Ông Lê Đình Kình và Hồng Thái Hoàng - thành viên Việt Tân
Trong cuộc họp do nhóm Đồng Thuận tổ chức ngày
14/7/2017, ông Lê Đình Công được nhóm này giao cho trình bày các luận cứ khẳng
định đất nông nghiệp Đồng Sênh …vẫn thuộc nhân dân xã Đồng Tâm, không phải đất
quốc phòng. Trong phần đầu lập luận, ông Công đưa ra các giấy tờ giao khoán,
thu thuế đất, xác nhận chuyển nhượng đất Đồng Sênh của chính quyền xã cho các
hộ ông Nguyễn Văn Toán, Trần Ngọc Viễn, Nguyễn Văn Phượng…và lập luận rằng, đất
này Quốc phòng chưa đền bù sau khi thu hồi vẫn là đất của cả xã Đồng tâm, chứ
không phải đất Quốc phòng!
Phụ họa cho lập luận của ông Lê Đình Công, bà
Loan và một số phụ nữ trong nhóm Đồng Thuận cũng cho rằng, các hộ gia đình trên
vẫn sống, sản xuất từ khi họ mới lọt lòng, chẳng có gì thay đổi, nghĩa là vẫn
thuộc đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, kiểu “đất chúng tôi, chúng tôi cứ giữ
đấy”, “chúng tôi đã trồng cây, giổ mạ từ xưa rồi nên Nhà nước không thể lấy của
chúng tôi được”…
Tại buổi họp thông báo dự thảo Kết luận thanh
tra, đại diện đoàn thanh tra đã nêu về việc “sót” 5 hộ dân chưa được Quân đội
đền bù dù chính quyền xã đã bàn giao cho Quân đội, không còn quản lý nữa đang
được nhóm Đồng Thuận vin vào để “đòi” đất quốc phòng trả về cho “nhân dân xã
Đồng Tâm” này như sau:
- Từ những năm 1971, 1972, 1977, UBND xã Đồng
Tâm đã có giấy tờ cho, cho mượn 2.328 m2 đất thuộc HTX nông nghiệp Đồng Tâm cho
5 hộ dân để ở và để sản xuất nằm trong diện tích đất 47,36 ha mà HTX nông
nghiệp Đồng Tâm đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh nhưng đơn vị này chưa đền
bù xong tài sản, hoa mầu cho 5 hộ dân này, trong đó có các hộ ông Trần Ngọc
Viễn (mua lại đất từ ông Lê Chanh), Nguyễn Văn Phương (kế thừa từ bố đẻ Nguyễn
Văn Tứ), Trần Văn Sáu và ông Nguyễn Văn Toán (mua từ ông Phạm Công Thi). Từ 5
hộ gốc này giờ đây đã chia tách thành 14 hộ, mới dẫn đến chính quyền xã và Bộ
Quốc phòng phải hợp tác đề xuất phương án bồi thường với dự toán lên tới hơn 26
tỷ đồng. Trên thực tế, số diện tích đất HTX Nông nghiệp Đồng Tâm giao cho 5 hộ
dân này chưa bằng 1/10 số đất mà họ thực quản lý, lấn chiếm qua bao đời, dẫn
đến mâu thuẫn về phương án đền bù và treo dai dẳng bao lâu nay. Ví dụ, hộ ông
Trần Ngọc Viễn nhận đất chuyển giao từ ông Lê Chanh được UBND xã Đồng Tâm cho
mượn 360 m2 năm 1977, nhưng khi giải phóng mặt bằng thì diện tích đòi bồi
thưởng “nở” ra đến 23.883 m2 (tăng 23.523 m2 so giấy tờ gốc).
- Tại các bản xác nhận nguồn gốc đất, quá
trình sử dụng đất do UBND xã Đồng Tâm đối với 14 hộ trên đều nói rõ là đất quốc
phòng, tuy nhiên chính quyền xã đến nay vẫn không “giải trình” được lý do diện
tích đất tăng, tăng như thế nào, thời điểm xây dựng các công trình trên đất,
nên dẫn đến phương án đền bù cứ lủng lẳng, lủng củng. Rõ ràng, đây là sự buông
lỏng và thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai thuộc về trách nhiệm của Bộ Quốc
phòng!
