Ngày
13/07/2018, phóng viên Hà Châu có bài "20/07 xét xử
ông William Nguyen", đăng trên báo Tuổi Trẻ. Trong bài này, Hà Châu
thuật lại quá trình Will Nguyễn từ Singapore về Việt Nam, để tham gia cuộc biểu
tình vào ngày 10/06 vừa qua, và có hành vi kêu gọi bạo động trong cuộc biểu
tình, dẫn đến việc bị bắt và khởi tố. Đáng chú ý, trong toàn bộ bài viết, phóng
viên Hà Châu liên tục gọi Will Nguyễn là “ông”. Ngoài ra, Hà Châu đã dùng văn
phong trung lập, thay vì văn phong phê phán, để tường thuật các diễn biến có
tính kích động của vụ việc một cách rất chi tiết. Đọc bài này, một số độc giả
đã ca ngợi báo Tuổi Trẻ, vì cho rằng báo này đang áp dụng các tiêu chuẩn báo
chí khách quan, độc lập của phương Tây. Trong khi đó, một bộ phận độc giả khác
lại phê phán Tuổi Trẻ, vì cho rằng báo này đã không làm tròn nghĩa vụ tuyên
truyền chính trị, theo vai trò của một tờ báo chính thống Việt Nam. Một số độc
giả thuộc nhóm này còn cho rằng Tuổi Trẻ là kẻ phản bội, lập lờ đi hai hàng; vừa
hưởng lộc Nhà nước, vừa hỗ trợ các thành phần đòi lật đổ Nhà nước. Cáo buộc vừa
nêu không phải không có lý: trong những năm gần đây, báo Tuổi Trẻ đã nhiều lần
đưa tin không đầy đủ, hoặc giật tít theo lối kích động, nhằm khiến độc giả có
ác cảm với các chính sách của Nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn, chiều 02/07/2018, khi báo Tuổi Trẻ đưa tin về việc thành phố Hà
Nội đề nghị thu phí "chia sẻ dữ liệu dân cư", họ đã không nói rõ Hà Nội
muốn chia sẻ những loại dữ liệu cụ thể nào, trong bối cảnh tổng thể của chính sách nào, nhằm mục đích gì,
khiến độc giả hiểu lầm và nảy sinh ác cảm với đề nghị của Hà Nội [2]. Và tệ hơn nữa bất cứ độc giả nào có ý định giải thích phát biểu của ông Chung về việc chia sẻ dữ liệu dân cư đều bị admin của Fanpage báo này thẳng tay xóa bỏ, phải mãi đến khi dư luận lên tiếng về hành động ác ý của Tuổi trẻ thì admin trang này mới dừng tay "chém giết" những giải thích "trái chiều" cho dù cách giải thích hết sức nhẹ nhàng, lịch thiệp, thậm chí đăng tải lại ý kiến từ những tờ báo khác. Lạnh lùng hơn, khi thấy không đạt được mục đích bôi nhọ, ném đá Hà Nội, trang Fanpage này ngang nhiên xóa bỏ toàn bộ bình luận của đọc giả. Dĩ nhiên bình luận của đọc giả chỉ có thể vào Fanpage chứ không thể nào vào được báo điện tử của Tuổi trẻ, do mọi bình luận đều bị kiểm soát trước khi đăng.
Quay trở lại bài viết về William Nguyễn, ta nên đánh giá bài viết này của báo Tuổi Trẻ như thế nào?
Để cho công bằng, tôi sẽ phân tích bài này dưới góc nhìn của 3 hệ thống báo
chí: hệ thống phương Tây mà báo Tuổi Trẻ đang hướng đến, hệ thống Singapore mà
“ông William Nguyễn” từng trải nghiệm, và hệ thống Việt Nam mà báo Tuổi Trẻ phải
tuân thủ.
1. Dưới góc nhìn của hệ thống phương
Tây
Khác
với ấn tượng sai lầm của nhiều người Việt Nam, các chuẩn mực của báo chí phương
Tây không nằm gọn trong hai chữ “khách quan” và “độc lập”. Các chuẩn mực này được
ghi thành những bộ quy tắc chứa hàng chục điều luật khác nhau, mà phóng viên
phương Tây phải tuân thủ một cách tự nguyện hoặc bắt buộc, tùy từng trường hợp.
