Nhìn lại các phong trào biểu tình chống Trung Quốc để thấy được
lòng yêu nước đã bị các thế lực chống phá lợi dụng ra sao
Ngày
10/06/2018 vừa qua, phong trào biểu tình để phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế đã
bùng phát thành bạo động [1]. Trong các phong trào biểu tình từng xuất hiện những
năm gần đây, có hai phong trào khác cũng bùng phát thành bạo động, là phong
trào phản đối dàn khoan HD-981 và phong trào phản đối nhà máy xả thải, gây ô
nhiễm môi trường của tập đoàn Formosa. Theo yêu cầu của một độc giả, chúng tôi
xin phép so sánh quy mô, tính chất, thành phần, vai trò của các lực lượng chống
phá dán mác “đấu tranh dân chủ”, và mức độ thành công của ba phong trào này, từ
đó để thấy lý do vì sao Nhà nước luôn cảnh giác và lo ngại mỗi khi có biểu tình
“chống Trung Quốc” diễn ra.
Kỳ 1:
Biểu tình phản đối dàn khoan HD-981, khởi đầu của phong trào “bài Trung thoát
Hán”
Ngày
01/05/2014, Trung Quốc đặt dàn khoan HD-981 trong khu vực giáp thềm lục địa mà
Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này lập tức dấy lên một làn sóng phẫn nộ
trong dư luận Việt Nam.

Đúng thời điểm
này, ngày 05/05/2014, Cơ quan An ninh – Điều tra thuộc Bộ Công an ra lệnh bắt
khẩn cấp hai người điều hành trang web Anh Ba Sàm, là Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn
Thị Minh Thúy. Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956) tốt nghiệp Học viện An ninh Nhân
dân Hà Nội, từng làm sĩ quan công an một thời gian, sau chuyển sang làm việc ở
Ban Việt kiều Trung ương. Ông Vinh rời nhà nước để học Luật từ giữa thập niên
1990, và mở công ty VPI, công ty thám tử tư đầu tiên của Việt Nam, vào năm
2000. Ngày 09/09/2007, Nguyễn Hữu Vinh mở trang web Anh Ba Sàm, để điểm tin
toàn bộ dư luận “lề dân” hằng ngày, thực chất là thu thập các bài dịch, bài viết
có tính định hướng dư luận chống Nhà nước. Ngoài ra, ông Vinh cũng lập các
trang Dân Quyền, Việt Sử Ký và Chép Sử Việt, trong đó Dân Quyền là cơ quan ngôn
luận của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Sau khi ông Vinh và bà Thúy bị bắt vào ngày
05/05/2014, phía “nhân sỹ trí thức chống cộng” dấy lên làn sóng phản ứng cho rằng
công an bắt họ để hạn chế tác động của trang Anh Ba Sàm đến phong trào phản đối
Trung Quốc đang dâng cao. Đến tháng 09/2014, 51 người - bao gồm nhiều thành
viên Diễn đàn Xã hội Dân sự như Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, Hà Sĩ
Phu… - đã cùng ký một thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, để yêu cầu
trả tự do cho ông Vinh và bà Thúy [2].
Ngày
07/05/2014, 20 tổ chức dân sự đã cùng ký một lời kêu gọi biểu tình để phản đối
dàn khoan HD-981 của Trung Quốc, đồng thời đòi thả ông Nguyễn Hữu Vinh [3]. Trọng
tâm của 20 tổ chức này là 5 tổ chức cùng thực hiện đợt vận động quốc tế trước kỳ
UPR 2014 – bao gồm VOICE (nòng cốt là Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn
Anh Tuấn), Dân Làm Báo, Con đường Việt Nam, Truyền thông Chúa Cứu Thế và Diễn
đàn Xã hội Dân sự [4]. Theo lời kêu gọi, thì họ sẽ biểu tình lúc 9h sáng Chủ nhật,
11/05/2014, ở Hà Nội và TP.HCM.
Ngay sau đó, từ
ngày 08/05/2014, cả phía “Diễn đàn Xã hội Dân sự “ và phía các tổ chức quần
chúng của Nhà nước đều khởi xướng các cuộc biểu tình, điểm khác biệt một bên lợi
dụng tâm lý chống Trung Quốc để chống cộng, đòi thay đổi chế độ chính trị để bảo
vệ tổ quốc, đòi trả tự do cho “người yêu nước như Anh Ba Sàm” còn phía các tổ
chức, hội đoàn quần chúng là các cuộc “biểu tình” quy mô, trật tự nhằm thể hiện
tinh thần dân tộc, kêu gọi tình yêu đất nước, đoàn kết chống ngoại xâm .
Đáng chú ý,
ngày 08/05/2014, 55 “nhân sĩ, trí thức” thân Diễn đàn Xã hội Dân sự ở phía Nam
viết một thông báo gửi ông Chủ tịch UBND TP.HCM, để đề nghị chính quyền thành
phố tạo thuận lợi cho cuộc biểu tình hôm Chủ nhật. Nhiều người trong nhóm khởi
thảo bản tuyên bố là cựu thành viên cao cấp của Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn (trước
1975) và Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM. Người ký tên đầu bản tuyên bố là ông Huỳnh
Tấn Mẫm, cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, đồng thời là người sáng lập
kiêm Tổng Biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên. Vì ông Mẫm mất chức Tổng Biên tập
báo Thanh Niên do ủng hộ nhóm Trần Xuân Bách, mà ông Bách chủ yếu tuyên truyền
về đa nguyên, đa đảng thông qua các hội thảo và tạp chí của VUSTA, có thể nói
Huỳnh Tấn Mẫm có liên hệ lâu năm với nhóm chủ xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự
[6][7].
Hôm sau, ngày
09/05/2014, giáo sư Tương Lai (thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự) nói với BBC rằng
vào 9h sáng ngày Chủ nhật tuần đó, 54 “nhân sĩ, trí thức” sẽ tổ chức meeting
trước Nhà hát Lớn TP.HCM, và kêu gọi mọi người tham gia [8]. Trong cuộc phỏng vấn,
ông Tương Lai cũng phân trần rằng nhóm “nhân sĩ, trí thức” kêu gọi biểu tình ở
một địa điểm khác với “20 tổ chức dân sự”, và hai cuộc biểu tình này không phải
là một. Khác với “20 tổ chức dân sự”, trong lời kêu gọi của mình, nhóm “nhân
sĩ, trí thức” không yêu cầu nhà nước Việt Nam thay đổi chính sách đối ngoại và
trả tự do cho các tù nhân chính trị như Nguyễn Hữu Vinh.
Chiều 09/05, một
số thành viên nhóm No-U cũng tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ trước cổng Đại Sứ
quán Trung Quốc tại Hà Nội [9].
Phía Nhà nước
Việt Nam thì khác, đã ủng hộ cho các hội đoàn quần chúng biểu dương tinh thần
yêu nước trong trật tự. Chẳng hạn, chiều ngày 10/05/2014, ông Vũ Trọng Kim, Phó
chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, khẳng định MT MTTQ “ủng hộ chứ
không phản đối” những lời kêu gọi “tuần hành”. Ông Kim nói trên báo Người Lao Động
rằng “Đây là một
phản ứng tự vệ hết sức bình thường. Phản đối Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước. Nếu không phản ứng mới là lạ" [11].
Từ 8h sáng Chủ
nhật 11/05/2014, các cuộc biểu tình mà nhóm “54 nhân sĩ, trí thức” và “20 tổ chức
dân sự” tổ chức đã đồng loạt diễn ra ở Hà Nội, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và
TP.HCM [12]. Trong đó, cuộc biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM có từ 1000 đến 2000
người, trong khi số người biểu tình ở các địa điểm khác chỉ lên đến hàng chục. Ở
cả Hà Nội và TP.HCM, các nhóm quần chúng ủng hộ nhà nước đứng lẫn với các nhóm
chống Cộng, và hai bên tranh nhau định hướng cuộc biểu tình về mặt đường đi và
nội dung. Ở Hà Nội, giữa hai bên còn nổ ra tranh cãi. Ở TP.HCM, các nhóm thanh
niên ủng hộ nhà nước đứng chắn trước mặt nhóm “nhân sĩ, trí thức” để cướp diễn
đàn. Sau khi biểu tình, các bên giải tán một cách ôn hòa, công an không can thiệp.
Trước và sau sự
kiện, đài truyền hình VTC và một số báo chí trong ngoài nước đưa tin một cách rất
tường tận về các cuộc biểu tình ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, một
biến cố ngoài dự liệu của các bên đã xảy ra. Ngày 12/05/2014, công nhân
các khu công
nghiệp Việt Nam – Singapore 1, Việt Hương và Sóng Thần 1 ở tỉnh
Bình Dương bắt đầu “biểu tình chống Trung Quốc”. Hôm sau, số công nhân biểu
tình lên đến khoảng 8000 người, đến trưa thì bùng phát thành bạo động. Cùng
ngày, cuộc bạo động lan sang các khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai. Công nhân
bạo động đã đập phá, cướp tài sản và đốt nhà xưởng của các công ty Trung Quốc,
Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc. Đến chiều 14/05, riêng Bình Dương đã có trên 460
công ty bị đập phá và ít
nhất 15 nhà máy bị đốt cháy, hầu hết của người Đài
Loan. Bạo động cũng làm bị thương hơn 40 cán bộ và công an đang làm nhiệm vụ.
