Loa Phường
Truyền
thông chống Cộng thường gọi những người biểu tình, khiếu kiện tập thể để đòi
thêm tiền đền bù khi bị thu hồi đất là “dân oan”. Phe chống Cộng cũng tuyên
truyền rằng “dân oan Việt Nam bị chính quyền đàn áp một cách dã man khi đòi
những quyền lợi chính đáng của họ”. Các nhà chống Cộng còn tin rằng nếu Việt
Nam thừa nhận quyền tư hữu đất như các nước tư bản, thì vấn đề “dân oan” sẽ
được giải quyết một cách triệt để, và công lý sẽ được thực thi.
Tiếc
thay, họ đang sa vào ảo tưởng.
Tôi
không có đủ hiểu biết để khẳng định rằng đa số “dân oan” Việt Nam có hay không
bị oan sai, và đâu là giải pháp cho những vấn đề của họ. Tuy nhiên, tôi có thể
khẳng định rằng quyền tư hữu đất không phải là giải pháp thiết thực cho vấn đề
“dân oan”, và “dân oan” Việt Nam không bị “đàn áp dã man” như “dân oan” tại
nhiều nước tư bản.
Các
số liệu thống kê đã khẳng định điều đó. Hồi tháng 10 năm 2017, tờ The Guardian
nhận định rằng năm 2017 là “năm đẫm máu nhất đối với các nhà bảo vệ đất đai”
(1). Chỉ trong 9 tháng đầu năm đó, thế giới đã có 153 nhà hoạt động và nông dân
bị tử hình, khi họ cố bảo vệ một phần đất nào đó khỏi bị khai thác bởi các
chính phủ hoặc các tập đoàn. Ba nước có nhiều nhà hoạt động đất đai bị tử hình
nhất là Philippines, Brazil và Colombia. Trong đó, từ tháng 7 năm 2016 đến hết
tháng 7 năm 2017, Phlippines có 68 nhà hoạt động bị tử hình. Con số này đồng
nghĩa với việc Philippines có 5 nhà hoạt động bị xử tử mỗi tháng, tức hơn 1 nhà
hoạt động bị xử tử mỗi tuần. Cả Philippines, Brazil lẫn Colombia đều thừa nhận
quyền tư hữu đất. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập,
còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Mỹ. Trong khi đó, Việt
Nam không có “dân oan” và nhà hoạt động đất đai nào bị xử tử trong năm 2017, dù
không công nhận quyền tư hữu đất, chưa thử dùng thể chế tam quyền phân lập, và
đối xử với Mỹ như mọi quốc gia khác trong một chính sách ngoại giao đa phương.
Như vậy, có vẻ cả quyền tư hữu đất, thể chế tam quyền phân lập lẫn việc liên
minh với Hoa Kỳ đều không phải là “giải pháp triệt để” cho vấn đề “dân oan” ở
Việt Nam. Khi phe chống Cộng hứa hẹn rằng tương lai đa đảng, tư hữu sẽ sướng
như thiên đường, họ đang sa vào duy ý chí, và đang cho “dân oan” ăn bánh vẽ.
Riêng
với trường hợp Philippines, ta vẫn phải bàn thêm nhiều chuyện khác. Nước này
không chỉ là địa ngục của “dân oan”, mà còn là địa ngục của nông dân và người
nghèo nói chung. Qua biểu đồ này của World Bank, có thể thấy Philippines có tốc
độ giảm nghèo thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam,
và đang có tỉ lệ người nghèo cao hơn Việt Nam:
Đây
là kết quả của tình trạng bất bình đẳng ở Philippines, trong đó tăng trưởng
kinh tế chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Chẳng hạn, thủ đô Manila chiếm
đến 60% GDP cả nước, trong khi nhiều vùng nông thông không được hưởng những
dịch vụ công tối thiểu. Ngoài ra, do quyền tư hữu đất có từ thời thuộc địa,
nhiều gia tộc nắm quyền lực chính trị ở Philippines đang sở hữu một lượng lớn
đất đai (3).
Cần
lưu ý rằng tổ chức VOICE, một vòi bạch tuộc của đảng chống Cộng Việt Tân, đang
đặt trụ sở chính ở Philippines. Philippines cũng là nơi VOICE tổ chức khóa huấn
luyện hằng năm cho các “nhà hoạt động” chống Cộng. Nhưng khi Philippines còn có
nhiều “dân oan” và nhiều bất công hơn Việt Nam, như những dữ kiện vừa kể, thì
các nhà hoạt động Việt Nam có thể học được gì từ nước này? Phải chăng là sự bế
tắc và hận thù – hai thứ còn sót lại lúc này trong đảng Việt Tân và phe chống
Cộng?
Chú
thích:
Truyền thông chống Cộng thường gọi những người biểu tình, khiếu kiện tập thể để đòi thêm tiền đền bù khi bị thu hồi đất là “dân oan”. Phe chống Cộng cũng tuyên truyền rằng “dân oan Việt Nam bị chính quyền đàn áp một cách dã man khi đòi những quyền lợi chính đáng của họ”. Các nhà chống Cộng còn tin rằng nếu Việt Nam thừa nhận quyền tư hữu đất như các nước tư bản, thì vấn đề “dân oan” sẽ được giải quyết một cách triệt để, và công lý sẽ được thực thi. Tiếc thay, họ đang sa vào ảo tưởng.
Trả lờiXóaTôi không có đủ hiểu biết để khẳng định rằng đa số “dân oan” Việt Nam có hay không bị oan sai, và đâu là giải pháp cho những vấn đề của họ. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định rằng quyền tư hữu đất không phải là giải pháp thiết thực cho vấn đề “dân oan”, và “dân oan” Việt Nam không bị “đàn áp dã man” như “dân oan” tại nhiều nước tư bản.Ba nước có nhiều nhà hoạt động đất đai bị tử hình nhất là Philippines, Brazil và Colombia. Trong đó, Brazil và Colombia theo thể chế tam quyền phân lập, còn Philippines và Colombia là đồng minh chiến lược của Mỹ
Trả lờiXóaVOICE, một vòi bạch tuộc của đảng chống Cộng Việt Tân, đang đặt trụ sở chính ở Philippines. Philippines cũng là nơi VOICE tổ chức khóa huấn luyện hằng năm cho các “nhà hoạt động” chống Cộng. Nhưng khi Philippines còn có nhiều “dân oan” và nhiều bất công hơn Việt Nam, như những dữ kiện vừa kể, thì các nhà hoạt động Việt Nam có thể học được gì từ nước này? Phải chăng là sự bế tắc và hận thù – hai thứ còn sót lại lúc này trong đảng Việt Tân và phe chống Cộng?
Trả lờiXóatôi không nghĩ tư hữu hóa đất đai là ý hay, tôi cũng không đồng ý nếu đất đai bị tư hữu hóa. Để tư liệu sản xuất chủ yếu vào tay tư bản là Đảng Cộng sản đã không giữ được bản chất của mình và sẽ bị xóa sổ, bất công sẽ tăng lên
Trả lờiXóa