Loa Phường
Sau khi tham
gia bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ, Hà Huy Sơn bắt đầu hiện diện trong “thế giới mạng
lề trái”, được giới zân chủ ca tụng, tìm đến như một người tư vấn luật, bảo trợ
luật pháp cho họ.

Hà Huy Sơn
nhanh chóng trở thành một luật sư quen thuộc trong phong trào zân chủ Việt Nam.
Ông đã liên tục tham gia bào chữa cho khá nhiều “tù nhân lương tâm”, bao gồm Cù
Huy Hà Vũ, nhạc sĩ Việt Khang, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, 14 thanh niên Công
giáo và Tin lành bị xét xử hồi đầu năm 2013, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương
Uyên, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị
Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Phan Kim Khánh...
Ông Sơn cũng giúp linh mục Đặng Hữu Nam của giáo phận Vinh soạn đơn kiện tập
đoàn Formosa, không lâu sau vụ xả thải gây ô nhiễm của tập đoàn này hồi năm
2016. Ngoài ra, hồi tháng 9 năm 2015, ông cũng bào chữa cho ông Hà Huy Hoàng, một
cựu phóng viên báo Thế giới & Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao, khi ông Hoàng bị
xử vì tội làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc (3) – Một vụ việc mà đồng bọn đặt
nghi vấn ông làm vì tiền chứ không phải vì “yêu nước, chống Tàu” như hô khẩu hiệu
với đồng bọn.
Trong các vụ
kiện tụng, bào chữa và trước dư luận, luật sư Hà Huy Sơn thường hiện diện như một
cộng sự thân tín của luật sư Trần Vũ Hải. Qua những thông tin đã thu thập được,
hiện chúng tôi chưa thể kết luận ông Sơn và ông Hải đã quen và cộng tác với
nhau từ thời điểm nào. Tuy nhiên, sự cộng tác giữa hai ông đã bắt đầu được
chính thức hóa vào ngày 24 tháng 12 năm 2015, khi Trần Vũ Hải dẫn đầu 26 luật
sư, bao gồm Hà Huy Sơn, để cùng thành lập một nhóm luật sư mang tên “Dự án Vì
Công lý” (4).
Tất cả các bài
viết của Hà Huy Sơn đều được gửi cho trang Bauxite Việt Nam. Đây là trang web của
nhóm trí thức từng giữ vai trò quan trọng trong các chiến dịch truyền thông để
xây dựng hình tượng Cù Huy Hà Vũ trước và sau khi ông Vũ bị bắt. Vì vậy, có thể
ông Sơn đã có quan hệ thân thiết với nhóm trí thức này từ thời điểm đó, hoặc
trước đó, cho đến ngày nay.
Về thái độ và
mối quan hệ với các lực lượng nước ngoài, đầu tháng 2 năm 2014, Hà Huy Sơn đã đến
Geneve để tham dự phiên kiểm điểm UPR của Việt Nam theo lời mời của Đại học
Oslo và Đoàn Luật sư Na Uy (5). Theo một bài tường thuật của trang BBC tiếng Việt
(6), thì trừ các đại diện của chính quyền Việt Nam, có ba nhóm người Việt đến dự
sự kiện đó. Nhóm đầu tiên là các đại diện của đảng Việt Tân và “Ủy ban Vận động
Nhân quyền cho Việt Nam”, đến từ Mỹ. Trong đó, “Ủy ban Vận động Nhân quyền cho
Việt Nam” bao gồm các thành viên của VOICE và ông Nguyễn Quang A. Nhóm thứ hai
là ông Trần Quang Thành, đến từ Slovakia. Nhóm thứ ba là các khách mời trực tiếp
xuất phát từ trong nước, trong đó chỉ có ông Hà Huy Sơn là không bị giữ lại và
cấm xuất cảnh. Ông Sơn đã tham dự sự kiện dưới tư cách một thành viên của đoàn
Na Uy, thay vì của hai đoàn Việt Nam nói trên, hoặc như một nhân vật độc lập.
Khi trả lời phỏng
vấn đài RFA sau sự kiện, Hà Huy Sơn cho biết trong những người Việt Nam mà ông
gặp trong kỳ UPR, ông chỉ nhớ mặt Trần Quang Thành. Những người còn lại ông mới
gặp “lần đầu” nên “không nhớ được hết tên” (5).