Chẳng hạn, một bộ phận phóng viên Mỹ cam kết theo đuổi bộ Quy tắc Đạo đức Truyền
thông của tổ chức SPJ [4], trong khi các nước châu Âu thường áp dụng Nghị quyết
1003 về Đạo đức Báo chí của Hội đồng Nghị viện Ủy hội Châu Âu [3]. Nhìn chung,
hai văn bản vừa nêu đều đặt ra 4 chuẩn mực cho báo chí, như sau:
_
Phải đưa tin tức chính xác, đầy đủ, công bằng
_
Phải tối thiểu hóa các hậu quả tiêu cực mà tin tức mang lại cho người trong cuộc
và xã hội
_
Phải có một mức độ độc lập nhất định
_
Phải làm việc minh bạch, và chịu trách nhiệm về chất lượng tin tức
Nếu
đánh giá bài báo về “ông William Nguyễn” bằng các chuẩn mực này, ta sẽ thấy bài
có ba hạn chế: đưa tin không công bằng, đưa tin không đầy đủ, và không hạn chế
các hậu quả tiêu cực mà tin tức gây ra cho xã hội.
1.1.
Đưa tin không công bằng
Hiện
nay, Will Nguyễn mới 35 tuổi. Theo nguyên tắc sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng
Việt, nên gọi Will Nguyễn là “anh”, thay vì “ông William Nguyễn”. Nếu báo Tuổi
Trẻ gọi mọi nhân vật nam trên 18 tuổi là “ông”, thì độc giả sẽ xem bài báo về
Will Nguyễn là chuyện bình thường. Nhưng nếu báo Tuổi Trẻ liên tục gọi Will Nguyễn
là “ông”, trong khi vẫn gọi các nhân vật cùng tuổi trong các bài báo khác là
“anh”, độc giả sẽ có ấn tượng rằng Tuổi Trẻ coi trọng các công dân Hoa Kỳ, hoặc
những người tham gia biểu tình, bạo động hơn là những người Việt Nam khác.
1.2.
Đưa tin không đầy đủ
Mới
đây, bạn Viễn đã bình luận về bài viết trên báo Tuổi Trẻ như sau [12]:
“Báo Tuổi trẻ có diễn giải lại quá trình vi phạm pháp luật của Will Nguyễn.
Tuy nhiên qua cách tường thuật của báo Tuổi
trẻ, người đọc dường như chỉ thấy hiện ra một Will Nguyễn vô tội, vô tình
về Việt Nam để tham gia biểu tình, vô tình gây ra các hành vi gây rối trật tự
công cộng để rồi phải đối mặt với án phạt của pháp luật. Cái mấu chốt, quan trọng
nhất của vấn đề đó là sự thực Will Nguyễn là ai, tại sao là một người mang quốc tịch Mỹ, đang ở Singapore mà Will Nguyễn lại nhập cảnh Việt Nam để tham gia biểu tình,
động cơ, mục đích của anh ta là gì thì báo Tuổi trẻ lại không làm rõ. Điều này
khiến cho người đọc khi đọc bài của báo Tuổi trẻ, dường
như thấy Will Nguyễn thật đáng thương, chỉ vì vô tình
về Việt nam tham gia biểu tình mà phải bắt tạm giam, phải đối mặt với pháp luật”.
Nhận
xét này của Viễn khá hợp lý. Theo hệ chuẩn mực báo chí của phương Tây, thì
ngoài việc tường thuật chính xác các diễn biến của câu truyện, nhà báo phải
cung cấp bối cảnh của câu truyện cho độc giả. Trong trường hợp này, bối cảnh của
câu truyện bao gồm mục đích thật của cuộc biểu tình ngày 10/06, và động cơ của
“ông William Nguyễn” khi chủ động về nước để tham gia biểu tình. Báo Tuổi Trẻ
đã không làm rõ cả hai vấn đề đó.
Vậy
ai phát động cuộc biểu tình ngày 10/06/2018, và nhằm mục đích gì? Nếu nhìn lại
toàn bộ dòng sự kiện, ta sẽ thấy đây không phải là cuộc biểu tình tự phát của
người dân để phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế, như các nhóm biểu tình tuyên bố.
