Loa Phường (tiếp theo kỳ
3)
Ngày 6 tháng 1 năm 1967, Giáo hoàng Paul VI thành lập một cơ quan
mang tên “Ủy ban Giáo hoàng về Công lý & Hòa bình”. Quyết định này nhằm đáp
lại đề xuất của Công đồng Vatican II về việc thành lập một tổ chức của Giáo hội
để “thúc đẩy sự phát triển ở những vùng nghèo khổ và gia tăng công lý trong bối
cảnh quốc tế”. Hoạt động của ủy ban này xoay quanh ba mảng lớn, là công lý, hòa
bình và nhân quyền.
Như đã đề cập trong mục trên, vào tháng 6 năm 2009, sau khi họp
tại tu viện Kỳ Đồng, Công hội DCCT Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ủy ban
Công lý & Hòa bình của DCCT Việt Nam. Ban Truyền thông của DCCT Việt Nam
cũng được thành lập theo quyết định đó.
Một năm sau, vào tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giám mục Việt Nam
tuyên bố thành lập Ủy ban Công lý & Hòa bình Việt Nam. Theo lời tự giới
thiệu của ủy ban này, thì nó “có mối tương quan mật thiết” với Ủy ban Giáo
hoàng về Công lý & Hòa bình về mặt mô hình và đường hướng (8). Tuy nhiên, lời giới
thiệu trên cũng nhấn mạnh rằng hai tổ chức này “độc lập với nhau và không lệ
thuộc vào nhau”.
Theo lời linh mục Nguyễn Văn Khải của DCCT, thì linh mục Vũ Khởi
Phụng chính là một trong nhứng người đầu tiên “sớm gửi thư kiến nghị Hội đồng
Giám mục Việt Nam” mạnh dạn thành lập Ủy ban Công lý & Hòa bình” (1). Qua
việc ủy ban của DCCT Việt Nam ra đời trước 1 năm so với ủy ban của Hội đồng
Giám mục Việt Nam, có thể thấy lời ông Khải có cơ sở.
Ngày 15 tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý & Hòa bình của Hội
đồng Giám mục Việt Nam ra một văn bản mang tên “Nhận định một số tình hình tại
Việt Nam hiện nay”. Sau khi đưa ra các nhận xét bất lợi cho chính quyền, văn
bản này đưa ra một số “đề xuất không có cơ cở”, như "sửa đổi luật đất đai, thay đổi lề lối
làm việc và lối áp đặt độc đoán của chính quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân năng động, trọng dụng nhân tài, cho các tôn giáo
được có tính cách pháp nhân và được tham gia vào các lãnh vực giáo dục và y
tế".
Năm ngày sau, ngày 20 tháng 5, ông Vũ Khởi Phụng tung ra một bài
bình luận về sự kiện, do chính ông chấp bút (9). Phần đầu bài có những đoạn
mang đậm tính bè phái và tính công kích, như sau:
"Từ dăm năm nay, trong nước cũng như
ngoài nước, có những dư
luận tiêu cực, đôi khi được bày tỏ một cách rất nặng lời, về Giáo Hội Việt Nam.
Khá nhiều người cho rằng Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt là hàng giáo phẩm, chỉ
lo lễ bái và xây cất, mà dần dần trở nên xa lạ và vô cảm với những nhân tố đang
đục khoét, đang lũng đoạn tinh thần và tâm linh của xã hội Việt Nam. Chúng ta không câm nhưng cam tâm làm giáo hội thầm lặng. Có người
dùng đến từ “chó câm”, nghe rất xấc xược, nếu chúng ta không kịp nhớ lại rằng
đó là một điển Thánh Kinh (Is 56, 10), mới đây còn được Ðức
Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dùng lại.
Dư luận như thế,
nếu không đúng, thì cũng rất tai hại cho thanh danh và
mức độ khả tín của Giáo Hội, còn nếu đúng thì lại càng tai hại bội phần, bởi nó
tố cáo một tình trạng muối đã lạt, đèn đã tàn".
Sau đó, bằng một thái độ đắc thắng có phần trịch thượng, ông Phụng
khéo léo tuyên bố rằng nhờ bản nhận định này, phe chủ chiến của ông đã giành
được chính danh trong nội bộ Công giáo Việt Nam. Vũ Khởi Phụng kêu gọi dân Công
giáo thực hiện các đề xuất trong bản nhận định bằng một số biện pháp mà Ủy ban
Công lý & Hòa bình của Hội đồng Giám mục không hề đưa ra. Cụ thể, ông đề
nghị các hội đoàn Công giáo góp phần hình thành "xã hội dân sự" để
tạo ra thay đổi chính trị.
Chưa đầy một năm sau, ngày 24 tháng 3 năm 2013, tu viện Kỳ Đồng
của DCCT TP.HCM khai trương Văn phòng Công lý & Hòa Bình. Lễ khai trương do
linh mục Phạm Trung Thành chủ trì, và có hòa thượng Thích Không Tánh, người
tổng phụ trách các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất đến dự (10). Trong buổi lễ, linh mục Đinh Hữu Thoại không quên mượn sự ra
đời của Ủy ban Công lý & Hòa bình (thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) để làm
nền tảng chính đáng cho việc thành lập văn phòng mà ông phụ trách. Ông Thoại
rêu rao văn phòng này sẽ giúp đỡ “những người mất đất, oan sai” bằng cách hỗ
trợ truyền thông và tư vấn pháp luật cho họ.
