Ông Nguyễn Trung
Ông Nguyễn Trung có một thành tích cũng có
thể xem là nhạt nhoà khi đặt bên cạnh người cộng sự tại viện IDS Nguyễn Quang A.
Ông sinh năm 1935 và khi 30 tuổi thì gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được
nhà nước tin tưởng giao trọng trách làm đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và CHLB
Đức. Sau khi về nước ông lại được giao cho chức tổng thư ký Hội đồng Kinh tế
đối ngoại của Chính phủ, rồi làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Theo Wikipedia tiếng Việt, ông đã từng xuất bản một
vài cuốn sách và còn được VTV3 chuyển thể thành phim truyền hình. Thế nhưng kể
từ năm 2006, khi ông gửi một bài viết rất dài, và thú thực hơi khó đọc bởi sự
thiếu mạch lạc trong cách hành văn của ông, tới Vietnamnet thì ông không còn có một tác
phẩm nào được xuất bản một cách chính thống nữa. Tôi thấy lạ là tại sao phải
tới khi ông Trung đã về hưu, tuổi đã hơn 70, thì ông Trung mới bắt đầu viết bài
đòi cải cách này cải cách nọ? Tại sao khi ông đang còn làm việc trong chính
quyền và cho chính phủ Việt Nam, ông không đưa ra một bài viết nào có chất
lượng để cải thiện hệ thống chính trị hay bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm
2006 tới nay, năm 2017, hơn chục năm nhưng bài viết đầu tiên của ông, Thời cơ vàng của Đảng ta, khi đem ra so
với kiến nghị “Việt Nam: Kêu gọi mới về đổi tên Đảng và cải tổ chính trị” thì
chẳng khác nhau là bao: vẫn những lập luận thiếu mạch lạc, thiếu trọng tâm, và
tất nhiên là thiếu tính thuyết phục. Ông trung thành với cải cách từ trên xuống
thế nhưng ông không thể đưa ra được những luận điểm có tính thuyết phục. Có lẽ
điều này cũng dễ hiểu vì ông thiếu kiến thức về nhiều lĩnh vực như quản trị,
kinh tế vĩ mô, hoặc chính sách công để có thể có được một hiểu biết đủ sâu về
vấn đề cải cách từ trên xuống. Trong kiến nghị của mình, ông dành nguyên cả
phần II “Cải cách phải là sự
nghiệp của toàn dân” để bàn về một vấn đề có vẻ như hơi đi xa so
với tiêu đề của nó: người dân Việt Nam phải học để làm chủ đất nước. Dù tiêu đề
và nội dung của phần II có phần bị khập khiễng, nhưng ông Trung đã nói hoàn
toàn đúng: “Học để từng công dân trực
tiếp tham gia cải cách vì chính mình và vì đất nước.” Thế nhưng ở
độ tuổi 81 mà bài viết của ông lại thiếu đi sự chín chắn và còn nhiều phỏng
đoán như thế này thì liệu ông có thể thuyết phục được người dân nào làm theo
kiến nghị của ông? Thay vì đi bàn về những vấn đề không phải là thế mạnh của
mình, ông Trung nên tập trung vào sống vui, khoẻ và có ích cho gia đình và xã
hội thì hơn. Hãy kể lại những trải nghiệm của ông để thế hệ mai sau biết được
Việt Nam đã có một thời kỳ như thế (nếu ông đã sống một cuộc đời không uổng
phí).
Thú thật, trong bình luận chính trị tôi không tin vào cái gọi là kinh nghiệm của những người đã nghỉ , đặc biệt là lại ở tuổi đầu 8. Những gì thời ông Trung giờ đã có nhiều đổi thay., những kiến nghị của ông cũng không phù hợp trong một bối cảnh mà Đảng đã và đang đổi mới và đang ngày càng vững mạnh. Có lẽ ông Trung nên đem những kiến nghị ấy làm kỷ niệm vì ông hết thời rồi.
Trả lờiXóaVấn đề mà độc giả như chúng tôi thắc mắc, là cứ tại sao khi về hưu thì các ông mới bắt đầu đòi hỏi thế này thế kia mà mục đích cuối cùng là để làm giảm đi tính chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng cộng sản Việt Nam? Tại sao thế
Trả lờiXóaở độ tuổi 81 mà bài viết của ông lại thiếu đi sự chín chắn và còn nhiều phỏng đoán như thế này thì liệu ông có thể thuyết phục được người dân nào làm theo kiến nghị của ông? Thay vì đi bàn về những vấn đề không phải là thế mạnh của mình, ông Trung nên tập trung vào sống vui, khoẻ và có ích cho gia đình và xã hội thì hơn. Hãy kể lại những trải nghiệm của ông để thế hệ mai sau biết được Việt Nam đã có một thời kỳ như thế (nếu ông đã sống một cuộc đời không uổng phí).
Trả lờiXóaThôi ông ạ, cháu nghĩ thế này, ông 81 tuổi rồi, cái tuổi mà theo quy luật sinh học là tuổi nghỉ ngơi, vui vầy bên con, cháu. Đã là nghỉ ngơi, hưởng thụ thì nên đi đây, đi đó, cho thoải mái, làm được gì có ích cho người dân thì làm, không thì thôi. Cả đời cống hiến, cả đời vì nước, vì dân. Cuối đời đừng vì cố để người ta nhớ tới mà viết ra những thứ đó nữa. Vì sao? Vì tuổi của các ông giờ không còn minh mẫn nữa, không bắt kịp xu thế, nói ra nhiều điều không chính xác, thành ra uổng công cả đời cống hiến.
Trả lờiXóaTôi thấy lạ là tại sao phải tới khi ông Trung đã về hưu, tuổi đã hơn 70, thì ông Trung mới bắt đầu viết bài đòi cải cách này cải cách nọ? Tại sao khi ông đang còn làm việc trong chính quyền và cho chính phủ Việt Nam, ông không đưa ra một bài viết nào có chất lượng để cải thiện hệ thống chính trị hay bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóaNhững gì thời ông Trung giờ đã có nhiều đổi thay., những kiến nghị của ông cũng không phù hợp trong một bối cảnh mà Đảng đã và đang đổi mới và đang ngày càng vững mạnh. Có lẽ ông Trung nên đem những kiến nghị ấy làm kỷ niệm vì ông hết thời rồi.
Trả lờiXóa