Thay vào đó, đây là cuộc biểu tình do các tổ chức chống Cộng phát động, để hình
thành phong trào biểu tình kéo dài, nhằm thu thập nhân sự và phương tiện cho
“cách mạng đường phố” lật đổ Nhà nước Việt Nam.
Cụ
thể, chỉ một ngày sau khi dự luật Đặc khu Kinh tế được đưa ra Quốc hội để thảo
luận, các thành viên nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đã bắt đầu hướng sự chú ý của
dư luận vào chi tiết “cho nhà đầu tư nước ngoài đất với thời hạn 99 năm”, nhằm
kích động tâm lý bài Trung của dư luận [5]. Khi tâm lý bài Trung đã lên cao,
ngày 06/06/2018, nhóm Đô Thành Sài Gòn phát động biểu tình phản đối dự luật Đặc
khu Kinh tế. Đáng chú ý, các thành viên đầu não của nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự
- như Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Huệ Chi, Nguyên Ngọc… - có vai trò quan trọng trong
việc phát động và duy trì phong trào biểu tình, bạo động kéo dài trong mùa hè
năm 2011, 2014 và 2016 [6]. Trong khi đó, Đô thành Sài Gòn là một nhóm chống Cộng
cực đoan, chủ trương lật đổ chế độ hiện nay để dựng lại chế độ Việt Nam Cộng
hòa cũ [5].
Ngày
09/06/2018, Quốc hội Việt Nam đã tuyên bố lùi thời gian thông qua dự luật Đặc
khu Kinh tế, để chỉnh sửa nội dung dự luật theo ý dư luận. Dù vậy, thành viên
và cảm tình viên của các tổ chức trên vẫn biểu tình trong ngày 10/06 và ngày Chủ
nhật của tuần kế tiếp. Dù bạo động đã nổ ra ở Bình Thuận, từ ngày 15/06/2018,
thành viên và cảm tình viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự vẫn lập hai trang
Facebook mới, là “Lão Mà Chưa An” và “Nhật ký Biểu tình”, để lãnh đạo phong
trào biểu tình kéo dài [7][8]. Qua đó, có thể thấy các tổ chức chống Cộng chỉ
mượn việc phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế để nuôi các cuộc biểu tình kéo dài,
nhằm phục vụ mục đích chính trị riêng của mình, chứ không hề thật lòng muốn phản
đối luật.
Trong
khi đó, có hai bằng chứng cho thấy khi “ông William Nguyễn” về nước biểu tình,
“ông” cũng nhắm đến mục đích tương tự.
Thứ
nhất, chính Will Nguyễn đã thừa nhận rằng khi đi biểu tình, “ông” “chưa tìm hiểu
về dự luật Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh Mạng” [1].
Thứ
hai, Will Nguyễn đã có liên hệ với các tổ chức chống Cộng ở hải ngoại từ trước.
Cụ thể, Will là tác giả trên trang TheVietnamese, do ba gương mặt chống Cộng là
Vi Katerina Tran, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang quản lý [9]. Qua trang
Twitter của Will, có thể thấy Will và Vi Katerina Tran thường xuyên liên lạc và
phối hợp với nhau [10]. Qua việc Will nhờ gia đình vô hiệu hóa trang Facebook
cá nhân của mình nếu bị bắt, có thể thấy trang này chứa các thông tin mà Will
muốn giấu cơ quan điều tra. Ngoài ra, sau khi Will bị bắt, một gương mặt chống
Cộng ở TP.HCM là Thuy Binh Nguyen đã đi nộp tiền bảo lãnh cho Will, để Will được
tại ngoại [11].
Tóm
lại, nếu báo Tuổi Trẻ cung cấp đầy đủ bối cảnh của sự kiện, độc giả sẽ hiểu rằng
“ông William Nguyễn” là một thành viên của tổ chức chống Cộng ở hải ngoại, được
tổ chức gửi về nước để tham gia biểu tình. Họ cũng sẽ hiểu rằng cuộc biểu tình
ngày 10/06 do các tổ chức chống Cộng phát động, nhằm thu thập lực lượng và
phương tiện cho mục đích lật đổ chế độ, còn “phản đối dự luật” chỉ là cái cớ.
