Loa Phường
Để đánh giá đầy đủ về vị luật sư này cần tìm hiểu quan điểm, hoạt
động của ông ta trong lĩnh vực “đấu tranh dân chủ”:

VỀ QUYỀN LẬP HỘI VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN SỰ
Trong các bài viết và phát ngôn của Hà Huy Sơn, vấn đề quyền lập
hội và xây dựng xã hội dân sự có thể được xem là một trong những nhóm chủ đề nổi
bật. Ông thường đăng trên Facebook những đoạn quan điểm ngắn của mình về cách
thức xây dựng các phong trào và tổ chức “dân sự” ở Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng
có 03 bài viết và trả lời phỏng vấn trong chủ đề này:
- Bài “Hậu quả của việc không thừa nhận các hội đoàn, đảng
phái trong xã hội”, viết hồi tháng 10 năm 2013 (17)
- Bài “Cơ sở pháp lý nào cho việc lập hội ở Việt Nam”, viết hồi
tháng 1 năm 2014 (18)
- Bài “Một số ý kiến bàn về xây dựng tổ chức xã hội dân sự”, viết
hồi tháng 2 năm 2016 (19)
Trong bài cuối cùng vừa nêu, ông Sơn cho rằng để “chuyển hóa một
xã hội từ toàn trị sang dân chủ bằng biện pháp hòa bình”, trước tiên phải xây dựng
“các tổ chức xã hội dân sự”. Các tổ chức này không nên theo đuổi “những mục
tiêu chính trị to tát”, mà nên “bình thường hóa mục tiêu, đời sống hóa hoạt động,
dân sự hóa, hợp pháp hóa để phát triển”. Ông cho rằng các tổ chức này nên bắt đầu
bằng việc đòi hỏi nhà nước và mọi công dân “phải thực thi Hiến pháp và pháp luật
hiện hành”, trước khi đòi thay đổi Hiến pháp. Ngoài ra, ông cũng cho rằng các tổ
chức này nên tự chủ về mặt tài chính, phân tán về mặt quyền lực để nhiều thành
viên có thể trở thành người lãnh đạo thay thế khi cần, và nên hoạt động công
khai thay vì bí mật.
Nhóm “Dự án Vì Công lý” của Trần Vũ Hải, mà Hà Huy Sơn tham gia,
dường như cũng đang cố vận hành theo những đường lối mà ông Sơn mong muốn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các “tổ chức dân sự” mà ông Sơn hình
dung cũng chẳng khác gì các tổ chức chính trị đối lập. Chúng được thành lập
không phải để thực hiện một công tác dân sự nào đó – như cung cấp phúc lợi, giải
trí, trao đổi kinh nghiệm hay trao đổi học thuật… – nhằm khiến chính phủ không
cần nhúng tay vào lĩnh vực dân sự mà chúng đã lo. Thay vào đó, chúng được thành
lập để tác động đến các quyết định chính trị của chính quyền và của mọi người.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng Hà Huy Sơn không muốn phát triển các “tổ chức
dân sự”, ông chỉ muốn thành lập các tổ chức chính trị đội lốt “tổ chức dân sự”,
rồi dùng các tổ chức này để thay đổi thể chế. Từ đó có thể thấy được tham vọng
và ảo vọng của ông Sơn trên con đường dấn thân “đấu tranh dân chủ”
VỀ NHÂN QUYỀN VÀ DÂN CHỦ
Trong bài “Hãy tuân theo quy luật để tồn tại và phát triển”
(20), viết hồi tháng 8 năm 2013, luật sư Hà Huy Sơn tuyên bố như sau:
"Lịch sử đấu tranh của nhân loại không
ngoài mục đích vì quyền con người, quyền ấy phải ngày càng được đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn ở mức cao hơn".
"Lịch
sử phát triển của nhân loại là quá trình phát triển
của đa nguyên, của tự do, đa dạng hệ ý thức, đa dạng tư tưởng".
