Loa Phường
Như đã nêu ở bài
trước, đúng dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng, truyền thông BBC, làng zân chủ
đều đồng loạt đi tìm lý lẽ nhằm phủ nhận vai trò của báo chí chính thống, cổ
súy chuẩn mực “báo chí tự do”. Cùng hưởng ứng xu hướng này, Luật khoa Tạp chí
đã tung ra hai loạt bài dài, để tuyên truyền theo hướng chống mọi hình
thức sở hữu nhà nước đối với báo chí, mọi hình thức kiểm duyệt báo chí; đồng
thời cổ vũ mô hình báo chí Mỹ, trong đó nhà nước không quản lý báo chí. Tuy
nhiên, trong loạt bài đó, tác giả cũng thừa nhận rằng mô hình này có vài điểm
không phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Cụ thể, sau khi một số nước
Đông Âu bãi bỏ mọi hình thức sở hữu và kiểm duyệt của nhà nước đối với báo chí,
nền báo chí các nước này đã bị kiểm soát bởi Giáo hội Công giáo, bởi các đảng
phái chính trị, hoặc bởi các tập đoàn tư bản từ Hoa Kỳ. Như thừa nhận từ trang
Luật khoa Tạp chí, giữa mô hình “tự do báo chí” và “kiểm duyệt” như mô hình
quản lý báo chí mà Việt Nam đang áp dụng, cái nào ưu việt, tích cực hơn?
Xét về mặt động cơ, có
thể thấy ba tổ chức đã nêu – là BBC tiếng Việt, Việt Nam Thời báo và Luật khoa
Tạp chí – đều tham vọng là những tờ báo đối lập, muốn cạnh tranh với báo chí
chính thống trong nước. Về mặt nhân sự, BBC tiếng Việt phỏng vấn hai cựu phóng
viên báo chính thống (ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó Tổng Biên tập báo Du
Lịch và bà Bích Vi, cựu phóng viên báo Tuổi trẻ và Phụ nữ TP.HCM) còn Việt Nam
Thời báo và Luật khoa Tạp chí được lập nên bởi ba cựu phóng viên từng làm trong
ngành báo Việt Nam (là Phạm Chí Dũng, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang). Về độ
chủ động, vì Luật khoa Tạp chí, BBC, VNTB tung ra hai loạt bài dài vào đúng
Ngày Báo chí Cách mạng, có thể thấy họ đã chuẩn bị tạo sóng truyền thông có sắp
đặt chu đáo từ trước đó ít. Như vậy, có thể coi các bài công kích báo chí chính
thống trong tuần qua như một nỗ lực của báo chí chống Cộng để cạnh tranh với
báo chí trong nước, không ngoài mục đích cổ vũ cho giới báo chí Việt
Nam ủng hộ chuẩn mực tự do phương Tây và phản đối, chống lại sự kiểm duyệt từ
Nhà nước.
Thực tế cho thấy, muốn
để cạnh tranh với báo chí chính thống, báo chí như BBC, Luật khoa Tạp chí hay
Việt Nam Thời báo nên tự nâng cao năng lực của mình, nên tuân thủ văn phong báo
chí và học cách làm báo bằng phương pháp khoa học, và không đuổi việc các nhà
báo làm mếch lòng đảng Việt Tân hay dám nói thật về bản chất thật về dân chủ,
nhân quyền Tây phương, tức những ý kiến “bất đồng” với hệ giá trị của họ. Ngược
lại, nếu họ chỉ cạnh tranh bằng cách công kích và phá hoại báo chí chính thống,
thì họ sẽ tự làm mòn năng lực của mình, và chất lượng tờ báo của mình. Dần dần,
họ sẽ chỉ còn là những cây bút thủ cựu và thiếu hiểu biết, làm cái loa tuyên
truyền cho các thế lực ngoại bang, không khác gì hình ảnh mà họ đang chống lại.
Không cần nhắc lại các
ví dụ cho thấy, các tờ báo nói trên muốn cạnh tranh với báo chí Nhà nước Việt
Nam này đã không hề được “tự do, khách quan” như họ nói. Họ buộc phải tuyên
truyền theo định hướng của người tài trợ cho họ và tuyên truyền ca ngợi “phong
trào dân chủ”, cổ vũ biểu tình, bạo loạn, lòe bịp người dân, ca ngợi , đánh
bóng thành phần chống đối, các hoạt động chống đối… bất chấp thực tế và đạo đức
tối thiểu của người làm báo. Những thứ giá trị mà họ cổ vũ hay lấy làm slogan
cho mình, thực tế chỉ là cái vỏ để họ làm màu, che đậy bản chất “chống Cộng”
theo đúng định hướng, theo đúng lý do để họ tồn tại.
Không hề tồn tại trên
đời thứ “tự do báo chí” đúng nghĩa, chẳng qua là hệ thống kiểm duyệt nào tinh
vi và ưu việt hơn mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét