Loa Phường
Ngày 29 tháng 4
năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa
Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước
(30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý
nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài
xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước
Việt Nam. Vậy mà ông Hiên đã dùng khẩu hiệu “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để
che đi mục đích xấu xa đó.
Trong loạt bài
này, chúng tôi sẽ phân tích thủ đoạn của linh mục Trịnh Ngọc Hiên và Dòng Chúa
Cứu Thế (DCCT) Việt Nam, để làm rõ mục đích xấu của họ.
Bài 1: Khi dòng tu cờ vàng giả vờ “hòa giải
dân tộc”
Nếu nhìn toàn bộ dòng thời gian, ta sẽ thấy từ thập niên 1950 đến nay,
DCCT Việt Nam luôn có thù với phe Cộng sản, và luôn ủng hộ phe Việt Nam Cộng
hòa. Một lực lượng như thế rõ ràng không có tư cách nói về “hòa giải dân
tộc”. Họ chỉ lợi dụng khẩu hiệu “hòa giải dân tộc” để che giấu mục đích chính
trị ích kỷ của họ mà thôi.
1. Hận thù với phe
Cộng sản
Vào cuối thập niên 1950, trước khi đất nước bị chia cắt, DCCT đang là
một dòng tu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam. Linh hồn của dòng tu này là bộ phận
truyền thông, thực hiện tờ báo “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”. Từ năm 1949 đến năm
1954, khi tỉ lệ người Việt Nam biết chữ còn rất thấp, lượng in của mỗi số báo
“Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” tăng từ 1000 lên 50.000. Trong giai đoạn này, chủ bút của
báo là linh mục Vũ Ngọc Bích.
Năm 1954, khi Việt Nam bị chia đôi do hiệp định
Geneva, có khoảng 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có 800.000 người
Công giáo. Mọi dòng tu ở miền Bắc đều di tản, chỉ trừ một số đại diện của DCCT ở
Thái Hà (Hà Nội). Số ở lại bao gồm hai linh mục người Canada, linh mục Vũ Ngọc Bích, và hai tu sĩ
người Việt. Trong số này, hai linh mục người Canada lần lượt bị trục xuất vào
các năm 1958 và 1959, cùng những linh mục ngoại quốc cuối cùng ở miền Bắc. Hai
tu sĩ người Việt đều bị bắt đi tù vào đầu thập niên 1960, trong đó có một người
chết trong tù. Kết quả là sang thập niên 1960, chỉ còn
linh mục Vũ Ngọc Bích ở lại tu viện của DCCT ở Thái Hà, Hà Nội [3].
Vào thời điểm đó, tu viện Thái Hà có một khu đất
rộng 61.455 m2, gồm nhà thờ, nhà dòng, nhà sinh hoạt chủng
sinh cao 3 tầng, và một tòa nhà khác. Theo lời kể của linh mục Vũ Ngọc Bích vào
năm 2002, thì chính quyền miền Bắc đã nhiều lần "ép" ông Bích phải ký
giấy nhường đất nhà thờ để xây bệnh viện, nhà xưởng. Kết quả là từ năm 1996,
khu đất của DCCT Thái Hà chỉ còn 2700 m2.
Cũng từ năm 1954, nhà nước ở miền Bắc không cho phép DCCT Thái Hà tiếp
tục đào tạo tu sĩ, linh mục. Phải đến năm 1987, nhân sự của dòng mới phát triển
trở lại qua việc nhận một số tu sĩ vào tu “chui”. Đến năm 1993, nhờ hồng y Phạm
Đình Tụng can thiệp, tu sĩ Trịnh Ngọc Hiên mới từ miền Nam ra phục vụ Thái Hà,
và được phong linh mục sau đó một năm [4].
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Truyền thông Chúa Cứu thế bị buộc giải
thể, đến năm 1998 mới hoạt động chui trở lại, và năm 2005 mới được hoạt động
chính thức.
Truyền Thông Chúa Cứu thế trong giai đoạn này, và DCCT Việt Nam từ năm
2008 đến nay, có thể xem là sản phẩm của ông Vũ Khởi Phụng. Ông Phụng là chủ
bút báo “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” giai đoạn 1970 – 1975, và là người giữ chức Bề
trên tu viện Thái Hà từ năm 2008 đến khi ông mất. Và bản thân ông Phụng cũng là
người có thù với chính quyền miền Bắc Việt Nam. Bố ông là tù chính trị từ năm
1946 đến năm 1973, và sau năm 1975, em trai ông cũng bị đi tù cải tạo trước khi
di tản. Vì không được cấp phép ra ngoài Bắc, ông Phụng phải tiếp tục sống xa
gia đình cho đến năm 1990.