Rõ ràng là việc 5 hộ (gốc) chưa hoàn thành đền
bù và nở ra thành 14 hộ vẫn chưa thực hiện xong đền bù treo, cho dù xã Đồng Tâm
đã bàn giao cho quốc phòng. Bản kết luận thanh tra chỉ ra nhóm “cụ Kình” từng
tố cáo ông Trần Ngọc Viễn lấn chiếm đất Sân bay Miếu Môn (1/47 nội dung tố
cáo), UBND huyện Mỹ Đức đã từng chuyển đơn tố cáo này cho Lữ đoàn 28 được giao
quản lý đất, và Lữ đoàn này đã có Thông báo kết luận nội dung tố cáo là đúng!
Người dân Đồng Tâm từng tố UBND xã xác nhận việc chia thừa kế đất quốc phòng của hộ ông
Trần Ngọc Viễn thì UBND huyện đã kết luận, bãi bỏ xác nhận của UBND xã
Đồng Tâm về thừa kế, chuyển nhượng đất quốc phòng của ông Trần Ngọc Viễn, xử lý
kỷ luật đối với cán bộ xã Đồng Tâm có liên quan đến việc xác nhận thùa kế,
chuyển nhượng đất quốc phòng cho ông Viễn.
Như vậy nhóm “cụ Kình” đã biết rõ, 5 hộ cũ hay
14 hộ hiện nay đang sinh sống, sản xuất trên đất quốc phòng là có
“vấn đề từ lịch sử đền bù chưa hoàn thành”; đã từng khiếu nại đòi số tiền đền
bù (dự toán khoảng 26 tỷ) trả về cho “nhân dân xã Đồng Tâm” đã bị bác bỏ, dự
thảo phương án bồi thường đã bị đoàn thanh tra Thành phố tuyên bố hủy bỏ, làm
lại; đã từng khiếu nại, tố cáo về chính quyền xã ký giấy tờ chuyển nhượng, thừa
kế đất quốc phòng đối với 14 hộ này, chính quyền và Đảng đã xử lý kỷ luận 19
cán bộ liên quan.
Theo cách hiểu của những người phụ nữ trong
nhóm Đồng Thuận phát biểu sau khi nghe ông Lê Đình Công trình bày, đều cho
rằng, đất Đồng Sênh của họ đã sản xuất từ cha ông họ, là phần đất thuộc 59 ha
đất nông nghiệp Đồng Tâm của họ… nên họ phải có trách nhiệm giữ lấy, dù có
“quyết tử” (!)
Đây là một trong những lý do để nhóm Đồng
Thuận vẽ ra khu đất 59 ha nằm bên cạnh 47,63 ha và kích động dân Đồng Tâm giữ
lấy đất mà quân đội, xã buông lỏng quản lý và phủ nhận Kết luận thanh tra của
TP Hà Nội.
Rõ ràng việc 5 hộ (gốc) chưa hoàn thành đền bù và nở ra thành 14 hộ vẫn chưa thực hiện xong đền bù treo, cho dù xã Đồng Tâm đã bàn giao cho quốc phòng. Bản kết luận thanh tra chỉ ra nhóm “cụ Kình” từng tố cáo ông Trần Ngọc Viễn lấn chiếm đất Sân bay Miếu Môn, UBND huyện Mỹ Đức đã từng chuyển đơn tố cáo này cho Lữ đoàn 28 được giao quản lý đất, và Lữ đoàn này đã có Thông báo kết luận nội dung tố cáo là đúng! Người dân Đồng Tâm từng tố UBND xã xác nhận việc chia thừa kế đất quốc phòng của hộ ông Trần Ngọc Viễn thì UBND huyện đã kết luận
Trả lờiXóaNhư vậy nhóm “cụ Kình” đã biết rõ, 5 hộ cũ hay 14 hộ hiện nay đang sinh sống, sản xuất trên đất quốc phòng là có “vấn đề từ lịch sử đền bù chưa hoàn thành”; đã từng khiếu nại đòi số tiền đền bù trả về cho “nhân dân xã Đồng Tâm” đã bị bác bỏ, dự thảo phương án bồi thường đã bị đoàn thanh tra Thành phố tuyên bố hủy bỏ, làm lại; đã từng khiếu nại, tố cáo về chính quyền xã ký giấy tờ chuyển nhượng, thừa kế đất quốc phòng đối với 14 hộ này, chính quyền và Đảng đã xử lý kỷ luận 19 cán bộ liên quan.