Còn nếu báo Tuổi Trẻ chỉ tường thuật hành vi của William Nguyễn, tuyên bố của
các nhóm biểu tình và tuyên bố của cơ quan điều tra, như trong bài viết của Hà
Châu, thì độc giả sẽ chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng, và tưởng rằng các hoạt
động của Will không gây hại nhiều cho xã hội.
1.3.
Không tối thiểu hóa hậu quả tiêu cực mà tin tức gây ra cho xã hội
Cuộc biểu tình ngày 10/06 đã bùng phát thành bạo
động ở Bình Thuận, khiến Quốc lộ 1A bị tắc trong 1 ngày rưỡi, 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá
hủy, và 28 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương. Ngay sau cuộc bạo động đó,
đảng khủng bố Việt Tân đã kêu gọi biểu tình để làm tắc đường, nhằm tạo hỗn loạn
trong xã hội Việt Nam. Cả hai diễn biến này đều đe dọa sức khỏe và mạng sống của
người dân, đe dọa an ninh, trật tự của xã hội.
Đảng Việt Tân kêu gọi biểu
tình để làm tắc đường,
nhằm tạo hỗn loạn trong xã hội Việt Nam
Trong
bối cảnh này, người làm báo phải đưa tin tức một cách rất thận trọng. Cần tránh
đưa tin kích động, khiến biểu tình, bạo động tiếp tục diễn ra. Cũng cần tránh
khai thác mâu thuẫn, hận thù giữa các vùng miền, các nhóm quan điểm khác nhau.
Trong khi đó, bài của báo Tuổi Trẻ dễ khiến độc giả lầm tưởng rằng cuộc biểu
tình ngày 10/06 chỉ nhằm phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh Mạng,
còn “ông William Nguyễn” chỉ gây mất trật tự và ách tắc giao thông, chứ không
đe dọa an ninh chính trị của đất nước. Hiểu lầm này có thể khiến các cuộc biểu
tình, bạo động bùng phát trở lại, tiếp tục gây hại cho xã hội.
Như
vậy, bài về “ông William Nguyễn” trên báo Tuổi Trẻ không hề tuân thủ các chuẩn
mực của báo chí phương Tây, như nhiều người Việt Nam đang nghĩ.
2. Dưới góc nhìn của hệ thống
Singapore
Báo
chí Singapore phải tuân thủ các chuẩn mực chung của báo chí phương Tây. Ngoài
ra, luật pháp Singapore quy định rằng báo chí phải đăng tải đầy đủ các quan điểm
chính thức của chính phủ, trước khi khai triển chủ đề theo ý riêng của nhà báo.
Nếu luật pháp Việt Nam cũng quy định tương tự, thì chuyện đáng tiếc trên báo Tuổi
Trẻ đã không xảy ra.
3. Dưới góc nhìn của hệ thống Việt Nam
Xét
theo Khoản 2 Điều 4 của Luật Báo chí 2016, khi đăng bài về “ông William Nguyễn”,
báo Tuổi Trẻ có dấu hiệu không làm tròn 2 trong tổng số 6 nhiệm vụ của báo chí
Việt Nam, bao gồm:
_ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và
thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân
_ Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo
vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (...); góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế
- xã hội (...), tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Về
mặt câu chữ, bài “ông William Nguyễn” của Tuổi Trẻ không chứa “những hành vi bị
nghiêm cấm”, quy định tại Điều 9 của Luật Báo chí 2016. Nhưng nhiều bài khác
trên báo Tuổi Trẻ, như bài về việc thành phố Hà Nội thu phí chia sẻ “dữ liệu
dân cư”, lại có dấu hiệu vi phạm Khoản 2 Điều 9.
Như
vậy, báo Tuổi Trẻ đang không đáp ứng được các chuẩn mực báo chí của cả phương
Tây, Singapore lẫn Việt Nam.
4. Kết
Năm
1914, vụ ám sát thái tử Franz Ferdinand của Áo – Hung đã trở thành giọt nước
tràn ly, làm nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất, khiến hơn 10 triệu người chết.
