Quan hệ
Mỹ-Cam đã căng thẳng từ hơn một tháng nay khi Viện Dân chủ quốc gia (NED) của
Mỹ bị Chính phủ Cam cấm hoạt động và từ chối tiếp nhận người Mỹ gốc Cam về
nước. Mới đây nhất , hôm 15/9 Thủ tướng Hunsen tuyên bố ngưng hợp tác với Mỹ trong việc tìm kiếm hài
cốt lính Mỹ chết trên đất Campuchia sau khi phía Mỹ tuyên bố không cấp thị thực
cho cán bộ và gia đình cán bộ ngành ngoại giao của Campuchia từ cấp Cục trưởng
trở lên vì lệnh cấm NED, Chính phủ Campuchia cho rằng: "Tổ chức phi chính
phủ nói trên hoạt động không có đăng ký với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế
Campuchia nên cấm hoạt động vĩnh viễn ". Kỳ thực ai cũng rõ, nguyên nhân
xuất phát từ việc Mỹ thông qua các tổ chức NGO như NED để hậu thuẫn, cấp tiền
cho lực lượng chính trị đối lập có mưu đồ lật đổ Chính phủ hợp pháp hiện nay.
Trước Cam, Nga và một số nước đã cấm NED hoạt động. Đối với việc từ chối tiếp
nhận các phạm nhân là người Mỹ gốc Campuchia về nước, Campuchia lấy lý do làm
như vậy vô tình gây ra một chia ly gia đình không đáng có. Chính phủ Campuchia
cho rằng, mặc dù đây là người Campuchia nhưng đã có quốc tịch Mỹ, khi phạm tội
và chấp hành án phạt tù xong, Mỹ muốn trục xuất những người này về nước nhằm
răn đe các trường hợp khác, nhưng chính phủ Campuchia từ chối nhận vì lý do
nhân đạo.Về việc ngưng hợp tác tìm kiếm hài cốt lính Mỹ trong chiến tranh, Thủ
tướng Cam cho biết: "Lính Mỹ chết trên đất Campuchia là 90 người, nay tìm
được 41 bộ hài cốt, còn lại 49 bộ hài cốt. 49 người này để lại, tạm ngừng tìm
kiếm để chờ đàm phán. Nếu phía Mỹ cấp thị thực cho công dân của chúng tôi,
chúng tôi sẽ hợp tác với họ. Nếu không thì tạm ngưng việc tìm kiếm này. Đề nghị
gia đình và người thân của lính Mỹ đừng trách Campuchia tại sao không hợp tác”.
So sánh cách hành xử của Chính phủ Cam với Mỹ cho thấy, Cam đã ứng xử
"rắn", "ngang vai" với Mỹ, ăn miếng trả miếng trong đối
ngoại. Dự kiến, Mỹ sẽ không nuốt được cục tức này, căng thẳng sẽ còn leo thang.
Nếu nói về nguồn căn quan hệ Mỹ- Cam ngày càng xấu đi, được xác định bởi một số
nguyên nhân:Thứ nhất, sau chiến tranh, Cam bị cho là còn nợ Mỹ gần 300 triệu USD
từ thời Lonnol, giờ lãi mẹ đẻ lãi con lên đến gần nửa tỉ USD. Chính quyền hiện
nay tuyên bố xù. Vì thế họ trở thành con nợ xấu, không được các "định chế
tài chính thân Mỹ" như IMF hay ADB, WB ...cho vay. Trong khi Trung Quốc
lại rộng rãi mở các khoản vay ưu đãi cho Cam, nên đủ hiểu cán cân quan hệ của
Cam đã nghiêng hẳn về Trung.Thứ hai, đây là cái giá của chính sách ngoại giao
hai mặt của Mỹ với các nước nhỏ như Cam, VN... Chính sách can dự chính trị qua
con bài dân chủ, nhân quyền sặc mùi bất ổn chứa đựng thuốc súng và máu người
dân vô tội trên khắp thế giới đã làm giá trị Mỹ ngày càng xấu xí hơn bao giờ
hết. Đối với Việt Nam, NED của Mỹ đã tạo dựng lên hàng loạt các gương mặt
"nhà đấu tranh dân chủ" như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài..., cấp tiền
cho các dự án lật đổ Việt Nam cho Việt Tân, BPSOS, VOICE, HAEDC, Con đường
VN...Thứ ba, chính sách ngoại giao nước lớn, kiểu cái gì cũng phải giành
"đặc ân" một cách công khai, hách dịch về phía mình, không thỏa mãn
là trả đũa. Cái trò sau chiến tranh thì có "kế hoạch hậu chiến", đưa
tay chân nước sở tại chạy "tỵ nạn nhân đạo", hoặc mỗi khi "nhà
đối lập" nào được Mỹ cho là bị o ép thì can thiệp cho "tỵ nạn chính
trị" để cổ súy cho "phong trào đối lập". Nhưng khi những
"công dân đặc biệt" này không đem lại lợi ích hoặc là tội phạm thì Mỹ
ép "đối tác" phải rước về mà "lo cải tạo hay quản lý", đúng
kiểu "nuốt không trôi thì nhè ra, bắt thiên hạ phải chứa chấp cho. Mỹ đang
ép Việt Nam phải nhận 10 ngàn "công dân Mỹ gốc VN" kiểu này!Với lối
hành xử này, Trung Quốc đã hất Mỹ ra khỏi chính "sân sau" của Mỹ và
Tây Phương ở Mỹ Latinh, Châu Phi, chắc chắn tới đây là cả Châu Á, trong đó khu
vực Đông Nam Á.
