Từ khi
thành lập cho đến nay, NXB Tri Thức và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh do Chu Hảo điều
hành đã không ngừng tuyên bố rằng mình mang sứ mệnh truyền bá tri thức. Để khẳng
định điều đó, người ta đưa từ “tri thức” vào tên nhà xuất bản, lấy “khai sáng”
làm tôn chỉ cho nhiều hoạt động, và gọi một nhóm mặt hàng của mình là “Tủ sách
Tinh hoa”. Bằng ngôn từ và thái độ đó,
Chu Hảo và những người ủng hộ ông này đã tự cho rằng mình thuộc thành phần
hiểu biết vượt trội, đang thực hiện sứ mệnh “khai hóa văn minh” cho dân. Tuy
nhiên, trong thời buổi thừa thãi thông tin này, người dân có cần họ “khai hóa”
hay không thì lại là chuyện khác.
Qua trường
hợp nhóm Tinh Thần Khai Minh, có thể thấy lâu nay, các hoạt động “khai hóa” của
ông Chu Hảo đã được thực hiện một cách
thiếu hiểu biết, cẩu thả, và vụ lợi chính trị. Nhóm Tinh Thần Khai Minh, những
người tự nhận là đi “khai sáng”, thực ra chỉ có một hiểu biết rất hạn chế về
triết học, chính trị, kinh tế, và thậm chí không hiểu biết đầy đủ về những kiến
thức mà mình đưa ra. Họ mạo nhận là nghiên cứu, trong khi thực ra không làm
nghiên cứu. Họ nhân danh khoa học, trong khi thực ra không dùng phương pháp
khoa học, mà chỉ để cảm tính dẫn đường. Họ tuyên bố sẽ “khai sáng” cho các
thính giả đến nghe, trong khi chính họ bị giam trong đáy giếng của vài cuốn
sách triết học đã lỗi thời trước cả chủ nghĩa Marx. Họ nói về dân chủ và tự do,
trong khi ngay từ đầu, để có được sự nâng đỡ, sân khấu và đám đông, chính họ chọn
làm quân cờ trong tay một thế lực chính trị. Một đoàn thể như nhóm Tinh Thần
Khai Minh không có tư cách nhân danh sứ mệnh “khai sáng” hay “truyền bá tri thức”.
Chu Hảo,
người lập ra rồi tận dụng nhóm Tinh thần Khai minh cũng vậy. Không khó để nhận
thấy khi chọn các đầu sách cho “Tủ sách Tinh hoa”, NXB Tri thức đã không hề thẩm
định một cách công bằng mọi luồng tư tưởng và tri thức trên thế giới. Thay vào
đó, họ đã lạm dụng từ “tinh hoa” để tuyên truyền chính trị. Trong tủ sách đó,
chỉ có ba đối tượng được đặc biệt đề cao và tôn làm chân lí: nhân quyền, dân chủ
đám đông (khác với dân chủ của Aristotle), và tư hữu. Về bản chất, kẻ dán nhãn
“tinh hoa” cho khẩu hiệu chính trị của mình, và gạt mọi sản phẩm tri thức khác
ra. Những kẻ như vậy biến mọi hoạt động học thuật thành hoạt động chính trị, và
biến sân chơi tri thức thành chính trường, nhất là khi nắm giữ vai trò thẩm định,
“phong thần” như Chu Hảo và NXB Tri thức. Sự lên ngôi của các “nhân sĩ” diễn
thuyết trong quán café nhiều hơn nghiên cứu chuyên môn, đi biểu tình nhiều hơn
viết bài báo khoa học, tranh nhau cái tiếng “yêu nước” nhiều hơn đẳng cấp học
thuật chính từ đây mà ra.
Tất nhiên,
khi phát cho những kẻ dưới quyền mình ngọn cờ “khai sáng” và “truyền bá tri thức”, Chu Hảo không chỉ hướng đến việc tạo ra và
thao túng lực lượng “nhân sĩ” làm chính trị. Trong thực tế, cả ba tư tưởng
xuyên suốt mà họ tập trung tuyên truyền – nhân quyền, tư hữu và chế độ dân chủ
đám đông – vừa đủ để tạo thành một gói tư tưởng làm “kim chỉ nam” cho một cuộc
chuyển đổi thể chế. Nhìn sức nặng nghìn năm chưa đổi của giới “nhân sĩ” trong đời
sống chính trị Việt Nam, và nhìn vai trò của giới sinh viên trong các cuộc chuyển
đổi thế chế trong lịch sử nhiều quốc gia, ta có thể hiểu tại sao Chu Hảo phải gấp rút chọn một hệ tư tưởng “kim chỉ
nam”, và gấp rút xây dựng đám đông trí thức, lôi kéo sinh viên đến thế.