Năm 1964, sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã thôi thúc dư luận Mỹ ủng hộ quân đội nước này
tham chiến, khiến khoảng 5 triệu người chết trong chiến tranh Việt Nam. Năm
2011, vụ tự thiêu của người bán rau Bouazizi đã thôi thúc dư luận ủng hộ một
phong trào biểu tình để làm “cách mạng bất bạo động”, kết thúc bằng bạo loạn,
chiến tranh, đói nghèo và lệ thuộc ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông.
Qua
các câu truyện trên, có thể thấy trong những thời điểm bất ổn, các thế lực
chính trị có thể tận dụng một vụ việc nhỏ để thổi bùng những xung đột kéo dài
nhiều năm, khiến nhiều người chết. Vì vậy, khi đưa tin chính trị, báo chí không
thể không xét đến bối cảnh chính trị tổng thể, và những hậu quả mà bản tin có
thể gây ra trong bối cảnh.
Mặt khác, xung đột đến từ động lực, chứ không đến
từ phương tiện hay hành vi. Khi người ta đã muốn giành giật,
thì “lòng yêu nước”, “nguyên tắc pháp quyền”, “nguyên tắc bất bạo động” hay
“nguyên tắc báo chí khách quan” cũng có thể biến thành những viên đạn giết người.
Báo
Tuổi Trẻ nên xem xét hai vấn đề trên để chỉnh đốn cách đưa tin của mình.
Chú thích:
[1] "20-7 xét xử ông William Nguyen" - Hà Châu (Tuổi Trẻ),
13/07/2018, 09:44
[2] "Điểm tin lề trái số 6 (08/07/2018): Đấu tố trí thức
để đánh thức trí thức" - VietVision
[3] Nghị quyết 1003 về Đạo đức Báo chí của Hội đồng Nghị viện Ủy hội
Châu Âu
[4] Quy tắc Đạo đức Truyền thông của tổ chức SPJ
[5] "Điểm tin lề trái số 2 (10/06/2018): Ai kêu gọi biểu tình?"
[6] "So sánh phong trào biểu tình phản đối dàn khoan HD-981, phản đối
tập đoàn Formosa và phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế" -
Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam
[7] "Điểm tin lề trái số 4 (24/06/2018): Biểu tình, biểu tình nữa, biểu
tình mãi"
[8] "Điểm tin lề trái số 5 (01/07/2018): Báo chí lề trái định cạnh
tranh như thế nào?"
[9]
"North / South" - Will Nguyen (The Vietnamese), 30/04/2018
[10]
Trang Twitter của Will Nguyễn
[11] "2 anh em đi nộp tiền đòi người cho William để đón bạn ấy ra khỏi đồn CA P13,
Q3 đây! Đã đóng xong rồi. Chờ mấy ảnh họp xong trả
Pasport và phone cho William nữa là về thôi. Tuy nhiên Vo Chi Dai Duong và Huỳnh
Thành Phát lại bị vào đồn CA P13 Q3 tiếp tục! :((" - Thuy Binh Nguyen (FB
cá nhân), 11/06/2018, 14:51
[12] "BÁO TUỔI TRẺ VIẾT NHƯ THANH MINH CHO WIIL NGUYỄN?" - Viễn
(Danquyen.net), 14/07/2018
Chưa thấy ai tử tế lễ phép như thằng PV Tuổi Trẻ, nó gọi một thằng người Mỹ bị truy tố về tội "Gây rối trật tự công cộng" chuẩn bị đem ra xét xử là "ông" thay vì gọi là bị can hay bị cáo. Qua cách giật tít của báo báo tuổi trẻ tôi cho rằng phóng viên viết bài đó chả có hiểu biết mẹ gì về pháp luật cả. Luật tố tụng quy định, "bị can" là người đã bị khởi tố về hình sự, "bị cáo" là người đã bị đưa ra xét xử. Tức là trong thời gian điều tra vụ án, người bị bắt giữ và tình nghi phạm tội được gọi là bị can, nhưng khi hoàn tất quá trình xét xử, có cáo trạng của VKS và Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị can sẽ chuyển thành bị cáo.Ấy thế mà báo Tuổi trẻ con đưa một cái tít to chình ình lên mặt báo, gọi kẻ vi phạm pháp luật bằng từ ngữ rất trang trọng thì tôi nể thật.