Thật hài,
không "nhà zân chủ" nào "dám" nói VN hèn hơn Cam như họ từng
so sánh VN với Chính phủ Phi! Với lối hành xử này, không chừng khi các con bài
dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự hết thiêng, Mỹ chỉ còn mỗi độc chiêu chống
khủng bố, rồi quay lại thời chiến tranh nóng để phân chia thế giới đã vuột khỏi
tay mình.
Thiết nghĩ là học tập nước nào hay không không quan trọng quan trọng là VN chúng ta giữ được chủ quyền và hoàn toàn vì chủ qyền của chúng ta vì lợi ích quốc gia dân tộc đặt lên trên hết. Chúng ta sẽ xem xét những gì đúng nhất và nên làm nhất phù hợp với điuề kiện đất nước mình chứ kp a dua a tòng
Trả lờiXóaCó lẽ sự cứng rắn của campucha lần này là thể hiện tiếng nói của chính mình một cách độc lập nhưng nó lại ko được toàn diện."Đối với việc từ chối tiếp nhận các phạm nhân là người Mỹ gốc Campuchia về nước, Campuchia lấy lý do làm như vậy vô tình gây ra một chia ly gia đình không đáng có"/ vậy thì chúng ta nên học theo hay ko
Trả lờiXóa"hôm 15/9 Thủ tướng Hunsen tuyên bố ngưng hợp tác với Mỹ trong việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ chết trên đất Campuchia sau khi phía Mỹ tuyên bố không cấp thị thực cho cán bộ và gia đình cán bộ ngành ngoại giao của Campuchia từ cấp Cục trưởng trở lên" thái độ đó của Cam pu chia rất cứng rắn nhưng thiết nghĩ là cùng cần mềm mỏng mới giải quyết được
Trả lờiXóaKhông thể so sánh được, với Campuchia ngoại giao cứng rắn có thể là đúng đắn, nhưng chưa chắc là đã đúng ở Việt Nam. Việt Nam với Campuchia có vị thế, kinh tế, xã hội, địa chính trị khác xa Campuchia, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách ngoại giao hợp lý, chứ không thì mất nước lâu rồi.
Trả lờiXóaKỳ thực ai cũng rõ, nguyên nhân xuất phát từ việc Mỹ thông qua các tổ chức NGO như NED để hậu thuẫn, cấp tiền cho lực lượng chính trị đối lập có mưu đồ lật đổ Chính phủ hợp pháp hiện nay. Trước Cam, Nga và một số nước đã cấm NED hoạt động. Đối với việc từ chối tiếp nhận các phạm nhân là người Mỹ gốc Campuchia về nước, Campuchia lấy lý do làm như vậy vô tình gây ra một chia ly gia đình không đáng có.
Trả lờiXóaAi cũng biết chính sách can dự chính trị qua con bài dân chủ, nhân quyền sặc mùi bất ổn chứa đựng thuốc súng và máu người dân vô tội trên khắp thế giới đã làm giá trị Mỹ ngày càng xấu xí hơn bao giờ hết. Đối với Việt Nam, NED của Mỹ đã tạo dựng lên hàng loạt các gương mặt "nhà đấu tranh dân chủ" như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài..., cấp tiền cho các dự án lật đổ Việt Nam cho Việt Tân, BPSOS, VOICE, HAEDC, Con đường VN...
Trả lờiXóaChính sách ngoại giao nước lớn, kiểu cái gì cũng phải giành "đặc ân" một cách công khai, hách dịch về phía mình, không thỏa mãn là trả đũa. Cái trò sau chiến tranh thì có "kế hoạch hậu chiến", đưa tay chân nước sở tại chạy "tỵ nạn nhân đạo", hoặc mỗi khi "nhà đối lập" nào được Mỹ cho là bị o ép thì can thiệp cho "tỵ nạn chính trị" để cổ súy cho "phong trào đối lập". Đó luôn là kiểu mà Mỹ đem ra áp dụng với các nước.
Trả lờiXóakhông "nhà zân chủ" nào "dám" nói VN hèn hơn Cam như họ từng so sánh VN với Chính phủ Phi! Với lối hành xử này, không chừng khi các con bài dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự hết thiêng, Mỹ chỉ còn mỗi độc chiêu chống khủng bố, rồi quay lại thời chiến tranh nóng để phân chia thế giới đã vuột khỏi tay mình.
Trả lờiXóaDù quan hệ với nước nào cũng cần giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ. Ngoài ra, thời đại ngày nay là thời đại của hợp tác cùng có lợi, chỉ cần hợp tác giữa các bên có lợi cho cả hai thì không dại gì mà không hợp tác. Với Mỹ cũng vậy, với Trung Quốc cũng thế. Chả cần học ai cả.
Trả lờiXóaNDI là một trong số nhiều tổ chức do nước ngoài rót tiền bị báo chí hoặc giới chức Campuchia liệt vào danh sách điều tra về các cáo buộc trốn thuế hoặc vi phạm quy định của luật Campuchia.
Trả lờiXóaNDI cho biết tổ chức này làm việc với các đảng phái chính trị, các chính phủ và nhóm dân sự để “thiết lập và tăng cường các thể chế dân chủ”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đặc biệt quan ngại về môi trường dân chủ tại Campuchia trong thời gian gần đây.