Như vậy, Hà Huy Sơn là người theo thuyết sử luận, khá giống các
nhà tư tưởng theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Trong khi chủ nghĩa Marx – Lenin cho
rằng “toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp”, ông Sơn cho rằng toàn bộ
lịch sử là lịch sử của nhân quyền, và nhân quyền sẽ ngày càng được đáp ứng ở mức
cao hơn theo quy luật tất yếu của lịch sử. Theo ý kiến riêng của chúng tôi,
quan điểm của ông Sơn tự nó thiếu tính đa nguyên. Mặt khác, quan điểm này cũng
cho thấy ông có hiểu biết hạn chế về lịch sử, vì khái niệm “nhân quyền” chưa xuất
hiện trước thế kỷ 16, và chưa có định nghĩa chung trên phạm vi thế giới trước
thế kỷ 20.
Đến tháng 5 năm 2014, Hà Huy Sơn viết một bài mang tên “Hãy sống
và chết vì một khế ước xã hội tiến bộ thay vì bất kỳ một điều gì khác”. Nội
dung bài viết tương ứng với nhan đề của bài, và nói lên cách ông Sơn định nghĩa
nền dân chủ. Tuy nhiên, ông Sơn không cho biết nếu tất cả mọi người đều “sống
và chết vì một khế ước xã hội tiến bộ”, thì khế ước này có phục vụ cái gì ngoài
chính nó hay không, và khi “khế ước tiến bộ” đã hình thành rồi, thì mọi người
còn lý do nào khác để sống và chết. Có vẻ như ông cố giương gân giương cốt để
thể hiện vị thế “đầu tàu” bằng dẫn/đẩy đoàn tàu lao theo ông tới cái đích mà
chính bản thân ông còn mông lung về nó.
Trong các bài viết về mô hình thể chế, khi cần đưa ra định nghĩa
cho các khái niệm, ông Sơn đều trích dẫn Wikipedia tiếng Việt, dù đây được xem
là một nguồn không đáng tin cậy và không có giá trị học thuật. Qua chi tiết
này, có thể thấy ông có vốn hiểu biết khá hạn chế về lý thuyết chính trị, và
không quen đọc, viết các bài nghiên cứu.
Có lẽ vì lý do này, hoặc những lý do thực tiễn khác, mà các phát
ngôn chính trị của ông Sơn thường không nhất quán với nhau, thậm chí chéo ngoe.
Chẳng hạn, sau vụ ca sĩ Mai Khôi chăng biểu ngữ “Piss on you Trump” hồi tháng
11 năm 2017, ông Sơn bình luận rằng “Lợi ích của dân tộc cao hơn mọi quyền biểu đạt cá nhân. Quan trọng
hơn là nội dung biểu đạt lại đi ngược với lợi ích đất nước”, chắc chắn sẽ khiến không ít đồng bọn của ông đang tưởng ông
đang phát ngôn như Ban Tuyên giáo TƯ chứ không phải là một “nhà đấu tranh dân
chủ” chạy theo giá trị Tây phương!?!
VỀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO ZÂN CHỦ VIỆT NAM
Trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Sơn thường phê bình
cách hoạt động của các nhân vật trong phong trào chính trị đối lập, trong đó có
các thân chủ của ông. Chẳng hạn, trong một bài post (21), ông đưa ra năm lý do
khiến họ thất bại, bao gồm:
- "Các bạn dựng lên tổ chức, đặt ra
tôn chỉ quá hoành tráng nhưng thực tế chỉ là hình thức. Khi bị bắt các bạn phải
chịu trách nhiệm chung. Những tôn chỉ đó thành “gậy ông đập lưng ông”.
- Một số coi
Internet và máy tính như trợ
lý của mình nhưng khi bị bắt chính người trợ lý này thành kẻ
phản bội lại bạn.
- Một số khác
dựa vào Internet để hoạt động bí mật nên chủ quan. Nhưng khi bị phát hiện thì không thể đỡ được.