Từ năm 2008, khi ông Vũ Khởi Phụng nhậm chức Bề trên tu viện DCCT Thái
Hà, nhà thờ Thái Hà liên tục tổ chức những hoạt động đối đầu nhà nước. Ban đầu,
họ tổ chức nhiều cuộc biểu tình, có lúc bùng phát thành bạo lực, để đòi lại các
khu đất đã mất. Sau đó, họ bắt đầu đưa chính trị vào trong các bài giảng, mở
“Văn phòng Công lý & Hòa bình” để móc nối với những nhóm nông dân khiếu kiện
đòi đất, cho các hội đoàn chống Cộng mượn phòng ốc để tổ chức sự kiện, và cung
cấp cho họ các lớp huấn luyện về báo chí – truyền thông. Vào thời điểm hiện tại,
các báo điện tử của “Truyền thông Chúa Cứu thế” Việt Nam đều là báo chống Cộng.
Như vậy, trong suốt dòng lịch sử, DCCT Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ
thân thiện với nhà nước VNDCCH, sau là CHXHCNVN. Không những vậy, dòng này còn
là tổ chức Công giáo chịu nhiều thiệt hại nhất từ chiến tranh Việt Nam, và luôn
cho rằng nhà nước còn nợ họ, cả về danh dự, mạng người lẫn vật chất. Khi một
người vừa đòi nợ, vừa kêu gọi hòa giải, có thể họ chỉ dùng thông điệp hòa giải
để che giấu cuộc xiết nợ của mình.
Trong khi DCCT Việt Nam chịu nhiều thiệt hại vì chế độ miền Bắc, thì họ
lại gặp rất nhiều thuận lợi trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những thuận
lợi này đến từ một thực tế, rằng từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm – một người
Công giáo có anh trai giữ chức giám mục – chế độ VNCH đã luôn ưu tiên Công
giáo, và thường xuyên đàn áp Phật giáo.
Khi đất nước chia cắt vào năm 1954, tòa soạn của
tờ “Đức Mẹ hằng Cứu giúp” của DCCT được chuyển từ Thái Hà, Hà Nội vào Kỳ Đồng,
Sài Gòn. Ngoài các nhà văn Công giáo, ban biên tập mới của tờ báo cũng bao gồm
nhiều nhà văn của quân đội miền Nam. Trong thập niên 1960 và 1970, tủ sách Tuổi
Hoa và chương trình “Mỗi quân nhân, một Thánh kinh” là hai sản phẩm truyền thông của
DCCT Kỳ Đồng được đông đảo giới trẻ và quân nhân miền Nam Việt Nam biết đến
[3].
Năm 1963, linh mục Chân Tín, một người có quan điểm chính trị trung lập,
được bổ nhiệm làm giám đốc tờ “Đức Mẹ hằng cứu giúp”. Vì quan điểm trung lập của
ông Tín không được ưa thích bởi những người Công giáo ở miền Nam Việt Nam, nhất
là những người di cư từ miền Bắc vào, ông làm cả tờ báo bị độc giả phản đối. Vì vậy, ông phải bàn giao lại tờ báo cho một linh mục khác.
Qua hai chi tiết này, có thể thấy trong giai đoạn 1954 – 1975, DCCT Việt
Nam có nhân sự và lợi ích gắn chặt với chế độ VNCH. Sự gắn bó này lớn đến nỗi
cơ quan truyền thông của dòng đã không thể chấp nhận một giám đốc mang quan điểm
chính trị trung lập, không nghiêng hẳn về hướng chống Cộng.
Hiện nay, DCCT Thái Hà vẫn có nhiều hoạt động gắn với chế độ VNCH. Như
phần sau của loạt bài sẽ chỉ ra, dòng thường xuyên phối hợp với các quỹ thiện
nguyện của cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa và đài SBTN, một đài mang khuynh hướng
chống Cộng ở hải ngoại, để thực hiện các hoạt động nửa thiện nguyện, nửa chính
trị trong nước.
Vì DCCT Việt Nam đã và đang có lợi ích gắn chặt với một phe trong cuộc
chiến, và có thâm thù với phe còn lại, DCCT không phải là một bên độc lập về mặt
lợi ích, và thông điệp hòa giải mà dòng đưa ra sẽ không khách quan.
