Ông Chu Hảo
Trong lời giới thiệu tổ chức, Tinh Thần
Khai Minh tuyên bố họ là một nhóm “thuần túy nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học
chính trị”. Tuy nhiên, hành động của đoàn thể này dường như không tương đồng với
tuyên bố của họ.
Trước hết, có hai lí do khiến Tinh Thần
Khai Minh không thể được xem là một tổ chức “nghiên cứu khoa học”.
Một: Họ không làm nghiên cứu. Khi làm
nghiên cứu, người ta phải thu thập một lượng lớn dữ kiện về một chủ đề, rồi sắp
xếp và phân tích những dữ kiện thu thập được, nhằm rút ra một kết luận mới mẻ về
chủ đề đó. Trước đó, người nghiên cứu phải có sẵn một nền tảng kiến thức rộng
và vững về lĩnh vực bao hàm chủ đề kia. Nhóm Tinh Thần Khai Minh không làm cả
hai điều này. Họ không thu thập dữ kiện, họ chỉ đọc một số ít những cuốn sách
chính trị, mà một vài trong số đó có thể được coi là công trình nghiên cứu mà
người khác soạn sẵn. Họ không sắp xếp và phân tích các dữ kiện để rút ra một kết
luận mới, họ chỉ nhại đi nhại lại các kết luận cũ của vài tác giả từ 200 năm
trước mỗi lần làm hội thảo. Thêm vào đó, không có nhóm “nghiên cứu” nào trên thế
giới mà từ khi thành lập chẳng biết làm gì khác, ngoài tổ chức hội thảo giới
thiệu sách, dịch sách và làm slideshow. Những đầu việc đó gộp lại không tạo
thành một hoạt động nghiên cứu, nó chỉ tạo thành một hoạt động quảng cáo sách
hoặc tuyên truyền chính trị.
Hai: Họ không sử dụng phương pháp khoa
học. Phương pháp khoa học đòi hỏi người nghiên cứu lập luận lí tính dựa trên những
số liệu thu thập được từ thực tế, hoặc dựa trên kết quả thực nghiệm, chứ không
phải bình luận một cách không căn cứ và võ đoán, dựa vào cảm tính của bản thân
và những đợt sóng nhất thời của dư luận. Trong khi đó, nhóm Tinh Thần Khai Minh
không thu thập số liệu thực tế, cũng không làm thực nghiệm: họ chỉ đưa ra các
nhận định chính trị dựa trên một số cuốn sách mà họ đọc, và họ chọn sách chẳng
dựa trên căn cứ nào. Nếu có, thì chỉ có một căn cứ thôi: đó là dòng sách chính
trị được xuất bản, và được tuyên truyền bởi NXB Tri Thức. Tiếc thay, nhiều nhà
triết học thời Khai sáng mà NXB Tri Thức giới thiệu và cổ vũ, như Rousseau,
J.S.Mill và John Locke, vốn dĩ không sử dụng phương pháp khoa học.
Thêm nữa, chỉ cần nhìn vào bố cục
website của nhóm Tinh Thần Khai Minh, người ta cũng có thể thấy ngay sự lộn xộn
và phản khoa học. Nội dung website được họ phân thành năm cột danh mục đồng cấp:
“Giới thiêu”, “Triết học chính trị”, “Dân chủ”, “Dự án cộng đồng” và “Tài liệu
tham khảo”. Trong năm cụm từ này, “Triết học chính trị” là một lĩnh vực. “Dân
chủ” là một thể chế, “Dự án cộng đồng” là một hoạt động của nhóm, còn “Tài liệu
tham khảo” là một số dữ liệu mà nhóm đưa ra. Bốn cụm từ đó có liên quan gì đến
nhau không? Sao lại xếp thông tin về các buổi hội thảo do nhóm tổ chức vào cột
“Triết học chính trị”, trong khi đó là thông tin về hoạt động của nhóm? Vì sao
trong cột “Tài liệu tham khảo” lại có mục “Dân chủ”, trong khi “Dân chủ” đã là
tên của cả một cột riêng? Chỉ những người không có thói quen làm việc khoa học
mới sắp xếp thông tin một cách phản khoa học như thế.
Như vậy, có thể chứng minh rằng nhóm
Tinh Thần Khai Minh không có ý định làm nghiên cứu, và cũng không có hiểu biết
về phương pháp khoa học. Trong khi đó, lại không thiếu bằng chứng cho thấy họ
đang tuyên truyền chính trị cho phe Chu Hảo thông qua các hoạt động của nhóm.
Trước tiên là bằng chứng về mặt nội
dung. Xem xét toàn bộ hoạt động của nhóm Tinh Thần Khai Minh, ta thấy toàn bộ hệ
thống lí thuyết mà họ giới thiệu có thể xếp gọn trong ba mục:
-Triết học chính trị thời Khai sang
- Chủ nghĩa Tự do trong kinh tế
- Các mô hình nhà nước phổ biến ở thế
giới tư bản phương Tây ngày nay
Cần lưu ý rằng ngay cả trong những đề
mục này, phạm vi kiến thức mà họ đề cập đến cũng bị nhiều bó hẹp. Chẳng hạn,
khi đề cập đến triết học chính trị trong thời Khai sáng, thực ra họ chỉ đề cập
đến các triết gia ủng hộ thể chế dân chủ (Mill và de Tocqueville), nền chính trị
đám đông (Rousseau) và tư hữu hóa (Locke). Họ làm như thể toàn bộ thời kì khai
sáng chỉ có ba khuynh hướng đó, trong khi giai đoạn Khai sáng là thời kì nở rộ
của nhiều khuynh hướng tư tưởng song song, bao gồm cả chủ nghĩa Xã hội. Trong
khi chẳng nhà nước hiện đại nào được thiết kế theo mô hình Rousseau (tam quyền
phân lập thực ra không phải là phát minh của Rousseau), Thomas Hobbes, một cha
đẻ thật sự của nhiều cơ chế chính trị hiện đại, lại hầu như không được nhắc đến.