Sau khi Văn phòng Công lý & Hòa bình của DCCT Kỳ Đồng ra đời,
các blog ủng hộ chính quyền thường mô tả DCCT Kỳ Đồng như một “trụ sở” chung
của cả các hội đoàn “chống Cộng” lẫn các nhóm tôn giáo có mâu thuẫn với chính
quyền khác như Giáo hội Phật giáo Thống nhất và Phật giáo Hòa hảo (11). Có lẽ
hiện tượng này xuất phát từ các hoạt động của Hội đồng Liên tôn, một hội đồng
hình thành từ sáng kiến của một tín đồ Hòa Hảo và được cả ông Đinh Hữu Thoại
lẫn ông Thích Không Tánh tham gia. Ông Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Hòa Hảo
thân Hội đồng Liên tôn, cũng là thiện nguyện viên của Văn phòng Công lý &
Hòa bình.
Khi trả lời phỏng vấn trang phản động “Dân Làm Báo” vào năm 2014,
ông Đinh Hữu Thoại xác nhận rằng ngoài việc “giúp đỡ dân oan”, Văn phòng Công
lý & Hòa bình cũng đang có những nỗ lực để “liên tôn”, nghĩa là liên kết
các tôn giáo (12). Tất nhiên, các nhóm tôn giáo liên kết với DCCT đều có mâu
thuẫn và hận thù với chế độ.
Cũng theo tố cáo của nhiều blogger thì DCCT Kỳ Đồng có cả một
“biệt khu” bất khả xâm phạm, trang bị đầy đủ công nghệ. Đây là nơi các nhân vật
đối lập tìm đến để trốn tránh chính quyền và cũng là nơi các hội nhóm phản động
tổ chức các buổi họp, hội thảo hay lễ kỷ niệm bất hợp pháp.
Ngày 28 tháng 4 năm 2014, Văn phòng Công lý & Hòa bình đã tổ
chức một sự kiện mang tên “Ngày tri ân thương phế binh VNCH” với nguồn kinh phí
chủ yếu được tài trở bởi các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài.
Qua từ “tri ân” trong cái tên, có thể thấy đây không đơn thuần là một hoạt động
từ thiện, mà là một tuyên ngôn chính trị. Bằng sự kiện này,
DCCT tuyên bố rằng họ ủng hộ phe Việt Nam Cộng hòa và coi đây là “phe chính
nghĩa” trong cuộc chiến trước năm 1975. Tương tự buổi tri ân này, các linh mục
DCCT cũng đã nhiều lần tổ chức lễ giỗ ông Ngô Đình Diệm, một tổng thống Việt
Nam Cộng hòa theo đạo Công giáo và có nhiều chính sách thiên vị dân Công giáo.
Có thể thấy rằng: Văn phòng Công lý & Hòa bình là một cơ quan
chuyện lợi dụng tôn giáo và từ thiện để làm chính trị. Dù được dán nhãn “vì
công lý và hòa bình”, thực ra nó vận hành bởi lòng hận thù của các nhóm tôn
giáo chống chính quyền, trong đó có nhóm linh mục “chủ chiến” trong DCCT Việt Nam
và của những người luyến tiếc chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ.
(còn tiếp)
Chú thích:
Một kẻ khoác áo Linh mục nhưng hễ thốt miệng ra toàn là những ngôn từ “thiếu văn hóa”, tục tĩu và mất dạy, Nguyễn Ngọc Nam Phong đã hiện nguyên hình là “con quỷ đội lốt linh mục” để hoạt động chống phá nhà nước ta. Mong rằng bà con giáo dân Thái Hà sớm nhận biết được bộ mặt thật của hắn.
Trả lờiXóa“Người công giáo tốt trước hết phải là người công dân tốt”, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong đến trách nhiệm của một công dân bình thường còn chưa làm được sao có thể là người truyền giảng giáo lý, dạy giáo dân những điều hay, lẽ phải để “sống tốt đời đẹp đạo”. Đã đến lúc cần xem lại tư cách của Linh mục này. “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” là những giáo lý rất nhân văn của đạo Công giáo. Vậy mà đáng buồn thay “cha” Nam Phong lại đi ngược lại những giáo lý tốt đẹp của Giáo hội. Hãy tỉnh ngộ đi “cha” ơi.
Trả lờiXóaNguyễn Ngọc Nam Phong là linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà, là kẻ được Chúa giao phó cho trọng trách truyền bá, rao giảng cho tín đồ những điều hay, lẽ phải, dạy cho những con chiên ngoan đạo biết hướng thiện, kính chúa yêu nước, thực hiện đúng những lời răn của Chúa “sống tốt đời đẹp đạo” nhưng Nguyễn Ngọc Nam Phong lại làm chứng dối, đi ngược lại những lời răn của chúa, lợi dụng, kích động giáo dân chống lại Đảng và Nhà nước gây chia rẻ đoàn kết lương giáo. Nguyễn Ngọc Nam Phong không xứng đáng là một cha đạo.
Trả lờiXóaDCCT Kỳ Đồng có cả một “biệt khu” bất khả xâm phạm, trang bị đầy đủ công nghệ. Đây là nơi các nhân vật đối lập tìm đến để trốn tránh chính quyền và cũng là nơi các hội nhóm phản động tổ chức các buổi họp, hội thảo hay lễ kỷ niệm bất hợp pháp.
Trả lờiXóa