Trả lờiXóaTại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Lý Chính Thắng, Quận 3, Will Nguyen Anh đã trực tiếp yêu cầu những người trong lực lượng chức năng phải di dời các xe đặc chủng để đoàn người đi qua. Khi yêu cầu không được đáp ứng, Will Nguyen Anh đã leo lên xe đặc chủng của cảnh sát Việt Nam, hô hào, kêu gọi và trực tiếp cùng nhiều người khác vượt qua chốt chặn, ném đá lực lượng công vụ, lật xe cảnh sát.... Những hành động của Will Nguyen Anh đã được lực lượng chức năng ghi hình. Với những hành động như vậy Will Nguyen Anh phải bị truy cứu về tội bạo loạn mới chính xác.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThằng PV đó vừa ngu vừa khổ, thằng duyệt bài cho đăng ngu hơn hắn những lại sướng hơn.
Trả lờiXóaKhông biết đến bao giờ mới thấy đội ngũ "thầy khôn, tớ bợm" trong cùng 1 "đội" làm việc nữa.
Nhiều khi nhìn tít bài, đọc nội dung mà ngán ngẩm...
Cho dù bọn dân chủ có chống đối như thế nào đi chăng nữa thì việc xử lý đối với Will Nguyen Anh là không thể thay đổi. Chẳng cần biết bọn dân chủ trong và ngoài nước đả kích như thế nào về chuyện Will không phải là người Việt Nam thì tôi xin khẳng định một điều rằng hắn ta đã vi phạm pháp luật trên nước Việt Nam thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nước ta. Điều đó là không thể thay đổi được!
Trả lờiXóaBọn dân chủ vẫn luôn từng ngày từng giờ xuyên tạc, chống đối, có các bài viết hay phát ngôn... để đòi chúng ta trả tự do cho Will Nguyen Anh. Xin thưa với mọi người rằng cho dù lũ dân chủ có xuyên tạc như thế nào đi chăng nữa, nước ngoài có can thiệp như thế nào đi chăng nữa thì vẫn không thể thay đổi được việc chúng ta sẽ xét xử tên tội phạm này. Cho dù hắn ta không mang quốc tịch Việt Nam nhưng hắn vi phạm pháp luật trên đất nước chúng ta và đây chính là cái kết mà hắn phải nhận!
Trả lờiXóaBáo TT là của Đoàn Thanh niên cộng sản thành phố Hồ Chí Minh, nó là đội quân hậu bị của Đảng ở thành phố này đó. Dựng phong trào cũng là Thành đoàn và tới đây chính nó cũng sẽ tiên phong cắt cổ các lớp đảng viên của thành phố này đó. Ăn chơi sa đọa, hiếp nữ nhân viên cũng tại TTre, nơi còn tên gọi là lầu xanh. Vừa rồi trước vụ thằng Nguyễn thì các viên chức sứ quán Mỹ đến thăm và chắc có chỉ đạo rồi nên cứ thê, cứ thế. Đảng ở thành phố này coi như mất vốn sau bao nhiêu năm vun đắp cho nó.
Trả lờiXóaCòn Tay PV báo Vietnamnet đưa tin là "Will Nguyên Anh trao đổi về "cách thức tuần hành" là không chính xác. Sự thật là Will Nguyen Anh biết rõ đó là biểu tình và tìm cách biến cuộc biểu tình này thành bạo loạn chứ không phải "tuần hành". Cách viết này của Vietnamnet làm người đọc hiểu sai về bản chất vụ việc, vì tuần hành thì không có tội gì cả.
Trả lờiXóaWill Nguyễn (hay là Nguyen William Anh) là du học sinh ở Singapore, thường xuyên theo dõi tin tức chính trị Việt Nam (trong đó có những thông tin liên quan đên việc tuần hành phản đối Dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng của Việt Nam vào ngày 10/6). Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam Will Nguyễn có nhắn tin, trao đổi về cách thức tham gia tuần hành,biểu tình với người có tài khoản facebook “Vi Tran” và “Anthony T.Nguyen”.
