Loa Phường
Ngày 07/04/2016, báo Hà Tĩnh, cơ quan ngôn luận
của Đảng bộ Hà Tĩnh, đưa tin rằng cá nuôi ở thị xã Kỳ Anh vừa chết hàng loạt,
gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho các hộ nuôi. Theo bài báo, thì “lúc 12h đêm ngày 6/4 cá nuôi không có biểu hiện gì lạ nhưng từ khoảng 2h sáng 7/4 – khi nước thủy triều lên – thì cá lờ đờ và sau đó đồng
loạt chết” [17].

Ngay
sau đó, ngày 08/04/2016, hai báo điện tử Tầm Nhìn và Dân Trí bắt đầu đưa tin. Cả
hai báo đều nhấn mạnh rằng rằng cá chết trong khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, nơi
nhà máy thép của tập đoàn Formosa đang hoạt động; và ám chỉ rằng nhà máy này
làm cá chết. Cả hai tờ báo cũng cùng nhận định rằng “không chỉ cá nuôi trong lồng
bè bị chết, mà cá tự nhiên trong vực này cũng chết hàng loạt”. Tuy nhiên, ảnh
chụp của hai báo không cho thấy cá tự nhiên trong khu vực cũng chết ở mức “hàng
loạt” như cá trong lồng nuôi [18].
Ngay sau đó, một loạt các báo khác - như Nghệ An 24h, Báo Đất Việt, Soha, Thời Báo Today… - cũng đồng loạt đưa
tin. Các báo này chủ yếu dùng lại tin, ảnh và lời cáo buộc của báo Tầm Nhìn và
báo Dân Trí. Trong số các báo vừa kể, báo Tầm Nhìn và Đất Việt trực thuộc
VUSTA, còn báo Dân Trí và Soha trực thuộc hệ thống các trang tin điện tử của
VCCorp.
Trong tháng đó, báo Tầm Nhìn và Dân Trí liên tục
đăng bài mang tính định hướng, kích động dư luận chống tập đoàn Formosa và chống
cách hành xử của nhà nước trong vụ việc. Chẳng hạn, ngày 24/04/2016, báo Dân
Trí đặt nghi vấn rằng người Việt đã “mất chủ quyền ngay trên chính lãnh thổ Việt
Nam”, khi không thể xử lý các nhà máy của tập đoàn Formosa một cách dứt khoát
[19].
Cùng ngày 24/04/2016, hai thợ lặn tử vong do
nhiễm độc sau khi làm việc ở vùng biển bị ô nhiễm. Hôm sau, ngày 25/04/2016,
ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty
Formosa Hà Tĩnh, phát biểu rằng “Các bạn chọn tôm cá hay nhà máy?” trong chương
trình của đài VTC. Hai biến cố này khiến dư luận phẫn nộ bùng lên. Cũng từ thời
điểm này, người dân trên cả nước sợ ăn hải sản mua từ khu vực Hà Tĩnh – Quảng
Bình, khiến ngư dân khu vực này chịu thiệt hại và nảy sinh tâm lý bất mãn.
Ngày 25/04/2016, ông Lý Thái
Hùng, Chủ tịch đảng Việt Tân, đưa ra bình luận rằng trong vụ Formosa, nhà nước
Việt Nam đang bao che cho “nhà thầu Trung Quốc [34]. Khi phát biểu như vậy, ông
Hùng đã cố tình nhầm lẫn giữa Trung Quốc và Đài Loan, để kích động dư luận bằng
tâm lý bài Trung Quốc. Hành động của ông Hùng bị phát hiện và bêu riếu trên nhiều
blog [18]. Tuy nhiên từ sự hiệu triệu này, hàng loạt hệ thống truyền thông của
Việt Tân hô hào rằng, vụ Formosa là cái chết báo trước của chế độ, là cơ hội
vàng lật đổ cộng sản, huy động cả hệ thống quyên góp tài chính đổ tiền vào Việt
Nam đầu tư cho chân rết “tổng phản công”. Đáng kể nhất là Việt tân lập quỹ
quyên được trên 700 ngàn USD đã đổ hết vào cửa ông linh mục Nguyễn Thái Hợp với
hy vọng lực lượng giáo dân của ông này sẽ làm nòng cốt bạo loạn, lập lại kỳ
tích Xô Viết-Nghệ tĩnh khi xưa.