Khi các cuộc biểu tình có dấu hiệu bạo loạn ở đây xảy ra, các nhóm phản động bắt
đầu túa vào đây để thu tin và kích động. Công an địa phương đã bắt được nhóm
thành viên Hội anh em dân chủ mang tiền, phương tiện do Việt tân và một số nhóm
phản động lưu vong cấp vào các khu công nghiệp.
Trong ngày
14/05, bạo động cũng bùng phát ở khu kinh tế Vũng Áng, thuộc huyện Kỳ Anh, Hà
Tĩnh. Theo lời kể của một công nhân chứng kiến vụ việc, thì khoảng 2h
trưa, 3 thanh
niên đã cản trở không cho công nhân vào làm tại nhà máy thép Formosa của Đài
Loan, nơi có lượng
lớn công nhân Trung Quốc làm việc. Sau đó, họ
kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, khiến hàng nghìn công nhân tham gia. Lúc
18h30, người biểu tình chặn xe bus chở công nhân ra về, lôi người xuống đánh,
và đập phá 2 lò gang thép. Vụ bạo động khiến 4 công nhân Trung Quốc chết, 130
người bị thương, trong đó 23 người bị thương nặng.
Ngày 15/05,
công an bắt 800 người ở Bình Dương và 76 người ở Hà Tĩnh để điều tra. Trong số
bị bắt ở Bình Dương, có 400 người bị khởi tố hình sự vì hành vi đập phá và cướp
tài sản.
Sau tuần lễ kế
tiếp, các thành viên “Diễn đàn Xã hội Dân sự” bắt đầu làm dư luận, kêu gọi nhà
nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế [14]. Hôm Chủ nhật, 18/04/2014,
nhóm “54 nhân sĩ, trí thức” đồng ký tên vào một bản tuyên bố chứa lời kêu gọi
đó [15]. Cùng ngày, họ bị chặn ở nhà, không cho đi biểu tình. Công an nhanh
chóng dẹp tan cuộc biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM hôm đó.
Chiều
18/04/2014, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết 23 đại biểu Quốc hội vừa đề
xuất đưa việc xây dựng Luật Biểu tình vào chương trình nghị sự của Quốc hội, để
“tạo hành lang pháp lý” cho “việc biểu thị ý kiến của người dân” [16].
Ngày
19/06/2014, hàng nghìn người Công giáo thuộc Giáo phận Vinh bắt đầu “biểu tình
chống Trung Quốc” theo sự hướng dẫn của các linh mục quản xứ. Cuộc biểu tình của
họ được các trang tin chống Nhà nước tường thuật.
Có thể nói trước
hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, Nhà nước đã bật đèn xanh cho các
cuộc biểu tình để người dân biểu thị lòng yêu nước, dễ dãi với hầu hết các cuộc
biểu tình do giới chống đối khởi xướng với khẩu hiệu chung đoàn kết dân tộc và
để kẻ gây hấn và quốc tế thấy được tinh thần dân tộc quật cường của người dân
Việt Nam. Kết hợp với đó là các cuộc vận động ngoại giao, các chiến thuật tấn
công trên biển, đưa phóng viên quốc tế trực tiếp ra chứng kiến cuộc vật lộn bảo
vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tạo bầu chiến tranh thông tin có lợi cho Việt
Nam trong tương quan giữa ta và Trung Quốc, góp phần tạo sức ép buộc Trung Quốc
đưa giàn khoan HD981 ra khỏi khu vực thềm lục địa của ta.
Tuy nhiên qua
các cuộc biểu tình do số chống đối hay số mang danh ‘xã hội dân sự’ khởi xướng
đã cho thấy rõ ý đồ lợi dụng tinh thần dân tộc, lợi dụng sự kiện
giàn khoan HD981 để khuếch trương lực lượng, cổ súy bạo loạn, giương khẩu hiệu
và viết bài với mục tiêu đòi thay đổi chế độ mới “bảo vệ chủ quyền”. Cùng với
nó là các cuộc biểu tình ở các khu công nghiệp trên cho thấy sự mất kiểm soát
gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường đầu tư
kinh doanh ở Việt Nam đã khiến Nhà nước từ việc quyết tâm hoàn thiện và thông
qua Luật biểu tình đã chùn tay, cân nhắc thiệt hơn khi người dân nặng sự bộc
phát, manh động, thậm chí kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn, cướp bóc tài sản, phá
hoại kinh tế với hậu quả không thể đo lường cũng như kiểm soát được.