Họ có hay
không có chủ ý chuẩn bị cho một cuộc thay đổi chế độ? Nhìn nội dung website của
nhóm Tinh Thần Khai Minh, tôi cho câu trả lời là Có. Các thành viên của nhóm
Tinh Thần Khai Minh đã sưu tầm nhiều bài viết của các tác giả trong và ngoài nước,
để gộp thành một tủ sách mà họ đặt tên là “Nhập môn Triết học Chính trị”. Quyển
9 trong tủ sách này mang tên “Về Độc tài và Toàn trị”. Một số quyển khác mang
tên “Hiến pháp Mỹ”, “Dân chủ và Dân chủ hóa”, “Bất tuân Dân sự”… Đó là nội dung
sách giáo khoa chính trị mà các giảng viên trẻ của nhóm Tinh Thần Khai Minh
đang biên tập cho lớp thanh thiếu niên mà họ hướng đến. Một mục bài khác trên
website mạnh dạn nhắc đến kinh nghiệm Mùa Xuân Arab. Tôi không có ý định phán
xét quan điểm chính trị mà nhóm Tinh Thần Khai Minh thể hiện qua những đầu sách
và mục bài này, tôi chỉ muốn nói rằng nếu nó là quan điểm của họ, thì họ nên mạnh
dạn công khai thừa nhận luôn như thế. Họ cũng nên trung thực thừa nhận rằng
Tinh Thần Khai Minh là một nhóm tuyên truyền viên chính trị đang phục vụ cho một
cuộc thay đổi chế độ. Nếu họ làm thế, tôi sẽ nhìn họ bằng một cái nhìn khác.
Còn nếu họ tiếp tục mạo xưng rằng mình là một nhóm “thuần túy nghiên cứu khoa học”,
rồi nhân danh các sinh hoạt học thuật để tuyên truyền chính trị và tập hợp đám
đông, tôi sẽ nhìn họ như những thành phần lưu manh chính trị giả danh trí thức,
đang lợi dụng và làm thoái hóa môi trường học thuật của Việt Nam.
Qua trường hợp nhóm Tinh Thần Khai Minh, có thể thấy lâu nay, các hoạt động “khai hóa” của ông Chu Hảo đã được thực hiện một cách thiếu hiểu biết, cẩu thả, và vụ lợi chính trị. Nhóm Tinh Thần Khai Minh, những người tự nhận là đi “khai sáng”, thực ra chỉ có một hiểu biết rất hạn chế về triết học, chính trị, kinh tế, và thậm chí không hiểu biết đầy đủ về những kiến thức mà mình đưa ra. Họ mạo nhận là nghiên cứu, trong khi thực ra không làm nghiên cứu.
Trả lờiXóaNghe quen quen nhỉ bà con ơi, nó có mùi kiểu khai sáng thời Pháp thuộc các bác ạ. Không ngờ bao nhiêu bài học, bao nhiêu xương máu mà bọn thực dân đế quốc gây ra cho mảnh đất này mà bây giờ vẫn còn bọn cố tình tua lại lịch sử đau thương đó.
Trả lờiXóanhóm Tinh thần Khai Minh đã được chính GS Chu Hảo dựng nên nhằm một mục đích chính trị nào đó. Qua những gì nhóm Tinh thần Khai Minh giới thiệu thì có thể thấy nhóm này, đứng đằng sau là NXB Tri Thức, thậm chí thế lực khác to hơn, đang mở đường cổ súy cho các tư tưởng chính trị thân Mỹ xâm nhập vào Việt nam núp bóng các luận điệu dân chủ và khai sáng.
Trả lờiXóaVì sao một tổ chức vừa thành lập, quy tụ những người trẻ còn hạn chế về trình độ và năng lực, lại có thể nhận được cái đặc ân quý hóa mà do sự phân chia phe phái chính trị, nhiều trí thức lão làng có nằm mơ cũng chưa thể chạm đến kia? Chỉ có một cách giải thích ổn thỏa: chính Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức và người điều hợp buổi Seminar, đã tập hợp các thành viên của nhóm Tinh Thần Khai Minh, rồi lập ra nhóm này để làm nhân sự trẻ kiêm tuyên truyền viên cho phe cánh.
Trả lờiXóa