Ngày 26/04/2016, báo điện tử
VTC News đưa tin rằng "phóng viên VTC cùng
Trung tâm Quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh đã có mặt tại biển Vũng Áng để làm cuộc thử nghiệm thực tế, kết quả cho
thấy, chỉ sau 2 phút, cá bơi trong nước biển đã bị chết" [20]. Để chứng
minh, VTC đưa ra một clip thử nghiệm, trong đó cá chết sau 2 phút được thả vào
nước biển. Tuy nhiên, ngày 27/04/2016, Sở
Tài
nguyên & Môi trường Hà
Tĩnh ra
công văn khẳng định rằng VTC đã đưa tin sai sự thật, vì "đoàn cán bộ của
Trung tâm không tham gia thử nghiệm cũng như
không chứng kiến việc thử nghiệm của nhóm phóng viênVTC
News". Theo
công văn, thì vào ngày 26/04, đoàn cán bộ của Trung tâm đã lấy mẫu nước biển và mẫu trầm tích, rồi niêm phong, bảo
quản, chuyển
ra Hà Nội để xét nghiệm, chứ không tham gia thử nghiệm mà VTC trình bày trong
clip [20]. Một thời gian sau, một nhóm phóng viên Hà Tĩnh đã phát hiện ra rằng
số cá “chết sau 2 phút được thả vào nước biển” trong clip của VTC là cá nước ngọt
chứ không phải nước mặn. Như vậy VTC đã chủ động dàn dựng clip, đưa tin giả để
kích động người dân.
Trong cùng khoảng thời gian đó, nhạc sĩ Tuấn
Khanh, người đứng đầu một nhóm văn nghệ sĩ đối lập ở Việt Nam, đã dùng ảnh chụp
cá chết dày đặc trên hồ Michigan năm 2008 để giả làm ảnh cá chết ở vùng biển Việt
Nam, góp phần dấy lên dư luận phẫn nộ [18].
Cũng trong ngày 26/04/2016, hai ông Trương Minh
Tam và Chu Mạnh Sơn, thành viên nhóm phản động Con đường Việt Nam, đi làm phóng
sự về tình hình cá chết ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà và giáo xứ
Đông Yên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh theo chỉ đạo của tổ chức VOICE, Việt tân. Đến ngày 28/04, cả
hai bị công an Hà Tĩnh bắt tạm giữ để điều tra.
Ngày
27/04/2016, MC Phan Anh, một nhân vật giải trí thân VTC [22], đăng clip giả mạo
của VTC lên trang Facebook cá nhân của mình, và kêu gọi cộng đồng mạng phản đối
tập đoàn Formosa. Lời kêu gọi của Phan Anh được hàng loạt ca sĩ diễn viên, người mẫu, nhà thiết kế… như Huỳnh Tuấn Anh, Chí Thiện, Lê
Bê La, Thu Minh, Bảo Anh, Phi Thanh Vân, Ưng Hoàng Phúc, hai nhà thiết kế trẻ của
thương hiệu Hulos… hưởng ứng [23].
Cùng ngày, một số thành viên chủ chốt của Diễn
đàn Xã hội Dân sự ra một văn bản phản đối, mang tên “Tuyên bố về tội ác đầu độc
biển miền Trung Việt Nam” [24]. Đồng thời một nhóm 6 người – gồm Dũng Phi Hổ (đảng
Cộng hòa, thân Việt Tân), Nguyễn Phương Uyên, Quyet Ho, Hoàng Dũng (nhóm Con đường
Việt Nam), Dao Thu và Nguyễn Lân Thắng (nhóm No-U Hà Nội) – ra lời kêu gọi “Xuống
đường vì môi trường” vào ngày Chủ nhật, 01/05/2016 [21].