Trả lờiXóaTheo cách hiểu của những người phụ nữ trong nhóm Đồng Thuận phát biểu sau khi nghe ông Lê Đình Công trình bày, đều cho rằng, đất Đồng Sênh của họ đã sản xuất từ cha ông họ, là phần đất thuộc 59 ha đất nông nghiệp Đồng Tâm của họ… nên họ phải có trách nhiệm giữ lấy, dù có “quyết tử”. Đây là một trong những lý do để nhóm Đồng Thuận vẽ ra khu đất 59 ha nằm bên cạnh 47,63 ha và kích động dân Đồng Tâm giữ lấy đất mà quân đội, xã buông lỏng quản lý và phủ nhận Kết luận thanh tra của TP Hà Nội.
Trả lờiXóaSự nhờn luật trong một bộ phận nhân dân được thể hiện rõ nét trong vụ việc này, và nhóm Đồng Thuận là sản phẩm lỗi khi xã hội có sự nhờn luật như vậy
Trả lờiXóaGiấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sở hữu không có, có bấu víu vào lý do đất ông cha để giữ đất. Những hộ này đang bất chấp lẽ phải để đòi quyền lợi cho bản thân mà thôi
Trả lờiXóaVâng, diện tích đòi bồi thưởng “nở” ra đến 23.883 m2 (tăng 23.523 m2 so giấy tờ gốc), vậy họ đang đòi bồi thường cho cái không thuộc về mình
Trả lờiXóaBộ Quốc phòng phải xem xét lại vụ việc, không thể để tình trạng buông lỏng quản lý đối với tài sản nhà nước giao, đặc biệt là đất an ninh quốc phòng
Trả lờiXóatình trạng nhập nhằng về quản lý đất tại Đồng Tâm đã diễn ra từ lâu, nên để đến bây giờ xử lý sẽ rất khó khăn, đặc biệt là người dân có suy nghĩ và hành động tiêu cực
Trả lờiXóaCác đối tượng hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chân rết của tổ chức đảng Vịt Tân, đã bắt đầu gào rú những luận điệu xuyên tạc ra truyền thông quốc tế và kích động nhân dân bên trong
Trả lờiXóaTất cả vì số tiền đền bù khổng lồ mà các hộ dân tự nghĩ ra nên họ kiên quyết đấu tranh đòi hỏi phải có được số tiền đó mà thội
Trả lờiXóaÔng kình ngày xưa làm "cắn bộ"...
Trả lờiXóaÔng đi "cắn thóc" những hộ dân..
Dân đuổi ông về làm
"cắn nhục"..
Đồng tâm có biến tại ông hung...
Hung hăng , hung hãn hay hung thủ ??..
Cả ba hung ấy ông gật gù...
Chị "hóng thai hoang" quay clip...
Ông cười đắc ý..mặt lim dim...
Đúng là loài nào thì giống ấy...
Dâu cụ ngoại tình cháu "trên mây" (xike)...
Con trai thôn trưởng lên ông bựa...
Lột ngay mặt nạ ông nhục hầy...
Mọi chuyện cũng khởi nguồn từ việc ông Lê Đình Kình cùng con trai Lê Đình Công và tổ Đồng thuận tiếp tục tìm cách gây rối vụ Đồng Tâm nên mới có chuyện phức tạp xảy ra và bây giờ Lê Đình Công sẽ phải nhận lấy kết cục. Luật Việt Nam đã đề ra không phải thích là không tuân theo, đã không tuân theo là phải trừng trị mạnh tay hơn nữa
Trả lờiXóa