Trả lờiXóaWill Nguyễn tham gia vào những hoạt động tuần hành, biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu từ khu vực công viên Hoàng Văn Thụ đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Will Nguyễn dùng điện thoại cá nhân quay video, chụp hình và đưa thông tin về cuộc biểu tình trên facebook cá nhân và mạng Twitter. Trên đường đi, bị lực lượng chức năng chặn lại, Will Nguyễn tiến lên đầu yêu cầu lực lượng công vụ tránh đường cho đoàn biểu tình nhưng không được chấp nhận. Will Nguyễn liền kêu gọi mọi người xô đẩy và phá hàng rào cảnh sát trên đường Nguyễn Văn Trỗi để tiếp tục tiến về đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Will Nguyễn trèo lên xe bán tải kêu gọi mọi người trèo qua các xe để đi lên tiếp tục tiến về trung tâm thành phố.
Trả lờiXóarong đoàn biểu tình đang có người dùng tay rung lắc để lật đổ xe bán tải của cảnh sát, Will Nguyễn cũng tham gia để lật xe nhưng không lật được. Sau đó, Will Nguyễn tiếp tục dời các xe gắn máy dựng chắn trên lề đường để lấy đường cho người biểu tình đi qua và kêu gọi mọi người cùng làm với mình và đoàn người tiếp tục tiến về thành phố. Theo thống kê của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, việc tụ tập đông người trái phép đã làm ách tắc giao thông nghiêm trọng từ 8h đến 14h ngày 10/6 dẫn đến 04 tuyến xe buýt ngưng hoạt động và 13 khách trễ chuyến bay. Và trước những hành động trên của Will Nguyễn đã bị cơ quan chức năng đưa về trụ sở làm việc.
Trả lờiXóaCần phải xử lý nghiêm khắc đối với những kẻ coi thường pháp luật, những kẻ lợi dụng quyền của công dân để phá hoại sự bình yên của tổ quốc, chống phá chính quyền. Và đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với các đối tượng khác đang có âm mưu và hành động gây rối, phá hoại cuộc sống của người dân Việt Nam
Trả lờiXóaCó thể thấy rằng trước những hành vi sai trái của Will Nguyễn thì việc hắn bị đề nghị truy tố theo điểm c, khoản 2 điều 318 Bộ luật Hình sự "Tội gây rối trật tự công cộng' với mức án từ 2 năm tù đến 7 năm tù, là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với pháp luật Việt Nam và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
Trả lờiXóaChán. Đảng nắm quân của mình càng ngày càng kém. Sai trái càng ngày càng rõ, mà sự trừng phạt thì không có, lại càng nuông chiều hư hỏng.
Trả lờiXóaMốt của đám báo chí bây giờ là chạy tội cho quan tham, kêu gọi giảm án cho tội phạm giết nhiều người. gọi những người vi phạm pháp luật là ông và sử dụng từ ngữ như báo chí phương tây, ví dụ như "nhà cầm quyền", "chính quyền Hà Nội", chắc muốn đú đởn, học đòi tính "khách quan"
Trả lờiXóaÔi nền báo chí cách mạng đây sao ? Không biết đến bao giờ thì cái lò của cụ tổng mới sờ đến đám này nhỉ, giờ đây chúng không chỉ săm soi quan chức, chĩa mũi dùi vào công an bác sĩ mà giờ còn ngang nhiên chạy tội cho tội phạm rồi
Trả lờiXóaBáo chí công khai chạy tội cho tội phạm, từ việc tham gia và kích động biểu tình thành "trao đổi về cách thức tuần hành". từ giết nhiều người và làm nhiều người khác bị thương, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép thành tự vệ chính đáng. Đúng là loạn thật rồi.
Trả lờiXóaHọ cho rằng những đối tượng trên đều chỉ tuần hành, “biểu tình ôn hòa” để “bày tỏ chính kiến” và việc chính quyền xử lý như vậy là “đàn áp dã man”. Tổ chức Ân xá Quốc tế còn hô hào gây sức ép “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người biểu tình bị giam và phải tiến hành cuộc điều tra ngay, toàn diện và hiệu quả đối với những cáo buộc có những người biểu tình bị tra tấn trong khi bắt giữ”
Trả lờiXóa