Trong ba ngày 28, 29 và 30/04/2016, hàng trăm
ngư dân Quảng Bình đã biểu tình để phản đối tập đoàn Formosa [25][26][27]. Người
biểu tình đến từ xã Cảnh Dương,
Quảng Trạch, Quảng Bình, một vùng thờ cá voi nổi tiếng. Đoàn biểu tình mang cờ đỏ
sao vàng và các biểu ngữ lớn in sẵn, một số trẻ em trong đoàn còn hát bài “Như
có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Trong hai ngày 29 và 30, đoàn biểu tình
dùng lưới chặn ngang Quốc lộ 1A, gây ách tắc giao thông. Theo các trang tin đối
lập, thì nhóm ngư dân này biểu tình vì không còn ai mua cá của họ.
Ngày 29/04/2016, nghệ
thuật đương đại Viet Art Space, gồm cả nghệ sĩ Việt Nam và nước ngoài, trình
diễn tác phẩm "Nỗi đau của những con cá” tại Huế [28].
Trong tác phẩm, một người của nhóm này thoát y, trét sơn trắng đầy người, ngậm
một con cá chết và bò trườn trên mặt đất. Việc trình diễn chấm dứt khi công an
can thiệp.
Ngày 01/05/2016, đáp lại lời kêu gọi “Xuống đường
vì môi trường”, đã có khoảng 2000 người biểu tình ở Hà Nội, khoảng 10 người ở
Đà Nẵng và khoảng 1000 người ở TP.HCM [29]. Cả ba cuộc biểu tình nhanh chóng bị
công an dẹp.
Chủ nhật tuần sau, ngày 08/05/2016, có vài trăm
người biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM, cũng nhanh chóng bị công an dẹp.
Ngày 30/06/2016, công ty Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi,
cam kết bồi thường 500 triệu USD. Tuy nhiên, phong trào phản đối tập đoàn
Formosa của các tổ chức phản động vẫn chưa chịu từ bỏ “cơ hội ngàn vàng” của
chúng
Ngày 04/07/2016, 24 tổ chức chống đối khoác danh
‘xã hội dân sự” cùng ký vào một bản tuyên bố chung, để lên án thái độ của chính
quyền Việt Nam trong vụ việc [31]. Các tổ chức đồng ký tên vào bản tuyên bố có
thể được chia thành 3 thế lực [32]: Một, là đảng Việt Tân và các tổ chức thân với
họ – như HAEDC, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm và Hội Bầu bí
Tương thân; Hai, là các nhóm tôn giáo thuộc
Hội đồng Liên tôn, bao gồm các tổ chức Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài,
Phật giáo Hòa
hảo; Ba, là các tổ chức thuộc thế lực của VUSTA và Viện IDS cũ, bao gồm Bauxite
Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam và Văn đoàn Độc lập.
Trong ba thế lực này, giới trí thức cung cấp
tính chính danh cho phong trào, Việt Tân cung cấp tài chính và người sách động
biểu tình tại địa phương, còn tôn giáo cung cấp đám đông cho các cuộc biểu tình
xảy ra sau đó.
Ngày 07/07/2016, 3000 người Công giáo thuộc
giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình biểu tình tại địa phương. Linh mục quản xứ dẫn đầu
đoàn biểu tình. Nhóm Nguyễn Trung Trực (thành viên Việt Tân và HAEDC) phụ trách
làm truyền thông. Người biểu tình mặc mẫu áo “cá chết” do đảng Việt Tân thiết kế.
Khi cảnh sát và người biểu tình bắt đầu giao tranh bằng gạch đá và dùi cui, cuộc
biểu tình bùng phát thành bạo động [32].