- Không tìm hiểu
pháp luật hiện hành ở mức cần thiết.
- Thực hiện minh bạch ở môi trường ko minh bạch. Tự rắc lông ngỗng".
Năm dòng trên cho thấy lối suy nghĩ và cách hoạt động của Hà Huy
Sơn. Ông Sơn không dám làm bất cứ điều gì nằm ngoài sự cho phép của chính quyền,
và sẵn sàng cắt gọt mọi thứ của bản thân, kể cả tôn chỉ của tổ chức và sự minh
bạch, sao cho ông chui vừa khoảng cho phép đó.
Tác phong chính trị vừa nêu của ông Sơn đã bộc lộ trong đợt bầu
cử Quốc hội đầu năm 2016. Khi nhiều gương mặt của phong trào đối lập Việt Nam đồng
loạt tự ứng cử làm Đại biểu Quốc hội theo lời kêu gọi của ông Nguyễn Quang A,
luật sư Hà Huy Sơn không tham gia cùng họ, dù đã được ông Mai Xuân Dũng tế nhị
viết bài nhắc nhở. Quyết định của ông Sơn được các blog ủng hộ chính quyền giải
thích như sau:
"Luật sư Sơn
có thể là một người biết sử dụng danh xưng “luật
sư nhân quyền” của
mình để kiếm tiền, song nhãn quan nghề nghiệp, cùng việc nhận thức
rõ chức trách, nhiệm vụ của một đại biểu Quốc hội, đã chỉ cho ông biết điểm dừng,
biết đâu là giới hạn nên tới và đâu là nơi không nên nhúng tay vào! Cho nên, thật dễ hiểu tại sao
cũng là luật sư, song luật sư Sơn đầy cơ hội, ranh mãnh, chưa bao giờ dính vào các vụ án liên
quanđến bản thân, trong khi đó những cái tên như Trần Vũ Hải, Trần Thu Nam và Lê
Văn Luân thì hoàn toàn khác".
Chú thích:
(20) https://www.danluan.org/tin- tuc/20130829/ha-huy-son-hay- tuan-theo-quy-luat-de-ton-tai- va-phat-trien
"Luật sư Sơn có thể là một người biết sử dụng danh xưng “luật sư nhân quyền” của mình để kiếm tiền, song nhãn quan nghề nghiệp, cùng việc nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ của một đại biểu Quốc hội, đã chỉ cho ông biết điểm dừng, biết đâu là giới hạn nên tới và đâu là nơi không nên nhúng tay vào.
Trả lờiXóaLuật sư gì tên này, toàn mượn mác đó để lừa bọn cùng hội cùng thuyền của hắn thôi.
Đôi khi tôi tự hỏi mấy thằng cha luật sư dâm chủ này ngu thật hay giả ngu nữa. Là những người đã từng học luật, hiểu luật và nắm luật nhưng lại cố tình phạm luật hoặc đưa ra những ý kiến mà biết thừa là không phù hợp. Hay mấy ông cố tình nói vậy, kiểu phát biểu theo đơn đặt hàng củ "ai đó"
Trả lờiXóaHà Huy Sơn chuyên cãi cho những kẻ vướng vòng lao lý của làng dân chủ, nhưng giờ sau nhiều lần tham dự các phiên tòa với tư cách luật sư bào chữa và không để lại kết quả gì cùng với đó là những quan điểm có phần làm nhụt ý chí của làng dân chủ, Sơn đã bị nhiều anh em dân chủ chửi te tua, đúng là đời không biết đằng nào mà lần.
Trả lờiXóaNói chung là lão này già rồi mà còn dại, lấy cái mác luật sư để đu bám theo bọn chống cộng kiếm tiền. Lão thừa biết những gì mình nói, những lá đơn mình làm sẽ không được tòa án chấp thuận nhưng vẫn làm để lấy tiếng là chính. Mà nhiều lúc phát biểu câu trước đá câu sau, như ngớ ngẩn.
Trả lờiXóa