du Lịch, đã trả lời phỏng vấn đài BBC rằng vì báo chí Việt Nam hiện nay chỉ
được viết theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản, chất lượng báo chí
giảm so với trước đây. Bà Bích Vi, cựu phóng viên báo Tuổi trẻ và Phụ nữ
TP.HCM, trả lời phỏng vấn đài BBC rằng nhà báo chính thống trong nước chỉ cần
làm hài lòng cán bộ lãnh đạo, còn nhà báo hải ngoại phải làm hài lòng độc giả.
Vì vậy, nhà báo trong nước “không cần viết đúng chính tả, không cần có kiến
thức, không cần cả lương tâm chức nghiệp”; trong khi nhà báo ở hải ngoại phải
“giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, kiến thức phong phú, dồi dào”. “Việt Nam Thời
báo” do Phạm Chí Dũng cầm đầu cũng tuyên truyền theo hướng tương tự, đồng thời
bới móc một số hiện tượng tiêu cực trong báo chí để phê phán tình trạng đưa tin
giả trên báo chí chính thống.
Sự thực ai cũng thấy rõ, việc khẳng định rằng báo chí chính
thống Việt Nam có chất lượng kém hơn báo chí chống Cộng cho thấy những kẻ lên
án cực đoan đã cố tình phủ nhận thực tế bằng tình tiết vun vặt, sai sót không
mang tính hệ thống. Về mặt ngôn ngữ, hầu hết báo giấy ở Việt Nam tuân thủ các
chuẩn mực về chính tả, ngữ pháp và văn phong, trong khi hầu hết các trang tin
chống Cộng không tuân thủ những chuẩn mực đó. Về mặt nguyên tắc nghiệp vụ, báo
giấy chính thống ở Việt Nam phải kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải, trong
khi hầu hết các trang tin chống Cộng không có cơ chế kiểm chứng thông tin và
chỉ đưa tin một chiều để tuyên truyền chính trị. Về thành quả công việc, hầu
hết các cây bút chống Cộng chỉ bình luận về tin tức mà báo chí chính thống đã
đưa. Khi hầu hết báo chí chống Cộng còn viết sai chính tả, ngữ pháp và văn
phong báo chí, còn không có cơ chế để kiểm chứng thông tin, còn đưa tin một
chiều để tuyên truyền, và còn dùng báo chí chính thống làm nguồn tin chính của
mình, thì bà Bích Vi không nên nói rằng báo chí chính thống có chất lượng kém
hơn báo chí chống Cộng.
Thực tế thời gian qua đã chứng minh, khi mà báo chí chống Cộng
được hưởng nhiều “tự do” hơn báo chí chính thống, họ thực sự “được tự do” hay
không? Trong thế kỷ trước, đảng Việt Tân từng ám sát 5 nhà báo đã viết ra sự
thật về họ. Năm 2012, báo Người Việt đã bị ép sa thải ông Vũ Quý Hạo Nhiên, sau
khi ông Nhiên cho đăng bức thư có nội dung đả kích Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng
hòa từ một độc giả. Năm 2015, đài RFA đã đuổi việc ông Lê Diễn Đức, sau khi ông
Đức viết một bình luận đả kích thất bại của Mặt trận Hoàng Cơ Minh và chế độ
Việt Nam Cộng hòa, rồi đăng lên trang Facebook cá nhân của ông. Những ví dụ
trên đều cho thấy báo chí phương Tây và truyền thông chống Cộng đã và đang vi
phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Hơn nữa, không thể nói rằng hệ thống kiểm duyệt đang ngăn phóng
viên trở thành những nhà báo tốt, và viết ra những bài báo chất lượng. Theo bộ
tiêu chuẩn truyền thông mà các nước phương Tây áp dụng, thì một bài báo tốt
phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, công bằng cho độc giả, đồng thời
không làm tổn hại quyền hợp pháp của những người liên quan. Để viết được một
bài báo tốt như vậy, phóng viên phải sử dụng phương pháp khoa học, chứ không
chỉ dùng đến tự do. Vì vậy, dù có hay không có hệ thống kiểm duyệt, một phóng
viên ham học và có lương tâm vẫn có thể viết ra những bài báo tốt để phục vụ
độc giả. Những nhà báo như bà Bích Vi tự chứng minh, họ đã không chịu học hỏi
để nâng cao năng lực nghiệp vụ, bởi vậy, thay vì trách báo chí chính thống ngăn
mình trở thành một nhà báo giỏi, bà Bích Vi nên tự trách bản thân.
Để viết được một bài báo tốt như vậy, phóng viên phải sử dụng phương pháp khoa học, chứ không chỉ dùng đến tự do. Vì vậy, dù có hay không có hệ thống kiểm duyệt, một phóng viên ham học và có lương tâm vẫn có thể viết ra những bài báo tốt để phục vụ độc giả. Những nhà báo như bà Bích Vi tự chứng minh, họ đã không chịu học hỏi để nâng cao năng lực nghiệp vụ, bởi vậy, thay vì trách báo chí chính thống ngăn mình trở thành một nhà báo giỏi, bà Bích Vi nên tự trách bản thân.
Trả lờiXóaĐúng là mèo khen mèo dài đuôi, bản thân những ông bà này làm báo còn hơn cả mèo mửa mà còn bày đặt nói về trình độ của nhà báo rồi dạy đời người khác phải viết thế này viết thế kia, ca ngợi cái thứ ăn tục nói phét, cắt cúp của đám truyền thông lề trái là trung thực với khách quan
Trả lờiXóaVì có những kẻ trở cờ phản trắc như ông Nguyễn Trung Dân hay Bà Bích Vi và nhiều kẻ như Phan Văn Lợi nên chất lượng báo chí ở Việt Nam mới không cao. Lúc đương nhiệm sao ông bà không ý kiến đi mà giờ mới bày trò tâm với chả tư. Cũng chỉ là loại gió chiều nào che chiều ấy mà thôi
Trả lờiXóaBáo chí cách mạng Vn viết có cần lương tâm không nhể ? Không cần, chỉ cần lĩnh đủ lương. Ok
Trả lờiXóa