Đâu là lí do của sự bó hẹp này?
Nguyên nhân trước tiên nằm ở trình độ
và năng lực của các thành viên nhóm Tinh Thần Khai Minh. Như đã đề cập, vào thời
điểm thành lập, nhóm này chỉ qui tụ một số giảng viên trẻ, không đọc được ngoại
ngữ, và vừa bập bõm đọc một số sách chính trị thời Khai sáng mà họ cho là tinh
hoa. Thay vì đọc thêm các đề mục khác để mở rộng tầm nhìn, họ mê đắm số sách ít
ỏi này, và tôn thờ chúng như là chân lí. Họ không biết rằng trong thế giới tri
thức thiên kinh vạn quyển, nếu chỉ dừng ở đó, họ sẽ trở thành loại độc giả vừa
mất gốc, vừa đứt ngọn. Mất gốc, vì họ chỉ đọc vài cuốn giữa chừng, mà không tìm
hiểu những sách triết học chính trị kinh điển của thời Hi Lạp ở phương Tây, và
cuối Chiến quốc ở Trung Quốc. Nếu đọc, họ đã biết rằng các ưu, nhược điểm của từng
chi tiết trong chế độ dân chủ, phong kiến, quân chủ, cộng sản, cũng như nhiều
chế độ khác, và của các hình thức sở hữu tài sản, đã được Aristotle phân tích từ
cách đây hơn 2000 năm. Aristotle còn hơn Rousseau một bậc, vì các kết luận của
ông được rút ra từ việc quan sát các ví dụ thực tế, trong khi Rousseau chỉ lập
luận suông, không căn cứ trên bất cứ thực tế nào. Đứt ngọn, vì khi mê mẩn đắm
chìm vào những cuốn sách được viết vội cách đây 200 năm, họ không biết rằng cả
lí thuyết lẫn thực tế của nền chính trị và tư tưởng thế giới đã mở rộng ra rất
nhiều kể từ thời điểm đó. Chẳng hạn, về mặt thực tế, ngày nay chỉ có nền giáo dục
Việt Nam và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác mới được tổ chức theo tinh thần mà
Rousseau đề nghị, còn hệ thống giáo dục của phương Tây tư bản đã bắt đầu trở về
mô hình đào tạo nghề chuyên nghiệp như thời Phục hưng. Về mặt lí thuyết, các lập
luận của Locke đã bị nhiều người chứng minh là đầy lỗ hổng. Trong nền kinh tế đời
thật, quan điểm tư hữu cực đoan và vô căn cứ của Locke ủng hộ các đế quốc đi cướp
đất hơn là người dân sống trên đất bản địa, và làm giàu cho các tập đoàn tư bản
có sẵn vốn hơn là cho đa số “con người cá nhân”. Mặt khác, ai thường xuyên theo
dõi thời sự chính trị quốc tế, người đó sẽ biết rằng để tìm đáp án cho những vấn
đề thiết thực trong thế giới chính trị hiện đại, dù là ở chính quốc hay ở thế
giới thứ ba, chẳng người phương Tây nào còn đọc Rousseau hay Locke. Ai sùng bái
những triết gia này, người đó sẽ bị coi là cực đoan, cổ lỗ và quê mùa.
Nhưng vì sao phạm vi kiến thức mà nhóm
Tinh Thần Khai Minh tìm hiểu và quảng bá lại bị bó hẹp như vậy? Đơn giản bởi họ
là một nhóm được tập hợp bởi Chu Hảo, và những cuốn sách họ đọc là số sách NXB
Tri Thức in. Trong khi các lực lượng dưới quyền Chu Hảo tập trung tuyên truyền
triết học chính trị Khai sáng (với sự góp sức của cánh Bùi Văn Nam Sơn) và các
mô hình nhà nước theo lối tư bản phương Tây (với sự góp sức của các thành viên
cũ trong IDS và BVN), cánh Nguyễn Đức Thành tập trung quảng bá chủ nghĩa kinh tế
tự do. Như các mốc thời gian nêu trong loạt bài trước đã chỉ ra, các cánh này
phối hợp với nhau rất nhuần nhuyễn thông qua các liên lạc trong Quỹ Văn hóa
Phan Chu Trinh và các hoạt động quảng bá tư tưởng của NXB Tri Thức.
Nhưng vì sao phạm vi kiến thức mà nhóm Tinh Thần Khai Minh tìm hiểu và quảng bá lại bị bó hẹp như vậy? Đơn giản bởi họ là một nhóm được tập hợp bởi Chu Hảo, và những cuốn sách họ đọc là số sách NXB Tri Thức in. Trong khi các lực lượng dưới quyền Chu Hảo tập trung tuyên truyền triết học chính trị Khai sáng (với sự góp sức của cánh Bùi Văn Nam Sơn) và các mô hình nhà nước theo lối tư bản phương Tây (với sự góp sức của các thành viên cũ trong IDS và BVN), cánh Nguyễn Đức Thành tập trung quảng bá chủ nghĩa kinh tế tự do. Như các mốc thời gian nêu trong loạt bài trước đã chỉ ra, các cánh này phối hợp với nhau rất nhuần nhuyễn thông qua các liên lạc trong Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và các hoạt động quảng bá tư tưởng của NXB Tri Thức.
Trả lờiXóa