Ngày 07/08/2016, hưởng ứng lời kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của
Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh, hàng vạn người Công giáo ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã biểu tình đòi các nhà máy của tập đoàn
Formosa đóng cửa.
Từ thời điểm này, phong trào biểu tình ở miền
Trung coi như được tiếp quản bởi phía Việt Tân và Công giáo. Trong mỗi cuộc biểu
tình, các linh mục quản xứ, được Việt Tân tài trợ, dẫn đầu hàng vạn giáo dân.
Giáo dân chỉ mang cờ Công giáo, không mang cờ Việt Nam, thậm chí có cờ vàng ba
sọc. Những người không Công giáo xuất hiện trong đoàn biểu tình có thể bị đánh.
Các cuộc biểu tình đôi lúc bùng phát thành bạo
động. Chẳng hạn, trong hai cuộc biểu tình ngày 26/01 và 27/02/2017, giáo dân
chăng lưới chặn ngang Quốc lộ, và dùng gậy gộc, gạch đá đánh bất cứ người dân
nào định đi qua. Ngoài ra, Việt Tân cũng tài trợ tiền để các giáo xứ miền Trung
xây dựng bến phà, cầu đường, nhằm biến mỗi giáo xứ thành một pháo đài biệt lập
với bên ngoài [32]. Phong trào biểu tình, bạo động này chỉ chấm dứt vào cuối
tháng 07/2017, khi công an bắt giam một loạt các thành viên của Việt Tân và
HAEDC chuyên dẫn đầu đoàn biểu tình, bạo động [33].
Ngoài ra, nhóm Green Trees của Phạm Đoan Trang
cũng tham gia phong trào này bằng một loạt các hoạt động, trải từ tháng 04/2016
đến tháng 06/2017. Các hoạt động này đã được liệt kê trong bài về Green Trees
trên blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam [35] và trở thành báo cáo
“nhân quyền” bằng quyển sách gửi tới các tổ chức nhân quyền quốc tế nhằm vận động
can thiệp vào Việt Nam. Ngoài ra, ngay sau cuộc biểu tình ngày 01/05/2016, Phạm
Đoan Trang đã gọi phong trào phản đối tập đoàn Formosa là “Cách mạng Cá”. Theo
các blog ủng hộ chính quyền, thì lối dùng từ này cho thấy bà Trang muốn dùng
phong trào biểu tình phản đối Formosa để làm “cách mạng đường phố” nhằm lật đổ
chế độ [36]. Từ thời điểm đó, cụm từ “Cách mạng Cá” được dùng phổ biến trong
các hội đoàn chính trị đối lập Việt Nam.
Có thể nói, từ vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
do Formosa gây ra, sự khủng hoảng từ khâu truyền thông không kiểm soát được đã
gây thiệt hại nghiêm trọng, mọi mặt tới người dân miền Trung, gây khủng hoảng
xã hội, tiếp tay cho Việt tân và các thế lực phản động ở trong ngoài nước đang
“ẩn nấp chờ thời” bùng nổ, công khai toàn bộ lực lượng với hy vọng biến nó
thành “cách mạng cá” làm sụp đổ thể chế chính trị Việt Nam. “Cách mạng cá” thất
bại, người ta thấy Nguyễn Thái Hợp vẫn cố làm quá chót bằng màn chu du khắp thế
giới với ban bệ nòng cốt và dàn hotgirl của Việt Tân hy vọng vận động thế giới
Tây phương can thiệp, giúp họ lật đổ chế độ cộng sản sau khi họ đã dốc toàn lực
vào vào canh bạc bất thành.