Nói không sai,
hệ quả từ các cuộc biểu tình mùa hè năm 2014 do các nhóm chống đối khởi xướng
nhân sự kiện HD 981 đã hình thành nên đội quân biểu tình chuyên nghiệp, đã hình
thành lực lượng chống đối đông đảo hơn, nhận được nguồn tài trợ từ bên ngoài, từ
các tổ chức phản động lưu vong dốc vào Việt Nam với hy vọng nhanh chóng làm được
các cuộc cách mạng đường phố, gây chính biến như nhiều nước khu vực Trung Đông,
Bắc Phi, Đông Âu đã diễn ra thành công.
Chú
thích:
[1] "Toàn cảnh cuộc biểu tình, bạo động ở
Bình Thuận ngày 10 tháng 6 năm 2018" - Blog
Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam, 13/06/2018
[2] "Nhiều trí thức kêu gọi trả tự do
cho blogger Anh Ba sàm" - RFA tiếng Việt, 15/09/2014
[3] "Lời Kêu Gọi Biểu tình Yêu Nước của 20 Tổ Chức Dân Sự Việt Nam" - 07/05/2014
[4] "VOICE (Vietnamese Overseas
Initiative for Conscience Empowerment)" - Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam, 05/12/2017
[5] "CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC KÊU GỌI ĐỒNG
BÀO THÀNH PHỐ THAM GIA VÀO CUỘC MEETING VÀO 9H SÁNG NGÀY 11/05/2014"
- 08/05/2014
[6] "Hồ sơ Nguyễn Quang A" - Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt Nam, 13/12/2017
[7] "Hồ sơ Chu Hảo" - Blog Lịch sử Xã hội Dân sự Việt
Nam, 16/01/2018
[8] "Cần ủng hộ nhà nước về chủ quyền"
- BBC tiếng Việt, 09/05/2014
[9] "Vụ giàn khoan HD-981 : Biểu tình
phản đối Trung Quốc tại Hà Nội" - RFI tiếng Việt, 09/05/2014
[10] "Người dân TP.HCM phản đối ôn hòa trước Tổng
lãnh sự quán Trung Quốc" - Tuổi Trẻ Online, 10/05/2014
[11] "Phản đối Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước " -
Người Lao Động Online, 10/05/2014
[12] "Tường thuật
trực tiếp diễn biến các cuộc biểu tình phản đối
Trung Quốc ngày 11/5/2014" - Dân Luận
[13] "Nhân sĩ, trí thức Việt Nam ra tuyên bố phản đối Trung Quốc" – Việt NamReview, 12/05/2014
[14] "Đặc vụ Trung Quốc kích động biểu
tình bạo động?" - RFA tiếng Việt, 16/05/2014
Bài đăng lại trên trang Nguyentandung.org:
[15] "TUYÊN BỐ LÊN ÁN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÃNH THỔ VIỆT
NAM & YÊU CẦU NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ" -
18/06/2014
[16] "Xin ý kiến Bộ Chính trị về Luật Biểu tình" - Người Lao động
Online, 18/06/2014
https://nld.com.vn/thoi-su- trong-nuoc/xin-y-kien-bo- chinh-tri-ve-luat-bieu-tinh- 2014052816492625.htm
Bọn nó có biết đ đâu lúc bọn TQ nó kéo dàn khoan vào bao nhiêu con tiêm kích Su-30 bay trên bầu trời Đà Nẵng
Trả lờiXóaBao nhiêu lần cảnh sát biển bắn vòi rồng qua lại :)))
Khoảng thời gian ấy bố t hầu như tháng nào cũng diễn tập chiến thuật liên miên
Bọn cào phím chúng nó có biết gì đâu
hệ quả từ các cuộc biểu tình mùa hè năm 2014 do các nhóm chống đối khởi xướng nhân sự kiện HD 981 đã hình thành nên đội quân biểu tình chuyên nghiệp, đã hình thành lực lượng chống đối đông đảo hơn, nhận được nguồn tài trợ từ bên ngoài, từ các tổ chức phản động lưu vong dốc vào Việt Nam với hy vọng nhanh chóng làm được các cuộc cách mạng đường phố
Trả lờiXóacác cuộc biểu tình do số chống đối hay số mang danh ‘xã hội dân sự’ khởi xướng đã cho thấy rõ ý đồ lợi dụng tinh thần dân tộc, lợi dụng sự kiện giàn khoan HD981 để khuếch trương lực lượng, cổ súy bạo loạn, giương khẩu hiệu và viết bài với mục tiêu đòi thay đổi chế độ mới “bảo vệ chủ quyền”
Trả lờiXóa