(còn tiếp)
Chú thích:
[1] “Thông báo: Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Thái Hà cuối
tháng 4.2018”
[2] “Thay đổi – đó là mệnh lệnh từ trái tim” – Bài giảng của linh mục
Trịnh Ngọc Hiên, chánh xứ Thái Hà
[3] Lịch sử Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam – Blog Lịch sử Xã hội Dân sự
[4] "Lược sử giáo xứ Thái
Hà" - Linh mục Nguyễn Văn Khải
quyền
Trả lờiXóaNgày 29 tháng 4 năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóaMột lũ khốn nạn! Chúng sống trong hòa bình, không phải chịu cảnh mất mát, thế mà chúng trả ơn cha anh đã hy sinh xương máu thế này đây. Đúnglà những kẻ khốn nạn đội lốt nhà tu!
30/4/1975 là một ngày trọng đại mang tính lịch sử của đất nước. Là ngày đất nước ta được thống nhất 2 miền, là ngày nhân dân ta được bắt đầu cuộc sống tự do, hạnh phúc trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhân dân ta sẽ quyết bảo vệ thành quả hào hùng ấy, và quyết không lùi bước trước bất cứ kẻ thù nào.
XóaVì DCCT Việt Nam đã và đang có lợi ích gắn chặt với một phe trong cuộc chiến, và có thâm thù với phe còn lại, DCCT không phải là một bên độc lập về mặt lợi ích, và thông điệp hòa giải mà dòng đưa ra sẽ không khách quan.
Trả lờiXóaHiện nay, trên Internet tồn tại nhiều nước Việt Nam khác nhau. Mỗi nước Việt Nam này có một lịch sử, văn hóa, luân lý, pháp luật, tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng biệt, cùng những huyền thoại riêng biệt. Mỗi nước thường dùng hệ chuẩn mực của mình để đánh giá, phán xét các nước còn lại, trong cuộc chiến tuyên truyền để giành dân. Trong bài giảng của mình, linh mục Trịnh Ngọc Hiên đã cố áp hệ chuẩn mực của Công giáo cho phần còn lại của dân tộc Việt Nam, và phủ nhận các huyền thoại kháng chiến mà nhà nước hiện nay đang dùng làm nền tảng. Vì vậy, đây là một bài giảng phi nghĩa, nếu xét theo hệ chuẩn mực của nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóaThông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT đưa ra không hề xuất phát từ những trăn trở trước hiện trạng của người Việt Nam, như trường hợp Hồng y Phạm Minh Mẫn. Thay vào đó, nó xuất phát từ những chỉ thị của Vatican, về việc thay đổi phương thức truyền đạo sao cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, như phần sau của bài sẽ chỉ ra, lời kêu gọi “hòa giải” của DCCT Việt Nam giống một khẩu hiệu tuyên truyền hơn là một tình cảm thành thật.
XóaCác hoạt động tưởng niệm và thiện nguyện của DCCT Việt Nam không những không thúc đẩy, mà còn ngăn cản tiến trình hòa giải dân tộc. Cũng cần lưu ý rằng trong suốt 6 năm thực hiện các hoạt động này, họ chỉ gắn chúng với thông điệp “tri ân” Tổng thống và thương phế binh VNCH, chứ chưa từng gắn chúng với thông điệp “hòa giải dân tộc”. “Hòa giải dân tộc” xem ra vẫn chỉ là lời nói suông, không gắn với hành động thiết thực của DCCT.
Trả lờiXóaTrong khi Đảng và Nhà nước đã rất nỗ lực cho việc hòa giải dân tộc thì các hoạt động chính trị được khoác cái vỏ bọc bên ngoài của DCCT VN đang thực hiện trong thời gian vừa qua đang cố tình phá vỡ nỗ lực này. Trong suốt 6 năm thực hiện các hoạt động này, họ chỉ gắn chúng với thông điệp “tri ân” Tổng thống và thương phế binh VNCH, chứ chưa từng gắn chúng với thông điệp “hòa giải dân tộc”. “Hòa giải dân tộc” xem ra vẫn chỉ là lời nói suông, không gắn với hành động thiết thực của DCCT.
XóaNhững hoạt động mà DCCT thực hiện để tưởng niệm hoặc hỗ trợ các nạn nhân của chiến tranh Việt Nam không hề giúp ích cho tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc. Chính trị và từ thiện là hai phạm trù khác nhau, họ không có quyền lẫn lộn giữa từ thiện và chính trị, mượn từ thiện để tuyên truyền chính trị, rồi lại tuyên truyền rằng chính quyền đàn áp hoạt động từ thiện vì lý do chính trị.
Trả lờiXóa