Chú thích
[17] "Thị xã Kỳ Anh: Cá chết hàng loạt, thiệt hại tiền tỷ" - Báo Hà
Tĩnh, 07/04/2016
[18]
"Xem xét lại “Thủy triều dư luận” xung quanh vụ cá
chết ở ven biển miền Trung" - Book Hunter, 29/04/2016
[19] "Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay
trên chính lãnh thổ Việt Nam?" - Dân Trí, 24/04/2016
[20] "’Video cá chết sau 2 phút của VTC1’ đã thông
tin sai lệch" - 28/04/2016
[21] "Vạch mặt âm mưu nhóm người đứng đằng sau cuộc kêu gọi
biểu tình
về môi trường" - Nguyentandung.org, 01/05/2016
[22] "MC Phan Anh: “Tôi không còn đam mê làm MC Giải
trí“" - VOV, 30/05/2017, 15:06
Bài có đoạn: "Phan Anh luôn nghĩ mình là người của VTC, đến giờ tôi vẫn dùng địa chỉ mail phananhvtc. Tôi vẫn luôn nhớ
những ấn tượng tốt đẹp và giữ những mỗi quan hệ thân thiết với bạn bè cùng làm
VTC từ thời đầu".
[23] "Sao Việt lên tiếng về môi trường biển từ sự kiện
Formosa"
- Sunflower.vn, 29/04/2016
[24] "TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM", 27/04/2016
[25] "TIN NÓNG: Đã có biểu tình về thảm họa môi trường
ở Quảng Bình"
– Truyền thông Chúa Cứu Thế, 28/04/2016
[26]
"Ngày thứ
2 liên tiếp người dân biểu tình ở Quảng Bình"
- Dân Luận, 29/04/2016
[27] "Quảng Bình: Hàng trăm người dân làng biển Xuân Hòa giăng lưới chặn quốc
lộ" –
Dân Luận, 30/04/2016
[28] Nỗi
đau của những con cá” bị ngưng biểu diễn tại Huế" - Thoibao.today, 29/04/2016
[29] "Công an trấn áp các cuộc biểu tình vì môi trường
trên cả nước"
- Dân Luận, 01/05/2016
[30] "Hậu
Formosa, ca sĩ Tim tung phim ngắn lên án việc nhà máy hủy hoại môi trường"
- Sao Star, 01/07/2016
[31] "Tuyên
bố của các Tổ chức xã hội dân sự và chính trị Việt Nam về thái độ của nhà cầm
quyền trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển", 04/07/2016
[32] "Hồ sơ Nguyễn Trung Trực"
- Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam, 29/12/2017
[33] “Hội
Anh em Dân chủ” - Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam, 08/01/2018
[34] "Đảng
Việt Tân nhận định về vụ cá chết hàng loạt ở bãi biển miền Trung" -
25/04/2016
[35]
"Vì Một Hà Nội Xanh (Green Trees)" - Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt
Nam, 15/03/2018
[36] "Cơn hoang tưởng “cách mạng cá” của Đoan Trang và đồng bọn" - Blog Hoàng Thị
Nhật Lệ, 08/05/2016
Mấy cái phòng trào nhân danh bảo vệ môi trường như biểu tình phản đối Fomosa hay phong trào yêu cây xanh, tất cả đều là những âm mưu của bọn khủng bố Việt Tân và phản động lưu vong, cái chúng muốn chính là việc kêu gọi được nhiều người đi biểu tình, kích động tâm lý chống chính quyền trong nhân dân
Trả lờiXóaKhông có ý phân biệt hay kỳ thị tôn giáo nhưng có vẻ như ở đâu có biểu tình là ở đó có dân công giáo thì phải. Đám linh mục quạ đen ở Việt Nam chính là những tên phản động, tay sai của các tổ chức nước ngoài chống phá Vn từ trong phá ra.
Trả lờiXóaTrong hai cuộc biểu tình ngày 26/01 và 27/02/2017, giáo dân chăng lưới chặn ngang Quốc lộ, và dùng gậy gộc, gạch đá đánh bất cứ người dân nào định đi qua. Những giáo dân cực đoan này thật đáng sợ, coi thường pháp luật, sống vô pháp vô thiên
Trả lờiXóa