Loa Phường


Ngày 5 tháng 4 năm
2018, 6 thành viên của HAEDC ra tòa tại Hà Nội, với cáo buộc “hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân”. Trước đó ba ngày, hôm 2 tháng 4, 46 tổ chức và
123 cá nhân đã cùng ký tên vào một bản lên tiếng do Hội cựu tù nhân lương tâm
do Phạm Bá Hải cầm đầu và Khối 8406 do linh mục Phan Văn Lợi đang độc diễn khởi
xướng, trong đó họ đề nghị đình chỉ vụ án và trả tự do ngay tại phiên tòa cho 6
thành viên của HAEDC. Độc giả có thể đọc bản gốc trên Facebook của nhà chống
Cộng Vũ Quốc Ngữ, tại đây:
Xoay quanh bản lên
tiếng này, có một số tình tiết thú vị.
Kỳ 1. Người soạn thảo Tuyên bố không nắm vững kiến thức về
pháp luật
Nhiều chi tiết của bản
lên tiếng cho thấy người soạn thảo nó không nắm vững kiến thức về pháp
luật.

Chẳng hạn, trong 7 lý
do để đình chỉ vụ án, lý do số 1 được bản lên tiếng nêu như sau:
“Thứ
nhất, bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao là sự sao chép sơ sài và nghèo nàn bản Kết Luận Điều Tra số
22/ANĐT-P5 ngày 12/12/2017 của Cơ quan An ninh Điều tra,
Bộ Công an. Điều đó cho thấy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chẳng
những không thực hiện đầy đủ vai trò giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ
quan nhà nước, mà còn là một cánh tay nối dài thụ động và lười nhác của Cơ quan
An ninh Điều tra”.
Khôi
hài cho lập luận trong đoạn trích vừa dẫn. Ngoài chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp, thì Viện Kiểm sát còn thực hành quyền công tố trong các vụ án
hình sự. Khi thực hành quyền công tố, Viện Kiểm sát hoàn toàn có quyền sử dụng
kết luận điều tra của cơ quan điều tra, nếu họ đồng ý với kết luận này. Như
vậy, trong vụ án này, Viện Kiểm sát không hề làm sai quyền và nghĩa vụ của họ.
Vấn đề chỉ nằm ở chỗ người soạn bản lên tiếng kia không đồng ý với các kết luận
của Viện Kiểm sát.
Tiếp
đến, điểm số 2 trong bản lên tiếng có nội dung như sau:
“Thứ
hai, Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999, mà bản Cáo Trạng số
17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 viện dẫn để truy tố các bị cáo ra trước tòa, đã bị
thay thế bởi Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi, bổ
sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017). Điều 79 của Bộ luật
Hình sự 1999 do đó đã không còn tồn tại và đã bị thay thế bởi Điều 109 của Bộ
luật Hình sự 2015. Việc áp dụng hồi tố một điều luật cũ như vậy đã
vi phạm nghiêm trọng Nguyên tắc Bất Hồi Tố của pháp luật hình sự trên toàn thế
giới, bất kể Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 sai trái của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam về việc thi hành Bộ Luật Hình Sự 2015 cho phép”.
Bộ
Luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 (1). Như vậy, vào
thời điểm bản cáo trạng được bên công tố đưa ra, Bộ Luật Hình sự năm 1999 vẫn
còn hiệu lực.
Ngoài
ra, phần còn lại của bản lên tiếng cũng tuyên bố rằng 6 bị cáo không phạm tội
hình sự, mà chỉ thực hiện các quyền con người đã được công nhận bởi luật quốc
tế và Hiến pháp Việt Nam. Quan điểm này đã được bác bỏ bởi bốn bài phân tích
dưới đây:
Khi
46 tổ chức chống Cộng cùng ký vào một văn bản có trích dẫn pháp luật Việt Nam,
họ đã có một động thái tích cực và đáng khuyến khích. Bằng hành động đó, họ đã
gián tiếp thừa nhận rằng mọi cá nhân và tổ chức người Việt đều phải tuân thủ
pháp luật Việt Nam khi sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Giờ đây, họ không thể
tiếp tục bất chấp pháp luật nhân danh những giá trị tự do, dân chủ kiểu phương
Tây, mà họ định nghĩa lại một cách rất mơ hồ. Có thể thấy những tổ chức và cá
nhân này có ý thức hơn hẳn cựu phóng viên Phạm Đoan Trang, một gương mặt chống
Cộng đang công khai tuyên bố mình vi phạm pháp luật, và tỏ ra tự hào về việc
mình chạy trốn pháp luật, sống ngoài vòng pháp luật.
Tuy
nhiên, để có thể đóng góp một cách tích cực cho việc xây dựng nền pháp quyền,
và để không bị bẽ mặt trước dư luận, 46 tổ chức và 121 cá nhân trong danh sách
ký tên cần học luật một cách đàng hoàng hơn. Ngoài ra, họ cũng cần nghiêm túc
tuân thủ pháp luật Việt Nam trước khi phê bình người khác không làm đúng luật
chắc bản lên tiếng này là tác phẩm của một ông luật sư rân chủ nào đó đây mà, luật sư rân chủ ở cái xứ này thì cái gì cũng biết ngoại trừ luật vậy nên viết một "bản lên tiếng" nói chuyện luật nhưng lại phạm luật là điều hiển nhiên ấy mà.
Trả lờiXóa46 tổ chức xưng danh "xã hội dân sự" ký cái bản tuyên bố đòi thả tự do cho các thành viên của "Hội anh em dân chủ" vừa bị tuyên án có nghĩ đến việc sớm muộn gì cũng đến lượt mình ra trước vành móng ngựa mà chịu tội không nhỉ ?
Trả lờiXóaẢo tưởng sức mạnh, các người nghĩ các người là ai ? Tự nhận mình là "nhà đấu tranh dân chủ - nhân quyền" là có quyền ỉa lên pháp luật và xâm phạm quyền của người khác được à ? Cứ tuyên bố đi, để xem đám tội phạm đó có bớt được ngày tù nào không nhé.
Trả lờiXóa