Ngoài ra, ông
Hà Huy Sơn cũng nằm trong số những “đại diện của xã hội dân sự Việt Nam” được mời
gặp Tổng thống Mỹ Barrack Obama trong chuyến thăm Việt Nam của ông này hồi cuối
tháng 5 năm 2016. Ông Sơn và một số “đại diện” khác, bao gồm Nguyễn Quang A, Phạm
Đoan Trang, Hoàng Huy Vũ, Teresa Thảo, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Bá Vinh,
đã bị cơ quan công an ngăn không cho đến gặp Tổng thống Mỹ. Những người bị chặn
đều là các gương mặt trong phong trào zân chủ ở Việt Nam. Trong khi đó, một số
“đại diện của xã hội dân sự” khác, vốn là thành viên của các NGO hoặc tổ chức
tôn giáo hợp pháp, thì lại không bị chặn. Nhóm này “gồm có ca sĩ Mai Khôi, bà Nguyễn Hồng Anh -
đại diện của tổ chức bảo vệ quyền của người khuyết tật; Lê Quang Bình - đại diện
của tổ chức ISEE chuyên về quyền LGBT; nhà báo Mai Phan Lợi - Chủ tịch Hội đồng
khoa học MEC, Mục sư Nam Quốc Trung, Lê Quốc Huy” (7).
Trong khi phát
ngôn viên của Nhà trắng tuyên bố họ “không tiết lộ tên của bất kỳ nhà hoạt động
nào không thể đến dự” (8), các nhà hoạt động này đều dùng blog và trang
Facebook cá nhân để thông báo việc họ được mời đến gặp Tổng thống Mỹ. Trong đó,
ông Hà Huy Sơn còn viết trên Facebook một “lời nhắn khẩn” gửi Tổng thống Obama
và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, để than phiền về việc ông bị ngăn không cho đến
gặp ông Obama (9).
Có thể nói,
khác với giới zân chủ, Hà Huy Sơn chỉ gắn bó với giới luật sư nhân quyền do Trần
Vũ Hải khởi xướng, tự tạo cho mình chỗ đứng và vị thế luật sư với giới zân chủ,
không đứng cùng hàng cùng lối, gần như cho mình ở vị thế bề trên, bảo trợ cho đồng
bọn của mình.
(Còn nữa)
Chú thích
Sau vụ Cù Huy Hà Vũ, Hà Huy Sơn được biết đến là một địa chỉ tin tưởng để nhiều nhà dân chủ phó thác số phận của mình cho khi họ gặp phải vòng lao lý. Tuy vậy, Sơn cũng luôn bị đẩy vào thế khó bởi tội trạng của những kẻ tham gia phong trào dân chủ đã quá rõ ràng.
Trả lờiXóaHà Huy Sơn luôn cho mình một vị thế bề trên trong làng dân chủ, bởi công việc của hắn là bào chữa cho những kẻ làm dân chủ gặp vòng lao lý. Bởi sự so sánh vị thế đó mà rất nhiều anh em dân chủ coi rằng Sơn kệnh và muốn ném đá Sơn.
Trả lờiXóaTất cả các bài viết của Hà Huy Sơn đều được gửi cho trang Bauxite Việt Nam. Đây là trang web của nhóm trí thức từng giữ vai trò quan trọng trong các chiến dịch truyền thông để xây dựng hình tượng Cù Huy Hà Vũ trước và sau khi ông Vũ bị bắt. Vì vậy, có thể ông Sơn đã có quan hệ thân thiết với nhóm trí thức này từ thời điểm đó, hoặc trước đó, cho đến ngày nay. Mà nói tóm lại là Hà Huy Sơn đã và đang theo dấu đấu tranh cho phong trào dân chủ, nhân quyền.
Trả lờiXóaHà Huy Sơn nằm trong số những “đại diện của xã hội dân sự Việt Nam” được mời gặp Tổng thống Mỹ Barrack Obama trong chuyến thăm Việt Nam của ông này hồi cuối tháng 5 năm 2016. Ông Sơn và một số “đại diện” khác, bao gồm Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang, Hoàng Huy Vũ, Teresa Thảo, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Bá Vinh, đã bị cơ quan công an ngăn không cho đến gặp Tổng thống Mỹ. Những người bị chặn đều là các gương mặt trong phong trào zân chủ ở Việt Nam.
Trả lờiXóaTrong khi ông Sơn và một nhóm khác bị chặn gặp Obama thì một số “đại diện của xã hội dân sự” khác, vốn là thành viên của các NGO hoặc tổ chức tôn giáo hợp pháp, thì lại không bị chặn. Nhóm này “gồm có ca sĩ Mai Khôi, bà Nguyễn Hồng Anh - đại diện của tổ chức bảo vệ quyền của người khuyết tật; Lê Quang Bình - đại diện của tổ chức ISEE chuyên về quyền LGBT; nhà báo Mai Phan Lợi - Chủ tịch Hội đồng khoa học MEC, Mục sư Nam Quốc Trung, Lê Quốc Huy”
Trả lờiXóa